đoàn KCN tỉnh Phú Thọ tổ chức hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp ký kết thoả ước lao động tập thể nhằm giảm thiểu các nguy cơ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp KCN nói riêng và các KCN Tỉnh Phú Thọ nói chung;
Tăng cường vai trò của Đại diện ban quản lý tại các KCN: Cử cán bộ trực tiếp làm việc tại các KCN trọng yếu, nâng tần suất xuống trực tiếp các KCN khác để nắm rõ tình hình sản xuất của các doanh nghiệp đảm bảo thông tin luôn cập nhật. Những vấn đề phát sinh, những thắc mắc cần giải quyết của doanh nghiệp tùy theo thẩm quyền và chuyên môn có thể giải đáp trực tiếp hoặc chuyển các phòng chức năng giải quyết. Tuy nhiên, cần nâng cao năng lực giải quyết tại chỗ các vướng mắc của doanh nghiệp như các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, liên quan đến quy trình và nội dung hồ sơ cấp phép; các vấn đề liên quan đến tư vấn chế độ chính sách đối với người lao động, người sử dụng lao động....
3.2.7 Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư vào khu công nghiệp nghiệp
Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư phải được thực hiện ngay từ bước lập và thẩm định dự án. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng lập dự án (vừa và nhỏ) thường không cao, được tô vẽ bởi những con số và cách diễn giải khác nhau; đồng thời một phần bởi cơ chế "xin - cho" nên các dự án đầu tư mặc dù chất lượng kém, hiệu quả chưa được kiểm chứng vẫn được chấp thuận đầu tư.
93
Dẫn đến hệ lụy kéo dài về sau. Để nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, cần một số yêu cầu đối với dự án đầu tư được lập như sau:
Một là, các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương; phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; phù hợp với định hướng về cơ cấu ngành nghề của KCN đó.
Hai là, các dự án đầu tư phải được đánh giá kỹ lưỡng trong vấn đề tác động tới môi trường, hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội, được minh chứng bằng các số liệu cụ thể, chi tiết.
Ba là, các dự án được đánh giá trên góc độ khách quan, trung thực, loại bỏ tư duy của cơ chế "xin - cho", loại bỏ tư duy thu hút đầu tư bằng mọi giá.
Bốn là, các dự án quan trọng, cần được sự tham gia có ý kiến của một số cơ quan khác trong quá trình thẩm định như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị xin ý kiến các cơ quan chuyên môn để lấy ý kiến đồng thuận trước khi chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư.
3.2.8Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của doanh nghiệp, cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, các cơ sở đào tạo nghề cần phải chuẩn hóa và tập trung củng cố, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề. Không ngừng bổ sung và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp đào tạo để đáp ứng nhu cầu của thực tế để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề;
Thứ hai, mời những chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm, có trình độ, cập nhật các thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại tham gia giảng dạy, qua đó học hỏi trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ đội ngũ
94
giáo viên cơ hữu. Có chính sách khuyến khích, thu hút và cử giáo viên đi học tập, nâng cao trình độ và phấn đấu mỗi năm số lượng giáo viên có trình độ sau đại học được tăng lên;
Thứ ba, đa dạng hóa loại hình đào tạo như:Đào tạo tập trung tại các cơ sở dạy nghề; Dạy nghề tại doanh nghiệp và tai nơi làm việc; Liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp; Dạy nghề lưu động...
Thứ tư, cần khuyến khích các hình thức đào tạo, dạy nghề cho nông dân và tạo điều kiện tốt nhất để họ vào làm việc trong các KCN trên mảnh đất bị thu hồi. Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại nơi phát triển KCN để trực tiếp đào tạo nghề cho người lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp;
Thứ năm, hoàn thiện chính sách lao động, việc làm và đãi ngộ.Tỉnh Phú Thọ cần nghiên cứu, xây dựng một chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc thu hút đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề cho Tỉnh, bao gồm cả lao động nước ngoài có trình độ cao để đảm nhận những vị trí quản lý, điều hành hay chuyên môn kỹ thuật cao. Ban hành và công bố rộng rãi những giải pháp và chính sách ưu tiên nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nhân tài trong và ngoài nước phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Phú Thọ và các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.