Bộ phận quản ly chất lượng KHKT lập tiến độ kế hoạch vật tư Sau khi được phê duyệt bộ phận vật tư lập phương án liên hệ với các bạn hàng có sẵn hoặc tìm nhà cung cấp, lập tiến độ

Một phần của tài liệu 3. Kế hoạch quản lý chất lượng (Trang 28 - 31)

phận vật tư lập phương án liên hệ với các bạn hàng có sẵn hoặc tìm nhà cung cấp, lập tiến độ cấp vật tư theo kế hoạch vật tư đã thông qua. Bộ phận vật tư chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với tiến độ cấp vật tư và chất lượng vật tư đưa về công trình trước Chỉ huy trưởng và Công ty.

1. Đối với công tác bê tông.

1.1. Xi măng

− Xi măng dùng để trộn bê tông phải là loại xi măng Porland phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuât tiến hành.

− Với mác bê tông ≥ C15, C20 không sử dụng xi măng lò đứng và các loại tương tự.

− Xi măng đem dùng vào công trình phải đáp ứng được các yêu cầu của thiết bị và các quy định hiện hành.

− Mỗi lô xi măng được nhâp về công trường đều phải kèm thep phiếu kiểm định của Nhà sản xuất và được chất vào một khoảng riêng kèm theo số hiệu và các phiếu thí nghiệm của phòng thí nghiệm công trường.

− Xi măng được thí nghiệm đúng yêu cầu của tiêu chuẩn nhà nước(TCVN). Mọi bao, lô bị kết vón, quá thời hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng sẽ được loại bỏ.

− Xi măng được để trong kho kín kê cao cách mặt đất 30cm đảm bảo không bị ẩm làm giảm chất lượng xi măng. Xi măng được luân chuyển thường xuyên đảm bảo không để lưu kho quá 28 ngày. Thời gian lưu kho lâu nhất không quá 30 ngày. Thời gian lưu trữ các lô xi măng không quá 3 tháng kể từ ngày sản xuất.

1.2. Cốt liệu (cát, đá).

− Cốt liệu dùng để trộn hỗn hợp: Cát, đá đáp ứng yêu cầu kỹ thuât hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành.

− Các kho bãi để cát, đá phải sạch sẽ và bảo quản theo từng loại riêng rẽ không được trộn lẫn. − Vât liệu cát, đá sỏi đều được thí nghiệm cường độ và các chỉ tiêu cơ lý, kiểm tra nghiệm thu

mới được phép đưa vào sử dụng.

1.3. Nước.

− Nước dùng trộn bê tông hay vữa xây phải thỏa mãn yêu cầu tiêu chuẩn hiện hành.

− Trước khi sử dụng nước lấy từ bất kỳ nguồn nước nào để trộn bê tông cần phải thử nghiệm, phân tích về mặt hóa học.

− Có thể dùng loại nước biết chắc là uống được mà không cần phải thử nghiệm.

− Nước trộn bê tông phải tương đối sạch, không có các loại hàm lượng dầu, acid, nhôm kali, muối, chất hữu cơ có thể gây hư hại cho bê tông.

− Hàm lượng cloxit trong nước không vượt qus 600mg CL/lít đối với bê tông cốt thép thường. − Không dùng nước có độ pH < 4.

− Không được dùng nước có hàm lượng sunphat >1% trọng lượng của nó.

1.4. Cốt thép.

− Số hiệu thép, đường kính, hình dạng thanh thép cũng như bố trí cốt thép và các mấu nối để lắp ráp phải tuân theo đúng bản vẽ thiết kế.

− Chỉ được thay đổi số lượng các hàng hay vị trí uốn thép chịu lực khi có sự đồng ý của kỹ sư tư vấn.

− Mỗi lô thép đưa đến công trình đều phải kèm theo quy chuẩn về số hiệu và thành phần hóa học của thép, mỗi lô thép dưới 10 tấn đều phải qua thí nghiệm chịu kéo, chịu uốn, chịu hàn ngoài ra còn phải thí nghiệm về chất lượng mối nối.

− Cấm đặt tại một khu vực các cốt thép có số hiệu khác nhau hoặc đặt lẫn thép gai với thép trơn. − Cốt thép phải được bảo quản, trong kho có mái che, theo từng loại riêng biệt và được xếp trên

bệ để cách mặt đất hoặc trên các giá đỡ.

− Các thanh cốt thép khi đưa ra gia công phải thẳng, không cong vênh và sạch sẽ. Trước khi gia công phải tẩy dầu, sơn và đánh rỉ. Đầu cốt thép phải được uốn theo quy định thiết kế, cấm dùng axit tẩy sạch cốt thép.

− Dây buộc cốt thép: phải là loại dây thép màu đen mềm và có chất lượng cao, đường kính khoảng 1,6mm.

1.5. Ván khuôn.

−Phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Kiên cố, ổn định, cứng rắn, không biến dạng khi chịu tải trọng do trọng lượng áp lực ngang của bê tông cũng như trọng tải do thi công phát sinh ra.

+ Phải ghép kín không cho phép chảy vữa.

+ Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước của kết cấu.

+ Chế tạo đơn giản, dễ tháo lắp, đảm bảo đặt cốt thép và đổ bê tông dễ dàng.

− Yêu cầu đối với kết cấu ván khuôn: độ võng của các bộ phạn chịu uốn của ván khuôn dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng và nằm ngang không vượt qua 1/400 chiều dài tính toán đối với bộ phân bố trí mặt ngoài và 1/250 đối với các bộ phân khác.

− Bề mặt tiếp giáp với bê tông của ván khuôn phải bằng phẳng và phải được bào nhẵn và được bôi dầu để giảm dính bám giữa bê tông và ván khuôn.

1.6. Thiết kế thành phần bê tông.

− Nhiệm vụ của công tác thiết kế thành phần bê tông là chọn một hỗn hợp bê tông hợp lý thích hợp có tính chất với các phương pháp thi công và đảm bảo đạt được loại bê tông thành phẩm đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế.

− Đơn vị sẽ căn cứ vào các quy định về vât liệu và thiết kế thành phẩm bê tông để thiết kế thành phần bê tông, công việc này phải được làm từ trước để thí nghiệm và căn cứ vào kết quả thí nghiệm để quyết định chọn thành phần dùng cho thi công.

− Việc xác định độ nhuyễn của bê tông được quy định bằng độ sụp của chóp cụt tiêu chuẩn. − Khi không có quy định riêng trong thiết kế thì để đảm bảo cho bê tông có độ chặt cao tỷ lệ

N/XM phải thấp hươn tỉ lệ quy định 0,7 đối với kết cấu nằm dưới mực nước có thể bị lở; 0,65 đối với kết cấu nằm trên khô.

− Tất cả các số liệu tính toán và thí nghiệm phải được ghi đầy đủ trong phiếu thí nghiệm để TVGS quyết định dùng loại nào sử dụng vào công trình.

− Vât liệu dùng cho nền đắp phải phù hợp với yêu cầu chất lượng theo quy định của thiết kế cũng như các quy trình quy phạm hiện hành.

− Chỉ những vât liệu đúng yêu cầu đã được phê duyệt và thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý đạt yêu cầu kỹ thuât đắp nền đường mới được dùng.

− Các loại đất chưa được phê duyệt hoặc có lẫn mùn chất hữu cơ gốc rễ cây đều không được dùng để đắp nền đường.

− Cần phải xử lý độ ẩm của lớp đất đắp trước khi tiến hành đắp các lớp cho nền đường. Độ ẩm của đất đắp càng gần độ ẩm tốt nhất (độ ẩm tối ưu) càng tốt.

3. Vật liệu móng đường.

− Hỗn hợp cấp phối đã dăm phải phù hợp theo đúng thiết kế quy định, phù hợp với tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuât thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô hiện tại.

− Vât liệu khi chở đến công trình được làm thí nghiệm các chỉ tiêu của hồ sơ thiết kế sau.

− CPĐD là nguồn cung cấp được tâp kết về bãi chứa gần công trình để tiến hành các công tác kiểm tra đánh giá chất lượng vât liệu làm cơ sở TVGS chấp thuân đưa vât liệu vào sử dụng trong công trình.

− Bãi chứa vât liệu được gia cố để không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của các phương tiện vân chuyển, thi công; không bị ngâp nước, bùn đất hoặc vât liệu khác lẫn vào.

− Không tâp kết lẫn lộn nhiều nguồn vât liệu vào cùng một vị trí. Trong mọi công đoạn vân chuyển, tâp kết đơn vị sẽ áp dụng mọi biện pháp nhằm tránh sự phân tầng của vât liệu CPĐD.

5. Nhũ tương dính bám 0,5kg/m2.

− Vât liệu khi chở đến công trình phải được thí nghiệm hoặc trình hồ sơ chất lượng của nhà cung cấp.

− Công tác lấy mẫu, đóng gói, vân chuyển và bảo quản the đúng các quy định hiện hành và phải được TVGS kiểm tra ký xác nhân.

− Nhũ tương không được phân ly trước khi dùng và phù hợp với mọi yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuât hiện hành.

6. Vật liệu bê tông nhựa nóng.

− Trước khi tiến hành sản xuất thử bê tông nhựa nóng. Đơn vị sẽ xuất trình chứng chỉ thí nghiệm các loại vât liệu dùng để sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa nóng để TVGS xem xét và chấp thuân. Chỉ khi có sự chấp thuân của TVGS bằng văn bản mới thì đơn vị mới cho tâp kết vât liệu tới nơi trộn.

− Vât liệu khi chở đến công trình yêu cầu phải thí nghiệm các chỉ tiêu yêu cầu của hồ sơ thiết kế.

− Các thành phần vât liệu sử sụng khi chết tạo hỗn hợp BTN trong các trạm trộn phải tuân theo đúng bản thiết kế và phù hợp với mẫu vât liệu đã đưa thí nghiệm.

7. Các vật tư khác.

− Các vât tư phụ hoặc vât tư có khối lượng ít Nhà thầu tuân theo đúng chỉ định của thiết kế. Trường hợp cần phải thay đổi về chủng loại, Nhà thầu sẽ đệ trình Chủ đầu tư phê duyệt.

− Các vât tư cần có chứng chỉ xuất xứ để chứng minh chất lượng và chủng loại. Các vât tư kém chất lượng hoặc chưa được sự đồng ý của chủ đầu tư đều không được Nhà thầu đưa vào sử dụng.

B. Kiểm soát vật tư trong kho và sau khi xuất kho.

− Toàn bộ vât tư trước khi nhâp vào kho được kiểm tra xuất xứ, số lô, khối lượng, số lượng... đảm bảo yêu cầu của dự án mới được tiến hành kiểm kê nhâp kho.

− Toàn bộ vât tư trong kho được xếp đống và bảo quản đảm bảo yêu cầu kỹ thuât chất lượng. − Hàng tháng Bộ phân Quản lý chất lượng KH-KT sẽ tiến hành kiểm kê kho 01 lần vào ngày 25

hàng tháng. Nếu vât tư nào không đảm bảo chất lượng sẽ được lâp biên bản đưa ra khỏi công trường với sự chứng kiến của các bên liên quan.

− Trong tháng nếu cần thiết Bộ phân quản lý chất lượng KH-KT có quyền kiểm tra đột xuất kho bất cứ thời điểm nào. Khi kiểm tra nếu bộ phân kho không giải trình được vât tư trong kho thì sẽ chịu kỷ luât theo quy chế của đơn vị thi công.

− Bộ phân kho chỉ được xuất vât tư trong kho khi có giấy yêu cầu xuất kho của chỉ huy trưởng công trường hoặc người được chỉ huy trưởng công trường ủy quyền.

− Vât tư sau khi được xuất ra khỏi kho cho các tổ đội thi công thì ông Đội trưởng và kỹ thuât TC tại khu vực được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm soát vât tư có đảm bảo theo yêu cầu của dự án mới được tiến hành thi công.

− Trước khi tiến hành thi công phải mời TVGS nghiệm thu vât liệu trước khi đưa vào sử dụng và được sự đồng ý của TVGS mới tiến hành thi công theo quy trình thi công được phê duyệt. − Trong quá trình thi công Bộ phân Quản lý chất lượng KH-KT sẽ kiểm tra thường xuyên chất

lượng vât liệu đầu vào. Nếu vât liệu không đảm bảo yêu cầu thì Ông Đội trưởng và kỹ thuât tại vị trí thi công đó chịu hoàn toàn trách nhiệm với công ty và pháp luât hiện hành.

Một phần của tài liệu 3. Kế hoạch quản lý chất lượng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w