Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 105)

3.2.2.1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự

Kinh nghiệm cho thấy nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thì nơi đó có sự chuyển biến rõ rệt về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại và đã đem lại hiệu quả thiết thực; nơi nào thiếu sự quan tâm, kiểm tra, đôn đốc thì nơi đó chất lượng công tác này sẽ bị hạn chế rất nhiều. Từ đó, để thực hiện giải quyết khiếu nại về hoạt động thi hành án dân sự được tốt, các cấp ủy Đảng trong các cơ quan thi hành án dân sự phải luôn quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng, nhất là Chỉ thị 35-CV/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, đồng thời tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đối với công tác này.

Cùng với việc tăng cường vai trò của cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự các cấp thường xuyên, liên tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến tiếp dân, khiếu nại. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự cho cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của cấp mình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế những sơ hở, sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, chủ động tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Hòa giải ở cơ sở, Nghị định số 15/2014/NĐ- CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân cơ sở về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Từ đó, sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các

vụ việc thi hành án dân sự. Xác định công tác hòa giải là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tích cực vào việc đảm bảo ổn định trật tự, an toàn xã hội và đối với công tác giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự.

Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự cần kiểm tra, rà soát những vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền còn tồn đọng để đẩy nhanh tiến độ; giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại đúng trình tự, thủ tục, kịp thời, đúng thời gian và đúng quy định của pháp luật nhằm hạn chế tình trạng đơn thư vượt cấp. Đặc biệt chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp ngay từ cơ sở, không để khiếu kiện vượt cấp đến thành phố, Trung ương và phát sinh thành "điểm nóng" gây phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quá trình giải quyết khiếu nại cần làm rõ nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác thi hành án dân sự, đồng thời xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự trái pháp luật.

3.2.2.2. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, Quy chế nghiệp vụ của ngành trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự

Thực hiện các quy định của pháp luật, Quy chế nghiệp vụ của ngành trong hoạt động giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự là yêu cầu khách quan, đòi hỏi những người có trách nhiệm, thẩm quyền phải tự giác, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cụ thể như: thực hiện đầy đủ chế độ trách nhiệm giải quyết khiếu nại: trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền, trách nhiệm chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại. Nhiều trường hợp do thiếu trách nhiệm, chưa giải quyết kịp các khiếu nại để người khiếu nại đi lại nhiều gây bức xúc và mất niềm tin vào các cơ quan pháp luật nên họ gửi đơn đến cả các cơ quan không có thẩm quyền giải quyết ở Trung ương của Đảng, Nhà nước. Do vậy thực hiện đầy đủ chế độ trách nhiệm giải quyết khiếu nại

sẽ góp phần làm giảm các khiếu nại bức súc, kéo dài. Bảo đảm cho người khiếu nại, người bị khiếu nại thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc bảo đảm những quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại có vai trò quan trọng trong việc giải quyết được khách quan, công bằng đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại, tố cáo. Tuân thủ quy định về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo đúng quy định. Quyết định giải quyết khiếu nại là những văn bản áp dụng pháp luật quan trọng nên các văn bản giải quyết nêu trên phải đúng về hình thức, chặt chẽ về nội dung, phản ánh chân lý khách quan của quá trình xác minh, giải quyết những vụ việc khiếu nại cụ thể, để tránh những khiếu kiện không đáng có.

Đối với Tổng cục Thi hành án dân sự và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn các các cơ quan thi hành án dân sự địa phương làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân. Mục tiêu của công tác này nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân, góp phần hạn chế việc khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khiếu nại đông người, vượt cấp trái với quy định của pháp luật về khiếu nại ở địa phương.

- Công tác giải quyết khiếu nại phải được tiến hành theo đúng quy trình, bảo đảm về thời gian, việc giải quyết phải phản ánh đúng thực tế, phù hợp chính sách pháp luật, giải quyết dứt điểm tránh để công dân khiếu nại nhiều lần, vượt cấp. Tăng cường nhận thức về pháp luật và trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại. Xử lý nghiêm với hành vi né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không thực hiện đúng trách nhiệm, có hành vi bao che, cố ý làm sai hoặc không nghiêm túc thực hiện triệt để ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

- Thực hiện tốt công tác quản lý về khiếu nại từ trên xuống dưới để kịp thời có biện pháp điều chình, chấn chỉnh, chỉ đạo nhằm mang hiệu quả giải

quyết đạt cao trong toàn hệ thống. Thực hiện tốt việc báo cáo thống kê các vụ việc khiếu nại chính xác, không để bị động và lúng túng trong chỉ đạo khi xử lý tình huống phức tạp xảy ra. Các cấp phải lập kế hoạch giải quyết cụ thể, giải quyết đúng trọng tâm khiếu nại của công dân, giải quyết kịp thời những vụ việc phát sinh mới.

- Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật, các quy định chung của ngành; đảm bảo việc giải quyết khiếu nại phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, giải quyết khiếu nại đúng thời hạn, đúng pháp luật ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất khiếu nại mới phát sinh, khiếu nại vượt cấp. Mọi khiếu nại phải được xem xét, xử lý, giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự. Đối với công tác thi hành án dân sự nói chung, công tác giải quyết khiếu nại nói riêng, tính thống nhất của việc áp dụng trước hết cần phải đảm bảo đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, đúng hướng dẫn của ngành về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra, thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo một cách nghiêm túc, kịp thời. Đối với các vụ việc khiếu nại mà nội dung khiếu nại của người khiếu nại được Thủ trưởng cơ quan thi hành án chấp nhận toàn bộ hoặc chấp nhận một phần thì sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, Thủ trưởng có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo thi hành nghiêm chỉnh và báo cáo kết quả để đảm bảo văn bản giải quyết khiếu nại được thực thi có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm phát hiện được thông qua kiểm tra, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền.

- Những vụ việc thi hành án dân sự có khiếu nại bức xúc kéo dài mà nguyên nhân do các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân không chấp hành án cần

phải có biện pháp yêu cầu thực hiện việc thi hành án. Những trường hợp do các ngành, các cơ quan hữu quan chưa thống nhất ý kiến, thiếu đồng tình với phán quyết của Toà án thì phải có biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời, rõ ràng, ngăn ngừa việc đương sự lợi dụng khiếu nại kéo dài, vượt cấp gây mất trật tự, an toàn ở địa phương. Trường hợp cần thiết, phải báo cáo cơ quan Thi hành án dân sự cấp trên để tìm biện pháp giải quyết, tránh trường hợp do chưa có ý kiến thống nhất giữa một số ngành ở địa phương mà cơ quan thi hành án phó mặc, buông xuôi việc tổ chức thi hành án dẫn đến vụ việc phức tạp lại càng phức tạp khiến khiếu nại bức xúc, gay gắt hơn.

- Đối với việc khiếu nại do nguyên nhân khách quan, liên quan đến các ngành, các cấp thì cần tập hợp đầy đủ các thông tin, những vấn đề vướng mắc để kiến nghị với cơ quan liên quan, báo cáo Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND cùng cấp và Tổng cục Thi hành án dân sự để kịp thời chỉ đạo giải quyết. Đối những vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cần xem xét thì phải thụ lý, lập thủ tục giải quyết kịp thời, ngay tại nơi phát sinh, không để khiếu nại vượt cấp, kéo dài. Trong quá trình giải quyết khiếu nại cần tôn trọng người khiếu nại, không được định kiến, xem thường, thờ ơ hoặc có các biểu hiện khác. Đối với các khiếu nại không thuộc thẩm quyền hoặc khiếu nại nội dung không rõ ràng thì chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển trả cho người khiếu nại.

- Thực hiện việc phân loại tốt đơn khiếu nại từ giai đoạn đầu tiên: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự được quy định chặt chẽ ở các mức khác nhau vì giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đề đảm bảo tính chính xác về nội dung, về thẩm quyền, về chủ thể có quyền khiếu nại, nên khi giải quyết đơn thư khiếu nại, cán bộ được phân công giúp Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải xác định đúng chủ thể làm đơn có quyền khiếu nại hay

không và có thuộc các trường hợp được thụ lý giải quyết theo phương pháp loại trừ căn cứ vào Khoản 1,2,3 Điều 141 Luật Thi hành án dân sự.

Như vậy, việc bố trí cán bộ tham mưu rất quan trọng, bởi vì khi tiếp nhận đơn họ phải xem kỹ nội dung đơn khiếu nại, bản án và các tài liệu kèm theo để xác định người khiếu nại là ai, khiếu nại nội dung gì, người khiếu nại có liên quan đến việc thi hành án hay không, việc làm của cơ quan Thi hành án dân sự có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hay không. Nếu trú trọng trong việc lựa chọn, bố trí người có trách nhiệm, trình độ vào khâu đầu tiên này thì việc giải quyết khiếu nại các bước tiếp theo sẽ được thuận lợi.

3.2.2.3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cơ quan thi hành án dân sự và giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân, các cơ quan tư pháp khác về giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự.

Thực tiễn hoạt động công tác giải quyết khiếu nại cho thấy, nơi nào xây dựng được mối quan hệ phối hợp tốt giữa các bộ phận đơn vị nghiệp vụ trong ngành với nhau và giữa các cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan tư pháp khác thì nơi đó có điều kiện để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ phối hợp ở đây phải được xác định bao gồm quan hệ phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quan hệ phối hợp trong hoạt động tác nghiệp nghiệp vụ, báo cáo tổng hợp. Quan hệ phối hợp có tác dụng hỗ trợ tích cực cho các công việc được tiến hành thuận lợi. Quan hệ phối hợp không chỉ được thiết lập giữa các bộ phận đơn vị trong nội bộ Viện kiếm sát mà còn phải thiết lập với cơ quan, tổ chức khác mà trước hết là các cơ quan tư pháp, như Toà án nhân dân, Công an, Việt Kiểm sát nhân dân vì công tác thi hành án dân sự có liên quan chặt chẽ với chuỗi các hoạt động tuy khác nhau, do các chủ thể là khác nhau hoặc cùng trong một hệ thống cơ quan thi hành án dân sự nhưng ở các cấp khác nhau thực hiện, thực chất lại có liên quan mật

thiết với nhau, giai đoạn trước kết thúc trở thành căn cứ cho giai đoạn sau tiếp tục, giai đoạn sau lại có thể xem xét lại tính đúng đắn trong hoạt động của giai đoạn trước, do đó, việc phối hợp giữa cơ quant hi hành án dân sự là yếu tố rất quan trọng trong giải quyết đúng đắn các vụ việc, cũng như trong giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự.

3.2.2.4. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự; giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp

Các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại trong thi hành án dân sự. Nâng cao chất lượng, hiệu qủa công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, các đại biểu Quốc hội và HĐND, UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội.

3.2.2.5. Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự.

Để giải quyết tốt khiếu nại thuộc thẩm quyền thì công chức, nhất là cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc các quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và đồng thời phải tuân thủ các thủ tục, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định tại quy chế nghiệp vụ của ngành.

Chú trọng đào tạo Thẩm tra viên. Tập trung xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về công tác kiểm tra, tiếp dân, xử lý giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Khắc phục tình trạng nhiều địa phương còn thiếu Thẩm tra viên (có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)