Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đường biển tại indo trans logistics (Trang 32 - 35)

Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS (Vietnam Freight Forwarders Association) đƣợc thành lập theo Công văn số 5874/KTTV ngày 18 tháng 11 năm

1993 của Văn phòng Chính phủ với mục đích: "Hoạt động nghiệp vụ tư vấn trong lĩnh vực giao hàng, nhận hàng, khohàng và tổ chức chuyênchởhàng hóa, tham gia tổ chức quốc tế vềcác lĩnh vực nói trên". Trong năm 1994, VIFFAS trở thành hội viên chính thức của FIATẠ

Trƣớc đó, tiền thân của VIFFAS đã ra đời từ thời kỳ đầu của ngành ngoại thƣơng Việt Nam khi Bộ Ngoại thƣơng (nay là Bộ Công thƣơng) thành lập Cục Kho vận kiêm Tổng công ty Giao nhận ngoại thƣơng (tên gọi Vietrans) năm 1970, và những năm sau đó (1979) Bộ Nội thƣơng (nay là Bộ Công thƣơng) cũng thành lập Cục Kho vận và các Công ty kho vận ở 2 miền.

Quyết định số 07/QĐ-BNV ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết địnhđổi tên Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS thành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam - VLA (Vietnam Logistics Business Association).

Hình 2.3: Logo và Slogan của VLA

Nguồn: Website VLA

VLA chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Công thƣơng và các Bộ, ngành khác có liên quan đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hộị

VLA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp và các công dân Việt Nam trong hoạt động thƣơng mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo Luật Thƣơng mại, tự nguyện thành lập, không vụ lợi, nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên; trên cơ sở đó hội nhập với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật.

VLA xây dựng cơ cấu tổ chức linh hoạt, với nhiều ban chuyên môn phù hợp với việc kết hợp nghiên cứu và thực tiễn để cung cấp các giải pháp thích hợp.

KT NI

CHUYÊN NGHIP

Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VLA

VLA đã trải qua 6 kỳ đại hội, với hơn 19 năm ra đời và phát triển với nhiều thành tựu đạt đƣợc nhằm xây dựng và nâng cao thị trƣờng hoạt động của ngành logistics nói chung và lĩnh vực giao nhận nói riêng của Việt Nam. Một chặng đƣờng chƣa thật dài nhƣng đã góp phần tạo nên chỗ đứng của giao nhận vận tải Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Hiện nay, VLA cũng đang trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kì VI (2010-2015) vớitầm nhìn và sứ mệnh quan trọng.

Tầm nhìn: Liên kết, hợp tácnhững nhà cung cấp dịch vụgiao nhận vận tải, logistics trong và ngoài nƣớcnhằmkiến tạo vai trò mộtngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Sứ mệnh: Nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại,

kết nối logistics khu vực và toàn cầu, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển doanh nghiệp trong ngành cũng nhƣ phát triển kinh tế đất nƣớc Việt Nam.

Bảng 2.1: Cơ cấu phát triển hội viêncủa VLA

ĐVT: % Thời điểm: Cuối tháng 2/2014

Hội viên chính thức

Hội viên liên kết

178 48

Tổng số hội viên của VLA 226

Tổng số doanh nghiệp logistics ≈ 1.200 Tổng số hội

viên của VLA/ Tổng số doanh nghiệp logistics Về số lƣợng (%) ≈ 19 % Vềvốn kinh doanh (%) ≈ 40 % Về nhân lực (%) ≈ 40 %

Nguồn: Website VLA và tự tổng hợp

VLA đang là một hiệp hội có số lƣợng hội viên lớn nhất và hoạt động chuyên nghiệp trong số các hiệp hội có liên quan trong ngành logistics Việt Nam nhƣ Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC)…

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đường biển tại indo trans logistics (Trang 32 - 35)