Ở đây trình bày cơ sở dữ liệu cho việc chẩn đoán vết nứt trong dầm FGM bằng phương pháp đường đồng mức tần số. Tức chúng ta tính toán ba tần số đầu của dầm phụ thuộc vào vị trí và độ sâu vết nứt trong ba trường hợp điều kiện biên khác nhau (tựa đơn, ngàm hai đầu và dầm công xôn) và sử dụng hàm surface (X,Y,Z) trong
MATLAB để vẽ ba mặt 𝜔1 = 𝜔1(𝑒, 𝑎), 𝜔2 = 𝜔2(𝑒, 𝑎), 𝜔3 = 𝜔3(𝑒, 𝑎) trong không gian để từ đó có thể trích lấy đường đồng mức cụ thể tương ứng với số liệu cho trước phục vụ chẩn đoán vết nứt được thực hiện ở mục sau (4.3). Các Hình 4.1 - 4.3, lần
(simple supports - SS), ngàm hai đầu (clamped-clamped – CC) và dầm công xôn (Cantilevered – CF).
Các hình vẽ trên cho thấy sự phụ thuộc của ba tần số đầu tiên của dầm FGM vào vị trí và độ sâu vết nứt đều tương tự như dầm đồng nhất trừ tần số thứ ba của dầm công xôn. Điều này có thể lý giải như sau: ba tần số đầu của dầm tựa đơn và dầm ngàm hai đầu đều là các tần số dao động uốn nên sự phụ thuộc của chúng vào vết nứt tương tự như dầm đồng nhất. Tuy nhiên ở dầm công xôn chỉ có hai tần số đầu là tần số dao động uốn, tần số thứ ba là tần số cơ bản của dao động dọc trục. Nhưng do có sự tương tác giữa dao dộng uốn và dao động dọc trục trong dầm FGM, nên tần số thứ ba của dầm công xôn không hoàn toàn giống như tần số thứ nhất của dầm công xôn trong dao động dọc trục. Điều này chứng tỏ trong dầm FGM ảnh hưởng của dao dộng uốn đến dao động dọc trục mạnh hơn ảnh hưởng dao động dọc trục đến dao động uốn.
Hình 4. 2. Ba tần số đầu của dầm ngàm hai đầu phụ thuộc vào vị trí và độ sâu vết