Hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)

Quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phải đáp ứng một số yêu cầu như sau: phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng trung du, miền núi phía bắc, phù hợp với Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, phù hợp với các quy hoạch ngành có liên quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Để triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần khẩn trương rà soát, xây dựng lại quy hoạch phát triển hệ thống các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, quy hoạch ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của KCN

KCN phải là nơi tập trung thu hút các nhà đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo đúng định hướng, phát huy được lợi thế so sánh của

77

tỉnh như: có lực lượng lao động dồi dào, là điểm trung chuyển của các tuyến đường giao thông huyết mạch và quan trọng, là nơi có điều kiện hạ tầng tốt và dịch vụ phát triển. Với định hướng xây dựng tỉnh Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du, miền núi phía bắc, với hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển, trong quá trình thu hút và lựa chọn các nhà đầu tư, Tỉnh Phú Thọ cần chủ trương chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho từng KCN, lựa chọn và định hướng các nhà đầu tư phát triển các loại hình sản xuất công nghiệp có trình độ công nghệ cao, hàm lượng KHKT lớn, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu có thể đủ sức cạnh tranh với thị trường khu vực và thế giới theo hướng:

Tập trung thu hút các dự án vào KCN sử dụng nhiều vốn và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Chuyển từ KCN sản xuất đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất với nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật công nghệ cao và các dịch vụ phục vụ sản xuất;

Kiên quyết loại bỏ những dự án sản xuất có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chọn lựa những dự án công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; Nhanh chóng di dời các cơ sở, xí nghiệp gây ô nhiễm trong nội thị ra các vùng ngoại thành theo định hướng phát triển của tỉnh (Công ty CP giấy Việt Trì, Công ty CP Hóa chất Việt Trì, Công ty CP Păng rim Neotex … ra khỏi địa bàn phường Bến Gót, thành phố Việt Trì).

Hai là, quy hoạch xây dưng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào

Thực tế hiện nay tại Tỉnh Phú Thọ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đã yếu kém lại không đồng bộ, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật ngoàihàng rào như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước... đòi hỏivốn lớn, nên chưa được triển khai hoặc triển khai chậm. Không ít những công trình hạ tầng được quy hoạch hoặc xây dựng nhưng sau một thời gian đã không đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Phú

78

Thọ được đầu tư nâng cấp thường xuyên thông qua việc huy động nhiều nguồn vốn kể cả nguồn vốn ODA nhưng còn rất nhiều nơi kết cấu kỹ thuật ngoài hàng rào KCN không đảm bảo chất lượng lại thiếu đồng bộ. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước... đòi hỏi vốn lớn, nên chưa được triển khai hoặc triển khai chậm điển hình là đường vào KCN Trung Hà,... Do vậy, để xây dựng và phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ, công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng của các huyện cần đi trước một bước và mang tính chiến lược. Quy hoạch chi tiết KCN phải xác định rõ các điểm đấu nối và trách nhiệm của đơn vị liên quan (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, doanh nghiệp phát triển hạ tầng, cơ quan quản lý địa phương...).

Các cơ quan chức năng của Tỉnh Phú Thọ cần phải thực hiện tốt quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN đồng bộ với việc triển khai quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và kế hoạch thực thi quy hoạch đó. Quy hoạch các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào KCN phải đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và tốc độ đô thị hóa của Tỉnh Phú Thọ.

Đồng thời, quy hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh Phú Thọ và các địa phương trong vùng phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển KCN trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng cho phù hợp, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lắp...và tràn lan.

Ba là, quy hoạch các KCN phải tuân thủ quy hoạch phát triển của tỉnh Phú Thọ trong từng thời kỳ

Quy hoạch KCN được lập trên cơ sở những điều kiện khả thi về xây dựng hạ tầng, khả năng thu hút đầu tư, xu hướng phát triển các đô thị công nghiệp của Tỉnh Phú Thọ. Như vậy, việc phát triển các KCN trên địa bàn

79

Tỉnh Phú Thọ vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước, vừa phù hợp với thực tế của Tỉnh Phú Thọ và đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư vào KCN. Trong đó, quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KCN Tỉnh Phú Thọ phải đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài của Tỉnh Phú Thọ, của ngành công nghiệp và tốc độ đô thị hóa. Đồng thời, thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá lại mức độ phù hợp của quy hoạch với thực tiễn, nhất là tác động của các KCN đối với vấn đề môi trường trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ và có những điều chỉnh kịp thời. Căn cứ tình hình triển khai thực tế trên cơ sở đánh giá lại khả năng thu hút đầu tư, khả năng lấp đầy, mục đích hình thành của từng KCN, Ban quản lý các KCN Tỉnh Phú Thọ cần chủ động đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh Phú Thọ kế hoạch bố trí, điều chỉnh quy mô, diện tích và hoạt động của từng khu nhằm đảm bảo sự phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ theo hướng:

Đối với các KCN đã đi vào hoạt động như KCN Thụy Vân, Trung Hà, Phú Hà, cần hoàn chỉnh các hạng mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật bên trong như khu xử lý nước thải, đường giao thông nội bộ và tiếp tục củng cố, hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như đấu nối với hệ thống giao thông chính,... Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tiếp tục tiến hành xây dựng nhà máy để sản xuất và đẩy nhanh tốc độ lấp đầy KCN.

Đối với các KCN đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng như Trung Hà (GĐII), Phù Ninh, Cẩm Khê cần giám sát chặt chẽ công tác quy hoạch trong các KCN về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch ngành nghề theo định hướng phát triển chung của tỉnh. Hiệu quả hoạt động của KCN, bảo vệ môi trường, bổ sung quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội là những nội dung Quy hoạch KCN phải quan tâm tới;

Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ phải bám sát tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, xem xét, báo cáo UBND tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ

80

điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN trong trường hợp triển khai chậm, không đạt tiến độ đề ra.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo quy hoạch đã được duyệt

Thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng các hạng mục công trình. Định kỳ tiến hành kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng, đôn đốc việc thực hiện tiến độ, kịp thời phát hiện những sai phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, những vướng mắc khó khăn để có biện pháp xử lý và hỗ trợ kịp thời. Kiên quyết yêu cầu thực hiện việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là trạm xử lý và hệ thống xử lý nước thải trước khi KCN đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)