Hình thức văn bản triết lý kinhdoanh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP (Trang 36 - 38)

Hình thức tồn tại của văn bản triết lý kinh doanh rất phong phú đa dạng. Triết lý kinh doanh được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau:

• Có nhiều văn bản triết lý doanh nghiệp được in ra trong các cuốn sách nhỏ phát cho nhân viên (chẳng hạn như bộ triết lý của công ty Trung Cương); có thể là một văn bản nêu rõ thành từng mục như 7 quan niệm kinh doanh của IBM; một số doanh nghiệp chỉ có triết lý kinh doanh dưới dạng một vài câu khẩu hiệu chứ không thành văn bản.

Thậm chí có công ty còn rút gọn triết lý của mình trong một chữ, ví dụ chữ nhẫn,

chữ đức, chữ trung ở các công ty Đài Loan, chữ think của IBM. Có khi là một bài hát hoặc bộ luật đạo lý của tập đoàn Panasonic, có khi là một công thức (Q + S + C của Macdonald), có khi thể hiện qua những chiến lược chính của doanh nghiệp (Samsung), có khi được trình bày qua các quy tắc của công ty (“Mười quy tắc vàng”của công ty Disney).

Một văn bản triết lý doanh nghiệp đầy đủ thường bao gồm cả sứ mệnh, hệ thống mục tiêu, hệ thống giá trị của doanh nghiệp, ngoài ra, nó còn thêm phần nội dung giải đáp những thắc mắc của nhân viên liên quan tới việc thực hiện các hành vi phù hợp với giá trị và chuẩn mực (đạo đức) của doanh nghiệp. Văn bản triết lý doanh nghiệp như trên được in thành một cuốn sách riêng; trong khi đó, một số doanh nghiệp chỉ nêu một số nội dung triết lý của nó

37

như phần sứ mệnh, mục tiêu, các giá trị và in liền các nội dung này trong cuốn Sổ tay nhân viên.

• Độ dài của văn bản triết lý cũng rất khác nhau giữa các chủ thể công ty và điều này còn phụ thuộc vào nền văn hoá dân tộc của họ. Các công ty Mỹ thường có triết lý doanh nghiệp được trình bày rất chi tiết, dài khoảng 10 – 20 trang. Các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam thường chỉ có văn bản triết lý gói gọn trong một trang giấy. Nhìn chung, một văn bản triết lý doanh nghiệp không dài quá 30 trang, kể cả phần hướng dẫn hành vi của nhân viên.

• Văn phong của các bản triết lý doanh nghiệp thường giản dị mà hùng hồn, ngắn gọn mà sâu lắng, dễ hiểu và dễ nhớ. Để tạo ấn tượng, có công ty nêu triết lý kinh doanh nhấn mạnh vào tính độc đáo, khác thường của mình. Theo cách đó, công ty coi triết lý kinh doanh như một thông điệp để quảng cáo.

Dưới đây là minh họa cho sự phong phú hình thức thể hiện của văn bản triết lý kinh doanh.

Minh họa: Hình thức thể hiện triết lý kinh doanh của một số doanh nghiệp Bảy quan niệm kinh doanh của công ty IBM ở Nhật Bản

1. Tôn trọng cá nhân;

2. Dịch vụ thường xuyên tốt nhất; 3. Bảo đảm độ an toàn;

4. Điều hành công việc một cách tốt nhất, nhanh nhất; 5. Trách nhiệm đối với cổ đông;

6. Mua bán, trao đổi sòng phẳng;

7. Đóng góp cho công ty.

Ba chiến lược chính của Samsung

1. Nhân lực và con người (quan trọng nhất); 2. Công việc kinh doanh tiến hành hợp lý;

3. Hoạt động kinh doanh là để đóng góp vào sự phát triển đất nước.

Công thức Q+ S + C & V của McDonald’s

Q (Quality): chất lượng S (Service) : phục vụ. C (Cleanliness) :sạch sẽ. V (Value): giá trị.

38

Mười nguyên tắc vàng của công ty Disney

1. Phải xem trọng chất lượng nếu muốn sống còn; 2. Luôn luôn lịch thiệp ân cần để gây thiện cảm tối đa; 3. Luôn nở nụ cười nếu không muốn phá sản;

4. Chỉ có tập thể mới đem lại thành công. Cá nhân là vô nghĩa; 5. Không biết từ chối và lắc đầu bao giờ;

6. Không bao giờ nói“không“mà phải nói “Tôi rất hân hạnh được làm việc này”; 7. Bề ngoài phải tươm tất, vệ sinh tối đa;

8. Luôn có mặt khi khách hàng cần. Hiểu rõ nhiệm vụ của mình;

9. Tuyển những nhân viên làm việc có hiệu quả nhất, những người “chuyên nghiệp nhất”;

10. Mục tiêu tối thượng: Chứng tỏ mình là hình ảnh đẹp nhất. Luôn cho khách hàng biết: họ đang

được phục vụ bởi những người đã làm hết sức mình.

2.4. Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản lý và phát triển doanh nghiệp 2.4.1. Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP (Trang 36 - 38)