Tổng quan về thị trường thời trang nam tại Việt Nam 1Tiềm năng tăng trưởng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM áo sơ MI CAO cấp SAN SCIARO của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN VIỆT TIẾN (Trang 27 - 30)

d. Giai đoạn suy thoá

1.3Tổng quan về thị trường thời trang nam tại Việt Nam 1Tiềm năng tăng trưởng

Theo một nghiên cứu của VinaResearch về mức chi tiêu cá nhân của người Việt Nam năm 2015:

Sơ đồ 1.1: Tháp chi tiêu cá nhân của người Việt Nam năm 2015

(Nguồn VinaResearch)

Nhìn sơ đồ tháp chi tiêu cá nhân của người Việt Nam, mua sắm may mặc mới chiếm 13,9%, đứng thứ 3 trong các khoản chi tiêu cá nhân của người Việt Nam. Ở thị trường nước ta, quy mô và tốc độ mua sắm hàng may mặc phải mất 5 - 7 năm nữa mới đạt mức bình quân trong khu vực, nhưng đã thể hiện rõ nét hướng tới hòa nhịp với xu hướng chung của thế giới, tức trong tổng các khoản tiêu dùng cá nhân, tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm sẽ giảm xuống, nhường ngôi cho sự đi lên của sản phẩm may mặc.

Những năm gần đây, hàng dệt may tiêu thụ nội địa tăng trung bình 10 - 15%/năm, quy mô thị trường năm 2010 đạt khoảng 44.000 tỷ đồng/năm và dự kiến sẽ tăng lên 88.000 tỷ đồng vào năm 2015, tính bình quân, mỗi năm người Việt bỏ ra 42,9 USD để mua sắm quần áo, chiếm gần 3,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015.

Biểu đồ 1.1: Mức độ chi tiêu cho tiêu dùng may mặc tại Việt Nam năm 2015

(Theo công ty nghiên cứu & tư vấn thương hiệu the Pathfinder)

Trong quy mô thị trường trên đây, thị trường trang phục nam giới có quy mô khá hấp dẫn với doanh số khoảng 14.210 tỷ, trong đó trang phục công sở đi làm chiếm gần 40%, đạt con số 5.684 tỷ năm 2015. Đó là lý do tại sao trong vài năm gần đây, hàng loạt các thương hiệu thời trang công sở cho nam giới liên tục xuất hiện trong các phân đoạn thị trường khác nhau.

Các phân khúc tiêu dùng không rõ rệt như trước nữa, mà có sự đan xen nhau. Khoảng 10 - 15 năm trước đây, thị trường trong nước hình thành 3 phân khúc rõ rệt. Ở phân khúc cao cấp, chiếm khoảng 30% thị phần là sự thống trị của các sản phẩm nhập khẩu thương hiệu Âu - Mỹ (Calvin Klein, Guess, Gucci, Mango, Uniqlo, Zara,..). 30% tiếp theo là phân khúc trung cấp chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có tên tuổi của Vinatex và một số hãng thời trang trẻ đang nỗ lực tạo dựng thương hiệu (NEM, Seven AM, NinoMaxx, PT2000,..) 40% còn lại dành cho phân khúc sản phẩm bình dân, phục vụ cho những người thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng lựa chọn hàng may mặc của Việt Nam, thay vì chuộng sử dụng hàng may sẵn xuất xứ từ Trung Quốc như trước. Bằng chất lượng sản phẩm, hàng may mặc Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau và dần chiếm lĩnh thị trường.

Tiêu dùng may mặc VND & USD

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã chủ động trong khâu thiết kế, phù hợp xu hướng và chinh phục được thị trường và dần khẳng định được thương hiệu của mình. Đồng thời các doanh nghiệp cũng có xu hướng nhận chuyển nhượng thương hiệu nước ngoài (Manhattan - Việt Tiến; Mattana - Nhà Bè; Pierre Cardin - An Phước;...) như một nhánh kinh doanh của mình hoặc thí điểm chuyển sang OBM (tự thiết kế, tìm nguồn nguyên liệu và cung cấp hàng hoá với thương hiệu của riêng mình) hoặc thông qua công ty ở địa phương để tiếp cận người tiêu dùng. song khâu thể hiện cuối cùng ra sản phẩm vẫn phải là hướng tới đa dạng hóa chất liệu may mặc trên nền tảng thiết kế hợp thời trang. Các hãng thời trang trẻ hay các doanh nghiệp mỗi năm đều đưa ra một vài kiểu dáng mới, mỗi kiểu dáng ấy có nhiều loại chất liệu khác nhau để phù hợp với từng phân khúc tiêu dùng.

Với quy mô thị trường trên đây Việt Nam hiện được xem như một thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực thời trang, mang đến cơ hội hấp dẫn cho cả các thương hiệu quốc tế và trong nội địa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM áo sơ MI CAO cấp SAN SCIARO của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN VIỆT TIẾN (Trang 27 - 30)