7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về công khai, minh bạch tài sản,
chính nhà nước
Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng
Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng, chống tham nhũng là một trong những chủ trương của Đảng. Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày
21/8/2006) đã đưa ra nhiều quan điểm, chủ trương và giải pháp nhằm phòng, chống tham nhũng, trong đó có đưa ra giải pháp cụ thể về “bảo đảm minh bạch tài sản, thu nhập của đảng viên, cán bộ, công chức” theo hướng cần “thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản và xác minh bản kê khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Trong Đảng, xây dựng và thực hiện cơ chế đảng viên là cán bộ, công chức thuộc diện kê khai tài sản theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, phải công khai trong chi bộ bản kê khai, là cấp ủy viên thì còn phải công khai trong cấp ủy; phải giải trình nguồn gốc tài sản của mình theo yêu cầu của tổ chức Đảng có thẩm quyền; trường hợp không giải trình được một cách minh bạch, hợp lý thì bị xem xét kỷ luật về Đảng, chính quyền, đoàn thể. Tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, công bố trong chi bộ, cấp ủy và giải trình nguồn gốc khi có yêu cầu”. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa vào hệ thống pháp luật các định hướng này. Đây có thể coi là bảo đảm quan trọng nhằm xây dựng và thực hiện các quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Thứ hai, nhận thức của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập và những người có liên quan
31
31
Về phía người có nghĩa vụ kê khai, công khai tài sản, thu nhập: Để đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước thực sựhiệu quả thì cần nhất là sự tự giác thực hiện nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập và công khai tài sản, thu nhập đó.Ví dụ, việc xác minh tài sản, thu nhập sẽ gặp khó khăn nhất định như việc người kê khai cố tình giấu giếm, che giấu khối tài sản của họ bằng cách cho con cái đứng tên chủ sở hữu hoặc kê khai sai giá trị của những tài sản khó xác định chính xác giá là bao nhiêu. Vì vậy, yêu cầu đặt ra phải xuất phát từ nhận thức của người kê khai cần trung thực, kê khai và giải trình đầy đủ, đúng số lượng tài sản, thu nhập, những biến động so với lần kê khai gần nhất trước đó khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có yêu cầu.
Về phía người xác minh tài sản, thu nhập: trách nhiệm tiến hành xác minh nếu được người xác minh nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thì sẽ tiến hành xác minh một cách khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời, đúng nội dung, thời hạn. Nhận thức của chủ thể này đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ việc yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu
liên quan cho đến kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xác minh...
Về phía người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả việc kê khai tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của mình. Do đó, nhận thức, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có người kê khai tài sản, thu nhập rất quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả công khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Trách
32
32
nhiệm này được thể hiện từ việc chỉ đạo bộ phận tham mưu công tác kê khai tài sản, thu nhập triển khai thực hiện việc kê khai, xây dựng kế hoạch tổ chức
công khai tài sản, thu nhập trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định; có kế hoạch chủ động tiến hành xác minh nếu phát hiện người phải kê khai không trung thực với việc kê khai tài sản, thu nhập của mình và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba,sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước có ảnh hưởng đến việc quy định và thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về tài sản, về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng. Với sự phát triển kinh tế như hiện nay, đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân. Khu vực tư phát triển đã tạo ra nhiều của cải cho xã hội, nhưng cũng tạo ra những nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế - xã hội của đất nước như việc đưa hối lộ, rửa tiền cho quan chức tham nhũng, móc ngoặc làm thất thoát tiền, tài sản của đất nước, nhất là khoáng sản, đất đai,… Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển nhưng việc kiểm soát các dòng tiền không hiệu quả, phần lớn nền kinh tế dùng tiền mặt để thanh toán đã tạo cơ hội cho việc tham nhũng, rửa tiền dễ dàng hơn. Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức nói chung và của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng đã trở nên
khó khăn hơn rất nhiều khi công cụ kiểm soát tiền tệ không có nhiều tác dụng. Những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và thực hiện các quy định về công khai, minh bạch tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. Các giải pháp cho vấn đề này chưa triệt để và hiệu quả, do có quá nhiều các biến số không kiểm soát được. Các công cụ như kê khai, công khai, thuế thu nhập cá nhân, hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp,… đã không có sự đồng bộ để tạo ra
33
33
hiệu quả chung.Đây thực sự là những nút thắt cần tháo gỡ khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Thứ tư, việc tổ chức thực hiệnpháp luật về kê khai tài sản, thu nhập Một là, công tác tuyên truyền, hướng dẫn: Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về minh bạch, tài sản, thu nhập sẽ tác động đến
hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính nhà nước. Nếu công tác tuyên truyền có chiều sâu, đa dạng hình thức, nhất là với tuyến cấp cơ sở thì nhận thức về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của giải pháp kê khai, công khai, minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức sẽ sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.
Hai là, kiểm tra, giám sát việc thực hiện: Việc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp nếu tăng cường thanh tra, kiểm tra trách
nhiệm, giám sát việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thì việc thực hiện công khai,
minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính nhà nướcsẽ đồng đều hơn, tiến bộ hơn và dần đi vào nề nếp.
Ba là, điều kiện con người, cơ sở vật chất: Việc quản lý, xác minh tài
sản, thu nhập của cán bộ, công chức được giao cho cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch đặt ra từ khâu lập danh sách đối tượng có nghĩa vụ kê khai, hướng dẫn kê khai, mở sổ theo dõi, kiểm tra ký nhận, quản lý bản kê khai, xây dựng kế hoạch công khai, lập biên bản ghi nhận các hình thức công khai. Ngoài ra, việc xác định tính chính xác, trung thực của bản kê khai tài sản thông qua các biện pháp xác minh, yêu cầu giải trình về tài sản tăng thêm không đơn giản, đòi hỏi phải có kỹ năng, nghiệp vụ. Do đó, người có trách nhiệm xác minh ở các cơ quan, đơn vị phải nắm chắc nghiệp vụ xác minh, có tính chuyên nghiệp, trung thực
thì việc xác minh bản kê khai tài sản, thu nhập mới đảm bảo tính chính xác, từ đó, nâng cao hiệu quả công khai, minh bạch tài sản, thu nhập.
34
34