Triển vọng phát triển

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đường biển tại indo trans logistics (Trang 85 - 88)

a) Dựbáo tăng trƣởng xuất khẩu và vận chuyển bằng container

Theo báo cáo của Bộ Công thƣơng, dự báo mối tƣơng quan giữa tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại với tốc độ tăng trƣởng kinh tế thế giới giai đoạn 2012 - 2018 có thể sẽ tƣơng đồng với giai đoạn 2002 - 2008 (kỳtăng trƣởng). Tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu hàng hóa toàn thế giới có thể đạt mức bình quân 6,5 - 6,6%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 6,7 - 6,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 (gấp khoảng 1,4 lần tốc độtăng GDP toàn cầu). Tốc độtăng trƣởng xuất khẩu hàng hóa toàn thế giới có thể đạt mức bình quân 6,9 - 7,0% trong giai đoạn 2011 - 2015 và 7,2 - 7,3% trong giai đoạn 2016 - 2020 (gấp khoảng 1,5 lần tốc độtăng GDP toàn cầu).

Tốc độ tăng trƣởng của xuất nhập khẩu hàng hóa luôn đi lên cộng với việc hơn 80% khối lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đƣợc vận chuyển bằng đƣờng biển thông qua các cảng trong toàn quốc và dự kiến trong những năm tới, khối lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và khối lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển nói riêng sẽtăng đáng kể, là điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải biển Việt Nam lớn mạnh và phát triển.

Chiến lƣợc biển của Việt Nam đã chỉ rõ, đến năm 2020 kinh tế biển sẽ đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, góp phần giải quyết tốt và thuận lợi hơn các vấn đề xã hội, giúp nâng cao đời sống nhân dân vùng biển và ven biển.

Nhu cầu vận tải container đã, đang và sẽ tiếp tục trở nên thịnh hành, phổ biến hơn, hiện nay trên thế giới hơn 85% thị phần vận chuyển container do các hãng tàu lớn nắm giữ, còn ở Việt Nam, các hãng tàu vận chuyển container chỉ chiếm 15%. Vì vậy, Chính phủvà Nhà nƣớc đang xây dựng để dần đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, đầu tƣ vận tải container để phục vụ kịp thời nhu cầu vận tải biển trong tƣơng laị Theo dự báo của Bộ Giao thông vận tải, tổng lƣợng hàng qua cảng Việt Nam đến năm 2015 vào khoảng 500 triệu tấn, năm 2020 khoảng 1 tỷ tấn, năm 2030 khoảng 2 tỷ tấn.

Nguồn hàng cho ngành vận tải biển của Việt Nam trong tƣơng lai là rất lớn, tạo điều kiện cho các công ty giao nhận mở rộng quy mô và hoạt động của mình, đồng thời cùng hợp tác với nhau trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển và đƣa ngành vận tải biển của Việt Nam lên tầm quốc tế.

b) Hạ tầng cơ sở, nhân lực

hệ thống cơ sở hạ tầng khá đảm bảo, cụ thể:

Cảng biển, bến cảng

Hiện nay ở nƣớc ta có 166 bến cảng cùng hệ thống các cảng biển đƣợc xây dựng rải rác ở hầu hết các địa phƣơng xuyên suốt Bắc-Nam, cụ thể với 44 cảng biển, trong đó có:

− 14 cảng biển loại I − 17 cảng biển loại II − 13 cảng biển loại III

Tuy nhiên, có một điều bất cập đối với hệ thống luồng biển, cảng biển và bến cảng ở nƣớc ta đƣợc xây dựng rải rác và không tập trung, thành ra chƣa đạt đƣợc chất lƣợng quốc tế, ít cảng chứa đƣợc tàu chở hàng loại lớn.

Đội tàu, thuyền viên

Tính đến cuối năm 2013, đội tàu vận tải biển Việt Nam có 1.793 tàu các loại, với tổng dung tích 4,3 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 6,9 triệu DWT, đứng thứ 5/10 nƣớc Asean. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu 80 tàu mang cờ quốc tịch nƣớc ngoài với tổng trọng tải 1,1 triệu DWT, chiếm khoảng 15% tổng trọng tải đội tàụ Trọng tải bình quân của tàu Việt Nam tƣơng đối thấp, chỉ 3.960 DWT/tàu đứng thứ 9/10 nƣớc Asean, tàu có trọng tải dƣới 5 vạn DWT chiếm gần 80%, tàu từ 5-15 vạn chiếm khoảng 17%, tàu trên 15 vạn có 2 tàu chỉ chiếm 3,3%.

Đội tàu vận tải biển Việt Nam gồm 577 chủ tàu, trong đó 33 chủ tàu lớn thuộc doanh nghiệp nhà nƣớc, hơn 500 chủ tàu thuộc doanh nghiệp tƣ nhân.

Đội ngũ thuyền viên gồm 44.651 ngƣời, đảm bảo nhân lực cho các tàu vận hành.

c) Điều kiện địa lý, tự nhiên

Biển Đông là con đƣờng mangtính chiến lƣợc, là huyết mạch giao thông hàng hải và hàng không, là “cầu nối” thƣơng mại cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Đông Á với các châu lục. Biển Đông luôn là tuyến đƣờng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải). Trong 39 tuyến đƣờng hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới (có tới 10 tuyến lớn), thì có 29 tuyến đi qua địa phận Biển Đông. Ở Việt Nam hiện cũng có khoảng 38 luồng đƣờng biển.

Chúng ta có trên 1 triệu km2 mặt nƣớc biển với trên 3260 km bờ biển, có nhiều vũng, vịnh và cửa sông nối liền với Thái Bình Dƣơng, rất thuận tiện để

xây dựng các cảng biển, các cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu biển và phát triển các lọai dịch vụ hàng hảị

Việt Nam còn nằm gần kề tuyến hàng hải quốc tế quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế phát triển sôi động nhất thế giới hiện naỵ Với lợi thế về địa lý tự nhiên, Việt Nam còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế hƣớng ra biển của một số quốc gia láng giềng không có bờ biển hoặc không đủ điều kiện để phát triển ngành kinh tế biển.

Tất cảcác điều kiện địa lý và tự nhiên của Việt Nam đều là những thuận lợi thúc đẩy cho vận tải biển nƣớc ta phát triển mạnh mẽhơn nữạ

d) Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, Chính phủ

Ngày 28/12/2011,Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hƣớng đến năm 2030. Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu ngƣời đạt trên 2.000 USD, cán cân thƣơng mại đƣợc cân bằng.

Chiến lƣợc cũng nêu định hƣớng xuất khẩu chung, gồm:

 Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trƣởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩụ

 Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩụ

Chiến lƣợc cũng đã vạch ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện, gồm:

 Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

− Phát triển sản xuất công nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp. − Phát triển thị trƣờng

 Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tƣ phát triển sản xuất hàng xuất khẩu;

 Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hoá hoạt động dịch vụ logistics

 Kiểm soát nhập khẩu

 Nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng của các doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.

Để thực hiện chiến lƣợc này cùng với các mục tiêu khác về giao nhận vận tải biển, Nhà nƣớc và Chính phủ đang thi hành rất nhiều chính sách cụ thể để hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp, nghiên cứu để đƣa ra các chƣơng trình hành động tích cực hƣớng đến thực tế thị trƣờng.

Nhà nƣớc thực hiện các biện pháp sâu sát với tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, xây dựng các chƣơng trình mà qua đó doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi trực tiếp và đƣợc giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.

Hiện nay, nhiều văn bản, quy phạm mới cũng đƣợc nghiên cứu và ban hành để phù hợp với tình hình mới, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trƣờng ngoại địa, các nhà đầu tƣ và khách hàng từ các nƣớc khác.

Các chính sách thƣơng mại cũng thông thoáng hơn, các hội nghj hợp tác, diễn đàn kinh tế mở cũng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên hơn, qua đó đƣa tiếng nói doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đường biển tại indo trans logistics (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)