Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP (Trang 123 - 128)

4.6.1. Tiêu chuẩn về sức khỏe

Sức khoẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể theo đuổi một sự nghiệp chứa đựng nhiều thử thách cam go và cạnh tranh gay gắt. Sức khoẻ của doanh nhân được hiểu là:

• Một là thể chất không bệnh tật; • Hai là tinh thần không bệnh hoạn; • Ba là trí tuệ không tăm tối;

• Bốn là tình cảm không cực đoan; • Năm là lối sống không sa đọa.

Gần 2500 năm trước đây, triết học Hy Lạp đã từng viết: “Sai lầm lớn của việc điều trị cơ thể con người là bỏ qua tổng thể bởi vì một bộ phận không thể mạnh khỏe được nếu như toàn bộ cơ thể không khỏe mạnh”. Philippus Paracelsus, nhà vật lý học người Đức ở thế kỷ 15, người được coi là cha đẻ của y học hiện đại đã phát biểu: “Tinh thần là người

chủ, trí tưởng tượng là công cụ và cơ thể là nguyên liệu mềm dẻo”. Emerson đã từng nói:

“Sự lành mạnh của trí óc là khả năng nhìn ra điều tốt đẹp ở mọi nơi”. Sự lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần là những yếu tố cơ bản đem đến thành công. Con người không phải là một động cơ vĩnh cửu chỉ biết làm việc mà con người có những giai đoạn phát triển cũng như suy thoái về thể trạng sức khoẻ. Khi có một thể trạng tốt, tinh thần minh mẫn thì có nghĩa là doanh nhân đã có một kho báu vô cùng quý giá mà không có gì có thể thay thế được. Do vậy doanh nhân không nên theo đuổi một tài sản bên ngoài mà phải coi trọng và tăng cường tài sản lớn nhất của mình là sức khoẻ.

4.6.2. Tiêu chuẩn về đạo đức

Doanh nhân là một con người trong xã hội và trước hết là con người làm kinh doanh, có học thức và phụng sự một sự nghiệp kinh doanh liên quan đến an nguy của một tổ chức và nhiều người khác. Những đức tính tốt của một doanh nhân là:

• Một là sự cầu thị;

124 • Ba là biết tới toàn thể đại cục; • Bốn là đề cao văn hoá tổ chức.

Có thể khái quát các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của một doanh nhân bao gồm:

• Thứ nhất là tính trung thực. Đây là sự tôn trọng sự thật lẽ phải và chân lý trong cách cư xử của con người, là cơ sở đảm bảo cho các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Nhờ có tính trung thực doanh nhân mới xây dựng được một trong những nội dung cốt lõi của các quan hệ xã hội là sự tin cậy mà trong kinh doanh gọi là chữ “tín”.

Chữ tín là đức tính hàng đầu của doanh nhân trong hoạt động kinh doanh nhờ đó có thể giao hảo hợp tác với các đối tác, khách hàng và cộng đồng xung quanh doanh nghiệp. • Thứ hai là tính nguyên tắc. Đây là sự đính hướng vào những nguyên tắc cơ bản của con người. Nguyên tắc đạo đức cơ bản trong quan hệ xã hội là chân, thiện, mỹ để mang lại cái lợi cho mọi người. Trong kinh doanh, chân, thiện, mỹ và lợi là nguyên tắc hay kim chỉ nam cho đạo đức của doanh nhân.

• Thứ ba là tính khiêm tốn. Đây là đức tính luôn biết đặt mình vào đúng vị trí của cá nhân trong tập thể và xã hội. Một doanh nhân khiêm tốn không bao giờ tự đề cao “cái tôi”, họ dễ gần gũi với mọi người xung quanh và tạo nên không khí cởi mở trong môi trường doanh nghiệp. Tính khiêm tốn có nội dung trung thực, nguyên tắc và công bằng nên người khiêm tốn có dáng vẻ hiền hoà, dễ mến và dễ được tập thể tin cậy. Nó còn giúp cho doanh nhân tránh được hai cực đoan của chủ nghĩa cá nhân là sự kiêu ngạo và tự ti. Điều này góp phần cơ bản cho thành công của doanh nhân.

• Thứ tư là lòng dũng cảm. Là đức tính dám đương đầu với thử thách gian nan, dám đối đầu với hiểm nguy để vươn tới cái thiện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tập thể và bản thân. Chữ “dũng” ở đây còn có nghĩa là dám nhận trách nhiệm về những sai lầm của bản thân và dám đấu tranh với những sai trái đó. Lòng dũng cảm là một đức tính cần có của doanh nhân dám làm dám chịu.

4.6.3. Tiêu chuẩn về trình độ và năng lực

Chức năng hoạch định

Không một tổ chức nào có thể tồn tại và phát triển mà không có một nhà lãnh đạo hoạch định đúng đắn. Điều đó có nghĩa là doanh nhân phải có khả năng hoạch định chiến lược, có tầm nhìn, có khả năng xác định phương hướng phát triển, đặt ra mục tiêu và xúc tiến đưa tổ chức đến thành công.

125

Là cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành các chuỗi hành động trong từng giai đoạn nhất định trong đó có đề ra tiến trình và lường trước các rủi ro có thể.

Chức năng tổ chức

Doanh nhân phải xây dựng được các định chế cho tổ chức và cơ chế vận hành cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nhân phải xây dựng được văn hoá tổ chức làm cho tổ chức doanh nghiệp trở nên có tính tin cậy, kinh tế và linh hoạt.

Chức năng ra quyết định

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp là người chỉ huy trong việc lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp thông qua một tổ chức với các mối quan hệ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có trách nhiệm vận hành tổ chức hoạt động trôi chảy và hiệu quả bằng quyết định. Nhờ các quyết định này mà doanh nghiệp có được một hành lang trách nhiệm và pháp lý được thiết lập cho các cá nhân và các bộ phận có trách nhiệm thực thi. Từ đó đưa doanh nghiệp tiếp cận mục tiêu đã được xác định.

Chức năng điều hành

Lãnh đạo doanh nghiệp có thể bằng uỷ quyền, bằng hành chính, bằng kế hoạch để phối kết hợp các cá nhân, các bộ phận hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Chức năng kiểm tra

Bằng hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống trách nhiệm, nhằm giám sát trực tiếp hay thông qua báo cáo, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa sai sót.

4.6.4. Tiêu chuẩn về phong cách

Tiêu chuẩn về phong cách là tiêu chuẩn rất quan trọng, vì nó là cái riêng có của mỗi doanh nhân, không thể thay thế, không thể uỷ quyền và không thể bỏ tiền ra mua. Đối với tinh thần làm việc, doanh nhân có khả năng tham gia vào mọi việc có thể, chu đáo với công việc và thực hiện đến cùng mục đích của công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quan hệ giao tiếp ứng xử, doanh nhân luôn ở đúng vị trí chức danh của mình, phát hiện và giải quyết các bất cập, đồng thời dẫn dắt mọi người đi vào cơ hội mới. Trong việc đánh giá và giải quyết vấn đề nhà kinh doanh luôn chú ý đến hiện tại, biết được cái gì là quan trọng, đồng thời hiểu và xác định bản chất, xu thế của các mâu thuẫn.

4.6.5. Tiêu chuẩn về thực hiện trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nhân là những nghĩa vụ mà doanh nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác

126

động tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nhân có thể được coi là một sự cam kết của ông ta đối với xã hội.

Về cơ bản bao gồm nghĩa vụ về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Trong đó các nghĩa vụ về kinh tế của doanh nhân là quan tâm đến cách thức phân bổ, bảo tồn và phát triển trong hệ thống doanh nghiệp và xã hội các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm và dịch vụ. Các nghĩa vụ về pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nhân tuân thủ các quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu. Đối với nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nhân được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay kì vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng liên quan trong và ngoài doanh nghiệp.

Còn với nghĩa vụ nhân văn của doanh nhân là nghĩa vụ liên quan đến đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

Tóm lược cuối bài

• Doanh nhân là người làm kinh doanh, là những người tham gia quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nhân là những người trực tiếp góp phần tạo sự phồn thịnh kinh tế cho quốc gia.

• Văn hóa doanh nhân là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp.

• Có 3 nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân: nhân tố văn hóa, nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị – pháp lý.

• Văn hóa doanh nhân được cấu thành bởi 4 bộ phận chính: năng lực, tố chất, đạo đức, phong cách của doanh nhân.

• Có 6 yếu tố làm thành hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân.

Câu hỏi ôn tập

1. Doanh nhân là gì? Phân tích vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế. 2. Văn hóa doanh nhân là gì? Phân tích vai trò của văn hóa doanh nhân.

3. Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới văn hoá doanh nhân? Nhân tố nào đóng vai trò

quan trọng nhất? Vì sao?

4. Làm rõ các nhân tố văn hóa, kinh tế, chính trị - pháp luật đang tác động đến “tinh

thần doanh nhân” Việt Nam, rút ra những bài học gì?

5. Phân tích các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nhân. Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

127

CHƯƠNG 5. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học

Để học tốt chương này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

• Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.

• Đọc tài liệu: Dương Thị Liễu (chủ biên) (2011): Giáo trình Văn hóa kinh doanh. Nhà xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội.

• Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Nội dung

• Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp;

• Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp; • Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp;

• Các giai đoạn hình thành và cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu

• Giúp cho sinh viên hiểu rõ khái luận về văn hóa doanh nghiệp; • Hiểu đươc các cấp độ văn hóa doanh nghiệp;

• Xác định các yếu tố ảnh hưởng, nhân tố nào quan trọng nhất đối với doanh nghiệp mình;

• Xem xét vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững và tạo lập “bản sắc” cho doanh nghiệp;

• Các mô hình và các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Tình huống dẫn nhập

Tại sao doanh nghiệp lại xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình?

Trong năm 2010 – 2011 Ngân hàng Agribank Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chi hàng tỷ vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cho các cấp lãnh đạo. Trong nội dung đào tạo có nội dung nâng cao nhận thức xây dựng văn hóa Agribank. Một dẫn chứng khác, trong năm 2013 Tổng công ty Bia Saigon cũng đã chi 3 tỷ đồng để xây dựng

128

Bộ thiết chế văn hóa cho TCTy. Rồi EVN, Vietel, VNPT,… cũng rất chú ý trong việc đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có tác động gì đến hoạt động kinh doanh mà các doanh nghiệp đã sẵn sàng bỏ tiền đầu tư xây dựng văn hóa cho mình?

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP (Trang 123 - 128)