Quá trình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 49 - 59)

2.1.2.1 Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ có 07 KCNvới diện tích trên 2.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 335 ha; KCN Trung Hà, huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy: 200

40

ha; KCN Tam Nông, huyện Tam Nông: 450ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa: 400 ha. Các KCN đều được kết nối với nút lên xuống của đường cao tốc Hà Nôi- Lào Cai và đường Hồ Chí Minh.

Đến nay, đã triển khai xây dựng hạ tầng 04 Khu công nghiệp (Thụy Vân, Trung Hà, Phú Hà, Cẩm Khê) và 02 cụm công nghiệp (Bạch Hạc, Đồng Lạng). Trong các Khu, cụm công nghiệp đã thu hút 118 doanh nghiệp đăng ký đầu tư 129 dự án, trong đó có 68 doanh nghiệp trong nước (75 dự án), 50 doanh nghiệp FDI (54 dự án) với tổng vốn đăng ký là 13.132 tỷ đồng và 422,2 triệu USD. Có 89 doanh nghiệp hoạt động ổn định, doanh thu ước đạt 17.362 tỷ đồng, nộp ngân sách ước đạt 800 tỷ động, giải quyết việc làm cho trên 27.000 lao động.

Bản đồ quy hoạch các KCNtỉnh Phú Thọ được nêu trong Phụ lục 1

KCN Thụy Vân:

KCN Thụy Vân thuộc địa bàn xã Thụy Vân , xã Thanh Đình và xã Vân Phú thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 836/QĐ-TTg ngày 7/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ. KCN Thụy Vân có tổng diện tích đã điều chỉnh là 306 ha (Giai đoạn I: 71 ha, giai đoạn II: 82,5 ha, giai đoạn III: 153,33 ha) trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 220 ha. Chủ đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng KCN Thụy Vân được Thủ tướng Chính phủ giao công ty phát triển hạ tầng KCN.

Tổng mức đầu tư KCN là 411,2 tỷ đồng; Hiện nay đã đầu tư cơ bản các hạng mục công trình thiết yếu: bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền, hệ thống giao thông trục chính, thoát nước mưa, cấp điện, cấp nước…; Đã hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 5.000m3/ngày đêm.

KCN Thụy Vân đã thu hút được 88 dự án đầu tư, trong đó có 66 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các loại hình dự án đầu tư vào KCN

41

gồm: sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch men, gạch không nung, gỗ ván ép); cơ khí, điện tử, sợi, dệt nhuộm; may mặc, bao bì và các sản phẩm từ nhựa; hoá chất ngành giấy (keo AKD, tinh bột biến tính) ...

Chi tiết các Thông tin về KCN Thụy Vân được nêu trong Phụ lục2

KCN Trung Hà

KCN Trung Hà: Thuộc địa bàn các xã Thượng Nông, Hồng Đà (huyện Tam Nông) và xã Xuân Lộc (huyện Thanh Thuỷ) với quy mô diện tích 200ha, đã được Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng với quy mô diện tích là 126,59ha. Do nhu cầu phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép mở rộng KCN lên quy mô 200 ha. Theo thực tế khách quan, KCN Trung Hà đã hai lần được điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN là Công ty phát triển hạ tầng KCN. Tổng mức đầu tư KCN là 226.381,37 triệu đồng; Hiện nay đã đầu tư cơ bản các hạng mục công trình thiết yếu: bồi thường giải phóng mặt bằng một phần giai đoạn II, san nền, hệthống giao thông trục chính, thoát nước mưa, cấp điện, cấp nước…; Đã lập dự án đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 3.500m3/ngày đêm.

KCN đã thu hút được 12 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.743 tỷ đồng và 46,55 triệu USD trong các ngành sản xuất đồ uống (bia), may mặc, năng lượng, gốm sứ ...

Chi tiết các Thông tin về KCN Trung Hà được nêu trong Phụ lục 3

KCN Phú Hà

KCN Phú Hà, thị xã Phú Thọ thuộc Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Công văn số 1742/TTg-KTN ngày 16/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 450 ha. Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 thì KCN Phú Hà nằm trong “Vùng công nghiệp

42

động lực” và phát triển thành Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị.KCN Phú Hà được xác định là một trong những động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội, đưa thị xã Phú Thọ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

KCN Phú Hà đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 giai đoạn 1 với quy mô diện tích 350,09ha. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phú Hà giai đoạn 1 được UBND tỉnh giao cho Tổng công ty Viglacera – CTCP. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.730 tỷ đồng. Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật của KCN Phú Hà dự kiến thực hiện trong 7 năm (từ quý IV năm 2014 đến quý IV năm 2021) và được phân làm 5 giai đoạn. Hiện nay chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng đang tập trung đền bù giải phóng mặt bằng trên phần diện tích 50 ha, san nền theo ranh giới phân đợt, thi công xây dựng đồng bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm và thi công một số hạng mục đầu mối kỹ thuật chính phục vụ Giai đoạn 1 như đường dây tải điện, cổng KCN.

Chi tiết các Thông tin về KCN Phú Hà được nêu trong Phụ lục 4

KCN Cẩm Khê

KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Văn bản số 1742/TTg-KTN ngày 16/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 450 ha. KCN đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Cẩm Khê được UBND tỉnh giao cho Tổng công ty Viglacera – CTCP. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.200 tỷ đồng.

KCN Cẩm Khê được quy hoạch là KCN đa ngành, công nghệ tiên tiến, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu, với dự kiến 6 ngành sản xuất tổng hợp: Cộng nghiêp cơ khí lắp ráp công – nông nghiệp; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công nghiệp điện tử, tiêu dùng cao

43

cấp; Lắp ráp, chế tạo ô tô, máy xây dựng; Công nghiệp thiết bị dệt may & dệt may cao cấp; Công nghiệp cơ khí sản xuất và chế biến nông – lâm nghiệp.

Chi tiết các Thông tin về KCN Cẩm Khê được nêu trong Phụ lục 5

KCN Phù Ninh

KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh được quy hoạch trên địa bàn xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh; là KCN thuộc Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ với quy mô diện tích 100ha. KCN đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng giai đoạn I, tỷ lệ 1/2000.

KCN Hạ Hoà

KCN Hạ Hoà, huyện Hạ Hoà đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Văn bản số 1742/TTg-KTN ngày 16/10/2008 của Thủtướng Chính phủ với quy mô diện tích 400ha. KCN chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng.

KCN Tam Nông

KCN Tam Nông, huyện Tam Nông đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Văn bản số 1742/TTg-KTN ngày 16/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ với quy mô diện tích 350ha. KCN đã được Thường trực Tỉnh ủy đồng ý về chủ trương lập quy hoạch phân khu chi tiết và dự kiến triển khai thực hiện sau năm 2018.

2.1.2.2 Đóng góp của các khu công nghiệp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cuả tỉnh

Một số tác động tích cực mà các KCN mang lại cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh như:

44

Một là, các KCN đóng góp tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần tăng thu ngân sách địa phương, duy trì cân bằng trong cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt 24.825 tỷ đồng. Trong đó, các KCN đóng góp 7.253 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29,3%. Tuy nhiên, sang đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp từ các KCN đạt 16.389 tỷ đồng, đẩy tỷ lệ đóng góp về giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN tăng lên con số ấn tượng 47,9%.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2016 Toàn tỉnh Trong khu CN Tỷ lệ (%) Toàn tỉnh Trong khu CN Tỷ lệ (%) I (1) (2) (3=2/1) (4) (5) (6=5/4) Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng) 24.825 7.253 29,3 34.205, 8 16.389 47,9 Nguồn: [29]

Ngoài ra, sự phát triển các KCN đóng góp quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trong cơ cấu kinh tế (công nghiệp và xây dựng; nông nghiệp và dịch vụ), từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

45

Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ năm 2016

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả, [6, 29]

Bảng 2.3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ GĐ 2012-2016

Cơ cấu kinh tế (giá trị gia

tăng theo giá hiện hành) Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 28.00 26.80 26.40 25.50 24.87 - Công nghiệp và xây dựng % 35.60 35.60 35.40 36.50 37.78

- Dịch vụ % 36.40 37.60 38.20 38.00 37.52

Nguồn: [29] Hai là, hoạt động xuất khẩu trong các KCN đóng góp quan trọng trong việc nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần đưa Phú Thọ tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Số liệu thống kê từ năm 2012 cho thấy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong các KCN luôn chiếm một tỷ lệ lớn (trên 50%) tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Từ chỗ chiếm tỷ trọng 50,2% năm 2012 đã tăng lên 83,4% vào năm 2016.

24.870%

37.780% 37.520%

Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 2016

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

46

Hình 2.2: Tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN so với toàn tỉnh

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả, [6, 29] Tính đến hết năm 2016, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong toàn tỉnh đạt 1.030 triệu USD, trong đó riêng các KCN đóng góp 860 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm từ chất dẻo. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ba là,các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hoạt động sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Cùng với sự hình thành và phát triển các KCN, số lượng việc làm được giải quyết qua các năm cũng tăng đáng kể. Số lao động trong KCN hàng năm luôn có sự tăng trưởng, chiếm một phần quan trọng trong tổng số lao động công nghiệp trong toàn tỉnh. Đến năm 2016, số lượng lao động trong KCN là

0 200 400 600 800 1000 1200 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong khu công nghiệp

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh

47

27.500 người, chiếm tỷ lệ trên 30% tổng lao động công nghiệp trên toàn tỉnh.

Bảng 2.4: Lao động trong các KCN giai đoạn 2012-2016

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Lao động (người) 19.320 22.300 25.600 28.227 27.500 Tổng lao động CN toàn tỉnh 108.880 112.663 112.194 113.091 120.452 Trong đó: - Cá thể CN 35.135 34.075 32.402 30.350 31.993 - Doanh nghiệp công nghiệp 73.745 78.588 79.792 82.741 88.459 Tỷ lệ (%) 26,2 28,4 32,1 34,1 31,1 Nguồn: [ 1,2,3,4]

Bên cạnh việc tăng số lượng người lao động trong các doanh nghiệp của KCN, các doanh nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân, nhân viên trong nhà máy. Thu nhập của người lao động từng bước được tăng lên. Tính đến hết năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động trong các KCN đạt 5.500.000 đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong KCN đã phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương, Ban quản lý các KCN, các sở, ban, ngành có liên quan trong việc đào tạo, nâng cao tay nghề, thường xuyên, tập huấn nâng cao kiến thức cho người lao động. Tính riêng năm 2016, các doanh nghiệp trong KCN đã đào tạo, bồi dưỡng cho trên 2.000 lao động, mở lớp đào tạo nghề cho 40 lao động, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho 4.229 người trong các doanh nghiệp.

48

Bốn là, sự phát triển các KCN đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội.

Các KCN đã khẳng định vai trò rất quan trọng tác động và ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các Khu đô thị trên địa bàn tỉnh. Chính hạt nhân từ các KCN đã hình thành các khu đô thị mới, cùng các công trình hạ tầng xã hội đã đưa mạng lưới đô thị của tỉnh ngày càng mở rộng và phát triển. Đến nay, tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành đưa vào sử dụng chung cư xi măng Hữu Nghị, đáp ứng nhu cầu thuê nhà ở cho 2.000 lao động.

Hệ thống các tuyến đường giao thông lớn như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường quốc lộ và hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ được quy hoạch đầu tư xây dựng nối các KCN, Khu đô thị thành mạng lưới giao thông khép kín, liên hoàn; quy hoạch mạng lưới điện của tỉnh thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung; mạng lưới cung cấp nước sạch cho các KCN và Khu đô thị được tỉnh chú trọng đầu tư, nhiều nhà máy cấp nước sạch được xây dựng trên khắp địa bàn tỉnh. Hệ thống hạ tầng viễn thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng được kéo theo cùng với việc xây dựng hạ tầng các KCN. Việc đầu tư cho môi trường được quan tâm. Nhiều nhà máy xử lý rác được xây dựng giúp cải thiện đáng kể môi trường sinh thái. Các dịch vụ khác trong KCN như Ngân hàng, Hải quan, bảo hiểm... đã dần được hình thành ở các KCN. Ngoài ra, hạ tầng xã hội được chú trọng đầu xây dựng tại các KCN như: phòng khám đa khoa, nhà ở cho công nhân, dịch vụ ngân hàng, hải quan... (ví dụ tại KCN Thụy Vân).

49

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 49 - 59)