II. Rèn luyện để tăng vốn từ
Lục Vân Tiên gặp nạn
(Trích: Lục Vân Tiên _ Nguyễn Đình Chiểu)
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
Cảm nhận được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ. Nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.
Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiét và nghệ thuật ngon ngữ trng đoạn trích.
Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
II. Tiến trình lên lớp
A. Ổn định. B. Kiểm tra:
Đọc, phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp? Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên?
C. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung.
Vị trí của đoạn trích? H. 1. Vị trí: Phần 2
2. Chú thích: SGK.
Đoạn trích có bố cục? H. trả lời 3. Đọc, bố cục
Phần 1: 8 câu đầu: Cái ác lại hoành hành. Trịnh Hâm ra tay hãm hại Vân Tiên.
Phần 2: còn lại: Cái thiện hiển hiện. Vân Tiên được vự chồng ông chài cứu sống.
+Giao Long dìu đỡ vào trong bãi.
+Vợ chồng ông chài vớt lên bờ.
+Cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên ???
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân
tích II. Phân tích
GV: Tóm tắt phần trước.
Đang bơ vơ nơi đất khách quê người, tiền hết, bị mù loà cùng 1 tiểu đồng thì gặp Trịnh Hâm _ người bạn mới quen ở Kinh thành – cũng đã đỗ cử nhân và đang tren đường về, Vân Tiên có lời giúp đỡ. Trịnh Hâm nhận lời giúp đỡ nhưng lại lừa đưa Tiểu Đồng và rừng trói lại, rồi đưa Vân Tiên lên thuyền với lời hứa sẽ đưa chàng về đến tận Đông thành. Nhưng đến đêm khuya thì Hâm mới ra tay.
Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn trên sông và được cứu là tình huống Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo để nói lên quan niệm của mình về người anh hùng, về cái thiện, cái ác, về nhân dân lao động.
1. Tội ác của Trịnh Hâm.
Vì sao Trịnh Hâm quyết định hãm hại Vân Tiên?
GV: Vì Vân Tiên giỏi giang hơn trong cuọc thi thơ phú hắn kém tài → không muốn ai hơn mình.