Khái luận về văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP (Trang 128 - 130)

5.1.1. Khái niệm

Vào những năm 1970, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật và đặc biệt đã thành công vang dội trên đất Mỹ. Các công ty Mỹ bắt đầu đi nghiên cứu và quan tâm đến văn hoá doanh nghiệp; vốn được coi là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới. Từ quá trình nghiên cứu đó đã có rất nhiều khái niệm văn hoá doanh nghiệp được đưa ra, nhưng cho đến nay chưa có một định nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận.

Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO) thì định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau:“Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị,

các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

Định nghĩa được phổ biến và chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của Edgar Shein, một chuyên gia nghiên cứu các tổ chức:“Văn hoá công ty là tổng hợp các quan niệm chung

mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý với các môi trường xung quanh”.

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và theo logic của khái niệm văn hóa kinh doanh đã nêu ở bài 1, nhóm biên soạn giáo trình đưa ra định nghĩa của mình:

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp.

5.1.2. Các cấp độ văn hoá doanh nghiệp

Theo Edgar H.Shein, văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ (level) khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp hay cũng có thể nói rằng tính hữu hình và vô hình, tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của các giá trị văn hoá đó.

5.1.2.1. Cấp độ thứ nhất (biểu trưng trực quan – hữu hình): Các quá trình và cấu trúc hữu hình

129

Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta dễ dàng quan sát được ngay từ lần gặp đầu tiên đối với doanh nghiệp, bao gồm:

• Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm • Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanh nghiệp

• Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp • Lễ nghi và lễ hội hàng năm

• Các biểu tượng, logo, slogan, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp • Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc.

• Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp • Hình thức mẫu mã sản phẩm

• Thái độ cung cách ứng xử của các thành viên

Đây là cấp độ văn hoá dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như vật kiến trúc, cách bài trí, đồng phục… của doanh nghiệp. Cấp độ văn hoá chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất

Những giá trị sâu hơn và những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của tổ chức công việc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo.

Cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và thể hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hoá doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ phản ánh khoảng 13% đến 20% giá trị văn hoá của doanh nghiệp.

5.1.2.2. Cấp độ thứ hai (biểu trưng phi trực quan – vô hình): những giá trị được tuyên bố

Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi. Đó là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hoá doanh nghiệp.

Những giá trị được công bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới trong môi trường cạnh tranh.

130

5.1.2.3. Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)

Trong bất kỳ hình thức văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của hầu hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.

Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của phụ nữ trong xã hội. Văn hoá Á Đông nói riêng

và văn hoá Việt Nam nói riêng, có quan niệm truyền thống là: nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là chăm lo gia đình còn công việc ngoài xã hội là thứ yếu, điều này mặc nhiên hình thành trong suy nghĩ của đại đa số mọi người trong xã hội và được truyền qua các thế hệ. Trong khi đó văn hoá phương Tây lại quan niệm rằng: Người phụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo tuyền thống. Vùng Trung Đông theo đạo hồi thì vấn đề này lại càng khắt khe hơn rất nhiều trong việc cho phép nữ giới tiếp xúc và khẳng định vị trí trong xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP (Trang 128 - 130)