Mô hình phân quyền ở Pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp Việt Nam (Trang 33 - 36)

Pháp là nước điển hình theo chính thể cộng hòa lưỡng tính. Đặc điểm của chính thể cộng hòa lưỡng tính là sự kết hợp các yếu tố của chính thể cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống. Ở đây, nguyên tắc phân chia quyền lực vừa được áp dụng một cách mềm dẻo, vừa có sự điều hòa, phối hợp giữa các ngành quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đặc trưng cơ bản của chính thể cộng hòa lưỡng tính là sự độc lập của hành pháp với lập pháp cao hơn trong chính thể cộng hòa đại nghị nhờ không có sự chung nhân viên giữa chúng. Ở Pháp, khi nghị sĩ được cử làm bộ trưởng trong Chính phủ thì họ có thời gian một tháng để chọn lựa giữa hai chức vụ bộ trưởng và nghị sĩ. Hết thời gian này, nếu họ được cử làm thành viên của Chính phủ thì vị trí của họ tại Thượng viện hay Hạ viện sẽ được thay thế bằng người dự bị đã được bầu qua tổng tuyển cử.

Tuy nhiên, sự độc lập giữa hành pháp và lập pháp lại thấp hơn trong chính thể cộng hòa Tổng thống vì Chính phủ và Quốc hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình làm luật. Nghị viện có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện và Nghị viện có thể lật đổ Chính phủ. Ngược lại, Nghị viện cũng có thể bị giải tán trước thời hạn hay bị kiểm soát ngân sách bởi Chính phủ.

Quan hệ hành pháp và lập pháp ở đây mật thiết hơn so với chính thể cộng hòa Tổng thống vì quyền sáng kiến luật ở đây thuộc về cả Chính phủ lẫn các nghị sĩ. Ở Pháp, dự luật (do Chính phủ đưa ra) hay đề nghị luật (do nghị sĩ đưa ra) có thể được đưa ra đệ trình trước Thượng viện hay Hạ viện. Nếu như dự luật hay đề nghị luật ấy gặp phải mâu thuẫn giữa hai viện và sau 2 lần biểu quyết tại mỗi viện hoặc Chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp

29

thì Thủ tướng sẽ thiết lập Ủy ban hỗn hợp các nghị sĩ bằng nhau trong viện đề nghị một phương án cho các điều khoản tranh luận. Nếu như Ủy ban trên không thống nhất thì Chính phủ sẽ kết thúc thảo luận bằng cách đề nghị nghị viện quyết định, hoặc Chính phủ có thể rút lại các dự luật bất cứ lúc nào nếu không thấy thỏa mãn.

Ngoài ra, ở Pháp, Nghị viện có thể đặt câu hỏi chất vấn các Bộ trưởng, Tổng thống hay các thành viên Chính phủ, thậm chí là khởi tố và xét xử Tổng thống, bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ khi họ phạm tội. Việc xét xử Thủ tướng Chính phủ khi ông ta phạm tội còn nằm trong thẩm quyền của tòa án và ngành tư pháp. Ngoài ra, trong nội bộ Chính phủ, Tổng thống nắm quyền cao nhất của nhà nước, có ý nghĩa quyết định tới việc ban hành luật, nhưng trên thực tế, quyền lực nhà nước lớn hay không còn phụ thuộc vào việc ông ta và Thủ tướng có cùng đảng phái hay không. Nếu cùng đảng thì quyền lực của Tổng thống là rất lớn do có sự hậu thuẫn của đa số trong quốc hội. Ngược lại, khi khác đảng phái thì Tổng thống phải nhượng bộ Thủ tướng trong vấn đề chính trị và cả hai phải chung sống hòa bình vì Thủ tướng có chỗ dựa là đa số Quốc hội.

Ở Pháp, trung tâm của bộ máy chính quyền là Tổng thống. Tổng thống không do Nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị, mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Tổng thống có nhiệm vụ, quyền hạn rất lớn, kể cả quyền giải tán nghị viện của cộng hòa đại nghị và quyền tự thành lập Chính phủ của cộng hòa tổng thống. Hiến pháp năm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm của Bộ trưởng trước Tổng thống và giảm tính chịu trách nhiệm của Bộ trưởng trước Nghị viện.

Giống như chính thể cộng hòa đại nghị, Chính phủ Pháp có Thủ tướng đứng đầu. Nhưng thực ra Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống. Tổng thống chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng để quyết

30

định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi Tổng thống cho phép. Ngoài ra, Thủ tướng chỉ được quyền chủ tọa các phiên họp Nội các để chuẩn bị cho các phiên họp chính thức của Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) dưới sự chỉ đạo của Tổng thống.

Ở Pháp, quyền lập pháp thuộc về Nghị viện- hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ; tư pháp thuộc về hệ thống tư pháp. Giữa lập pháp và hành pháp có mối quan hệ mật thiết hơn so với chính thể cộng hòa tổng thống nhưng vẫn kiểm soát, hạn chế quyền lực lẫn nhau- Nghị viện - cơ quan lập pháp được thành lập do bầu cử. Cơ quan hành pháp bao gồm Tổng thống và Chính phủ, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, Tổng thống do dân trực tiếp bầu ra và có quyền bổ nhiệm, phê chuẩn việc thành lập Chính phủ. Tổng thống là trung tâm nền chính trị, bảo vệ hiến pháp và là trọng tài điều hòa hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tổng thống có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại các dự thảo luật đã thông qua - đồng thời có quyền giải tán Hạ nghị viện. Nghị viện có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ còn Chính phủ bao gồm các Bộ trưởng và Thủ tướng không những phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện, mà còn chịu trách nhiệm thực sự trước Tổng thống. Nếu Thủ tướng và các Bộ trưởng không thực thi được các chính sách của Tổng thống thì phải từ chức. Ngoài ra, trong lĩnh vực lập pháp, Nghị viện bị hạn chế quyền lập pháp của mình trong phạm vi nhất định được quy định trong hiến pháp - còn những lĩnh vực khác thì do Chính phủ dự thảo luật và ban hành (trên thực tế các dự án luật do các Nghị viện đề xuất ngày càng ít đi còn từ phía Chính phủ lại tăng lên).

Sự phân quyền trong phân định về mặt nhân sự của bộ máy nhà nước Pháp cũng giống như ở các nước theo thiết chế cộng hòa Tổng thống. Những người nắm quyền lập pháp không thể được trao quyền hành pháp hoặc tư pháp. Điều này đã hạn chế được việc lạm dụng quyền lực, tạo cho

31

cơ quan lập pháp có điều kiện để kiểm soát hoạt động của Chính phủ và toàn bộ cơ quan hành pháp.

Có thể nói, chính thể cộng hòa lưỡng tính ở Pháp có ưu điểm là bảo đảm tính thực quyền, năng động, quyết đoán và độc lập trong hoạt động của nguyên thủ quốc gia.Vì vậy, tăng quyền lực và vai trò của hành pháp cũng như khẳng định năng lực của nguyên thủ quốc gia - từ đó, tạo được sự độc lập, cạnh tranh và nâng cao vai trò tác dụng kiềm chế lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp. Nhưng sự hạn chế của nó là gây nên những biến động lớn trong đời sống chính trị đất nước khi hai nhánh quyền lực này có những sự mâu thuẫn nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)