Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thường biểu hiện trong bản sứ mệnh của doanh nghiệp; Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp; Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp.
2.2.1. Sứ mệnh của doanh nghiệp
Một văn bản triết lý doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ, mục đích của nó. Đây là phần nội dung có tính khái quát cao, được chắt lọc, sâu sắc. Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại” của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là lời tuyên bố mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào.
Thực chất của nội dung này trả lời cho các câu hỏi : • Doanh nghiệp của chúng ta là gì?
31
• Doanh nghiệp muốn thành một tổ chức như thế nào? • Công việc kinh doanh của chúng ta là gì?
• Tại sao doanh nghiệp tồn tại? (Vì sao có công ty này?). • Doanh nghiệp của chúng ta tồn tại vì cái gì?
• Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì? Doanh nghiệp sẽ đi về đâu? • Doanh nghiệp hoạt động theo mục đích nào?
Câu trả lời cho các vấn đề này xuất phát từ quan điểm của người sáng lập, lãnh đạo công ty về vai trò và mục đích kinh doanh và lý tưởng mà công ty cần vươn tới.
Bản tuyên bố sứ mệnh hay còn gọi là bản tuyên bố nhiệm vụ phải xác định những gì mà doanh nghiệp (tổ chức) đang phấn đấu vươn tới trong thời gian lâu dài. Về cơ bản, bản tuyên bố nhiệm vụ xác định phương hướng chỉ đạo của tổ chức và những mục đích cụ thể làm cho doanh nghiệp đó khác biệt với các doanh nghiệp tương tự khác.
Sứ mệnh thể hiện vai trò quan trọng của nó ở việc xác định phương hướng của doanh nghiệp một cách nhất quán tới tất cả các thành viên của tổ chức, từ đó giúp cho các thành viên có được định hướng rõ ràng và gắn kết công việc của họ với phương hướng của tổ chức. Thông thường bản tuyên bố sứ mệnh xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, nêu rõ tầm nhìn và thể hiện các giá trị đạo đức kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp
Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh
• Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể. Những doanh
nghiệp xác định nhiệm vụ theo sản phẩm họ làm ra gặp trở ngại khi sản phẩm và công nghệ bị lạc hậu, nhiệm vụ đã đặt ra không còn thích hợp và tên của những tổ chức đó không còn mô tả được những gì họ làm ra nữa. Vì vậy, một đặc trưng cơ bản của bản tuyên bố sứ mệnh tập trung vào một lớp rất rộng các nhu cầu mà tổ chức đang tìm cách thoả mãn, chứ không phải vào sản phẩm vật chất hay dịch vụ mà tổ chức đó hiện đang cung cấp. Khách hàng của một tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng, sự mong muốn và thoã mãn nhu cầu của khách hàng quyết định nhiệm vụ, mục đích của nó. Vì thế mà câu hỏi “Công việc kinh doanh của chúng ta là gì?” chỉ có thể được trả lời bằng cách nhìn doanh nghiệp đó từ bên ngoài, theo quan điểm của khách hàng và thị trường.
• Khả thi. Bản tuyên bố sứ mệnh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực và phấn đấu để đạt được nhiệm vụ đã đặt ra, vì vậy những nhiệm vụ này cũng phải mang tính hiện thực và khả thi. Nói cách khác, sứ mệnh của doanh nghiệp phải định hướng cho doanh nghiệp vươn tới những cơ hội mới, phù hơp với năng lực của doanh nghiệp.
32
• Cụ thể. Bản tuyên bố sứ mệnh phải cụ thể và xác định phương hướng, phương
châm chỉ đạo để ban lãnh đạo lựa chọn các phương án hành động, không được quá rộng và chung chung. Ví dụ: câu “sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp nhất” nghe rất hay nhưng nó quá chung chung không định hướng được cho ban lãnh đạo. Đồng thời, sứ mệnh của doanh nghiệp cũng không nên xác định quá hẹp. Điều đó có thể kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
• Bảng minh họa dưới đây giới thiệu những bản tuyên bố sứ mệnh thực tế của một số doanh nghiệp, tổ chức. Một số bản tuy rất ngắn gọn, song chúng đều minh họa rõ ràng mục đích đã được ban lãnh đạo xác định. Có thể phân tích từng bản tuyên bố sứ mệnh theo những tiêu chí kể trên.
Ví dụ: Bản tuyên bố sứ mệnh thực tế
Bản tuyên bố sứ mệnh phản ánh vai trò của tổ chức trong môi trường của mình
Tổ chức Sứ mệnh.
Nhà sản xuất thiết bị văn phòng Công việc của chúng tôi là giúp giải quyết những vấn đề
hành chính, khoa học và nhân lực.
Hiệp hội tín dụng
Cung cấp những dịch vụ có chất lượng chọn lọc cho các tổ chức và cá nhân nhằm đáp ứng những nhu cầu tài chính thường xuyên của họ.
Tập đoàn lớn Biến những công nghệ mới thành những sản phẩm thương
mại có thể bán được.
Bản tuyên bố sứ mệnh phản ánh vai trò của tổ chức trong môi trường của mình Công ty giấy bao bì sản phẩm tiêu
dùng
Phát triển và làm marketing những sản phẩm không ăn được để đựng thực phẩm.
Bộ y Tế
Quản trị tất cả những điều luật liên quan đến sức khoẻ cộng đồng, giám sát và hỗ trợ các sở, phòng y tế cấp dưới, làm mọi việc cần thiết để bảo vệ và cải thiện sức khoẻ của nhân dân.
33
Nhà sản xuất thiết bị gia dụng
Sẵn sàng đầu tư vào mọi lĩnh vực có lợi nhuận thích hợp và tiềm năng tăng trưởng mà tổ chức có hay có thể có năng lực.
Minh họa : Sứ mệnh của một số công ty
Honda Hiến dâng mình cho việc cung cấp những sản phẩm hiệu quả cao với giá phải
chăng trên toàn thế giới.
Samsung Hoạt động kinh doanh là để đóng góp vào sự phát triển đất nước
Unilever
Tôn chỉ của tập đoàn Unilever chúng ta là thoả mãn các nhu cầu hàng ngày của con người ở mọi nơi, nắm bắt được nguyện vọng đó một cách sáng tạo và hiệu quả thông qua các dịch vụ và nhãn hàng danh tiếng nhằm nâng cao chất của cuộc sống.
Trung Nguyên
Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang đến cho người thưởng thức cà phê và là nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hoá Việt.
FPT
“FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia. Mục tiêu của công ty là nhằm đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”.
2.2.2. Hệ thống các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
Sứ mệnh của doanh nghiệp thường được cụ thể hoá bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lược của nó. Các mục tiêu là những điểm cuối của nhiệm vụ của doanh nghiệp; mang tính cụ thể và khả thi cần thực hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp.
Việc xây dựng các mục tiêu cơ bản rất có ý nghĩa đối với sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Những mục tiêu này thường tập trung ở các vấn đề như: vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, những sự đổi mới, năng suất, các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính, khả năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội.
Tuy nhiên, việc xác định các mục tiêu này ở mỗi công ty có sự khác nhau. Các công ty Mỹ thường nói rõ mục tiêu tiền lãi của công ty, lãi cổ phần cho các cổ đông và việc phục vụ cộng đồng nơi công ty hoạt động... Các công ty Nhật thường xác lập các mục tiêu ngoài
34
việc hướng đến lợi nhuận của công ty thì vấn đề trách nhiệm xã hội, đảm bảo lợi ích của cộng đồng, nâng cao vị thế của quốc gia là những vấn đề luôn được chú trọng.
Đặc điểm của các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:
• Có thể biến thành những biện pháp cụ thể;
• Định hướng: làm điểm xuất phát cho những mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn ở các cấp thấp hơn trong doanh nghiệp đó. Khi đó các nhà quản trị đều biết rõ những mục tiêu của mình quan hệ như thế nào với những mục tiêu của các cấp cao hơn;
• Thiết lập thứ tự ưu tiên lâu dài trong doanh nghiệp;
• Tạo thuận lợi cho việc quản trị, bởi những mục tiêu cơ bản chính là những tiêu chuẩn để đánh giá thành tích chung của toàn tổ chức;
Điều quan trọng là Ban lãnh đạo phải chuyển nhiệm vụ của tổ chức thành những mục tiêu cụ thể hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ đó. Minh họa bên dưới giới thiệu một số ví dụ về các mục tiêu của doanh nghiệp. Chúng xác định những điểm cuối của nhiệm vụ của một doanh nghiệp và những kết quả mà nó tìm kiếm về lâu dài cả bên trong lẫn bên ngoài. Và điều quan trọng nhất là các mục tiêu trong minh họa đều có thể trở thành những mục tiêu và biện pháp cụ thể của những kế hoạch hoạt động ở các cấp thấp hơn trong doanh nghiệp.
Minh họa: Các mục tiêu của doanh nghiệp
Tổ chức Sứ mệnh.
Vị thế trên thị trường Làm cho các nhãn hiệu của mình trở thành số một về thị phần
trong lĩnh vực của chúng.
Việc đổi mới
Trở thành người dẫn đầu trong việc tung ra các sản phẩm mới bằng cách chi ít nhất là 7% doanh số bán cho nghiên cứu và phát triển.
Năng suất Sản xuất tất cả các sản phẩm một cách có hiệu quả xét theo
năng suất của lực lượng lao động.
Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính
Bảo vệ và duy trì tất cả các nguồn tài nguyên – Trang thiết bị, nhà xưởng, hàng dự trữ và vốn.
Khả năng sinh lời Đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư hàng năm ít nhất là 15%.
Thành tích và trách nhiệm của Ban lãnh đạo
Nhận thức rõ những lĩnh vực quan trọng cần quản trị sâu sát và liên tục.
Thành tích và thái độ của nhân viên
Duy trì mức độ hài lòng của nhân viên phù hợp với các ngành tương tự như ngành mình.
35
Trách nhiệm xã hội Khi có thể thì đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng của
xã hội và những nhu cầu về môi trường.
2.2.3. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc trong doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Các thành viên trong doanh nghiệp dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xây dựng. Những giá trị này bao gồm:
• Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức.
• Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức.
Có 2 cách xây dựng hệ thống giá trị:
• Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp.
• Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới.
Mỗi một công ty thành công đều có các giá trị văn hoá của nó. Các giá trị này được sắp xếp theo một thang bậc nhất định tuỳ thuộc vào tầm quan trọng mà công ty xác định để tạo nên một hệ thống các giá trị của công ty. Khái niệm giá trị ở đây được hiểu là những phẩm chất, năng lực tốt đẹp có tính chuẩn mực mà mỗi thành viên cũng như toàn công ty cần phấn đấu để đạt tới và phải bảo vệ, giữ gìn. Hệ thống giá trị là cơ sở để quy định, xác lập nên các tiêu chuẩn về đạo đức trong hoạt động của công ty.
Nói cách khác, nó là một bảng các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh của công ty.
Minh họa 2.4:hốnMinh họa 2.4: Hệ thống giá trị của Oracleg giá t
Tóm tắt về giá trị đạo đức trong kinh doanh của Oracle, được coi như nguyên tắc kinh doanh cơ bản của Oracle, là:
• Đức liêm chính; • Tôn trọng lẫn nhau;
36 • Tính đồng đội;
• Thông tin liên lạc (giữa các nhân viên); • Sáng kiến;
• Làm hài lòng khách hàng; • Chất lượng;
• Tính trung thực;
• Luôn luôn tuân thủ (luật lệ, quy định);
• Nguyên tắc kinh doanh tuân thủ các chuẩn mực của Tập đoàn.
Trong một nền văn hoá thì hệ thống các giá trị là thành phần cốt lõi của nó và là cái rất ít biến đổi. Các doanh nghiệp kinh doanh có văn hoá đều có đặc điểm chung là đề cao nguồn lực con người, coi trọng các đức tính trung thực, kinh doanh chính đáng, chất lượng... như là những mục tiêu cao cả, cần vươn tới. Đó chính là những giá trị chung của lối kinh doanh có văn hoá phù hợp với đạo lý xã hội. Đó cũng chính là những chuẩn mực chung định hướng cho các hoạt động của tất cả các thành viên trong một doanh nghiệp.