78
quyền lực có thể được hiểu là cơ chế của hoạt động quyền lực nhằm tác động từ phía các chủ thể quan hệ quyền lực đối với các bên tham gia khác của quan hệ đó thông qua việc sử dụng các hệ thống chính sách và pháp luật hoặc chủ yếu là bằng pháp luật, các hình thức trách nhiệm và các công cụ quyền lực khác, bảo đảm để các thiết chế quyền lực được tổ chức và hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, ở nghĩa rộng nhất và khái quát nhất, kiểm soát quyền lực là loại hoạt động quyền lực thể hiện mối liên hệ giữa chủ thể quyền lực với khách thể của nó nhằm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền, bảo đảm để khách thể phải nằm trong quỹ đạo của các yêu cầu về quyền lực được xác định trong Hiến pháp, pháp luật và các đòi hỏi khác nhau của chủ thể quyền lực như đường lối, chính sách, đạo đức, tư tưởng v.v.
Khái niệm tổng quát trên đây về kiểm soát quyền lực có thể được hiểu ở những khía cạnh và cấp độ khác nhau.
Khi chúng ta sử dụng khái niệm “quan hệ quyền lực” giữa chủ thể và khách thể quyền lực thì điều đó không chỉ bao hàm quan hệ quyền lực “trên và dưới”, mệnh lệnh và phục tùng mệnh lệnh mà còn bao hàm cả mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể quyền lực. Trong cơ chế quyền lực nhân dân, sự kiểm soát quyền lực thông qua các hình thức như bầu cử, trưng cầu ý dân, bãi miễn đại biểu, bỏ phiếu toàn dân v.v. là những biểu hiện của mối quan hệ quyền lực của người nắm quyền với người được ủy quyền; sự giám sát trong cơ chế “kiểm soát và cân bằng” là sự kiểm soát lẫn nhau giữa các thiết chế quyền lực mà không phải là quan hệ quyền lực trên – dưới, mệnh lệnh – phục tùng.
Kiểm soát quyền lực có thể là hoạt động một chiều, hay có thể là hoạt động hai chiều theo nguyên tắc tương tác. Nhưng ở dạng nào, một chiều hay hai chiều, thì kiểm soát luôn luôn hàm chứa trong đó quyền của chủ thể đối
79
với khách thể, yêu cầu của chủ thể hoạt động kiểm soát đối với khách thể hoạt động kiểm soát. Điều đó phụ thuộc vào tố chất của chế độ chính trị. Trong chế độ phi dân chủ, kiểm soát quyền lực luôn luôn là loại hoạt động một hướng từ phía chủ thể có quyền lực: Nhà nước kiểm soát xã hội, “bề trên” kiểm soát “kẻ dưới”. Trong một chế độ chính trị dân chủ, kiểm soát quyền lực là sự thể hiện mối liên hệ chức năng giữa Nhà nước với xã hội . Nhà nước kiểm soát xã hội để quản lý xã hội , nhưng xã hội, các thiết chế xã hô ̣i cũng có quyền kiểm soát quyền lực nhà nước . Bên trong bộ máy nhà nước cũng có hai dạng kiểm soát tương tự. Ở đó không chỉ có sự kiểm soát từ trên xuống mà còn có sự kiểm soát lẫn nhau với quan hệ tùy thuộc lẫn nhau của cơ chế phân quyền.
Nếu nội dung chủ yếu của kiểm soát quyền lực là theo dõi, đánh giá quá trình hoạt động quyền lực thì mục đích cơ bản của kiểm soát quyền lực là bảo đảm các hoạt động quyền lực đó đúng với chức năng , nhiệm vụ , thẩm quyền phù hợp với quyết định quyền lực (đường lối chính trị, chính sách, pháp luật). Kiểm soát quyền lực bảo đảm xác lập một cách có hiệu quả mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể quyền lực , kết nối toàn bộ quá trình thực hiện quyền lực . Vì vậy, kiểm soát quyền lực có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thực hiện quyền lực.
Như vậy , mục đích trước hết của kiểm soát quyền lực là bảo đảm để quyền lực được thực hiện đúng và có hiệu quả . Chỉ trong những trường hợp nhất định thì kiểm soát quyền lực mới nhằm mục đích ngăn chặn , loại bỏ những hoạt động sai trái và vi phạm . Cần khắc phục quan điểm thu hẹp mục đích của hoạt động kiểm soát quyền lực trong các hoạt động , đối với các hành vi vi phạm.
Do đó , kiểm soát quyền lực có thể được so sánh với hoạt động của Trọng tài bóng đá là theo dõi cả quá trình của trận đấu bóng đá và chỉ thổi còi khi có vi phạm, vì mục đích của trọng tài là bảo đảm để trận đấu diễn ra đúng luật chơi của nó!
80
Trong mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể quyền lực để cho khách thể có thể thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền đúng đắn là và có hiệu quả thì yếu tố cần thiết nhất là thông tin. Do vậy, phương thức cơ bản của kiểm soát quyền lực là bảo đảm để khách thể luôn luôn có được thông tin cần thiết về các yêu cầu của chủ thể, về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình. Mặt khác, hoạt động quyền lực cũng đòi hỏi chủ thể phải luôn luôn có thông tin về quá trình thực hiện quyền lực mà khách thể đang thực hiện. Như vậy, đứng ở góc độ nào thì bảo đảm thông tin trong quá trình thực thi hoạt động quyền lực cũng cần là phương thức quan trọng để kiểm soát quyền lực . Không xử lý tốt mối quan hệ thông tin giữa chủ thể và khách thể của quá trình kiểm soát thì không thể bảo đảm hiệu lực và hiệu quả kiểm soát quyền lực.
Tác giả Trịnh Thị Xuyến trong Luận án Tiến sĩ Chính trị học của mình đã hết sức có lý khi lập luận về vấn đề thông tin trong quan hệ quyền lực và vai trò của nó đối với hiệu quả của hoạt động kiểm soát quyền lực. Đó là trường hợp mà tác giả gọi là “sự bất đối xứng về thông tin và hoạt động” giữa người chủ và người đại diện quyền lực. Người đại diện vốn có những thông tin mà người chủ không có hoặc phải chịu một chi phí lớn mới có được. Người đại diện có những động cơ để sử dụng thông tin này một cách có lợi cho mình và có thể gây thiệt hại cho chủ, đặc biệt khi giữa họ không có sự tương hợp về động cơ. Hành động này càng trở nên nan giải khi hành động của người đại diện chỉ quyết định một phần kết quả.
Tác giả cũng đã nêu vấn đề về hiện tượng “nan giải Madison” trong khoa học chính trị, tiềm ẩn trong cơ chế ủy quyền, khi nguồn lực và quyền lực được trao cho người đại diện vì mục đích nâng cao lợi ích của người chủ quyền lực nhưng lại quay trở lại chống chính người chủ quyền lực. Theo tác giả, nan giải Madison không phải là kết quả của việc người đại diện sử dụng sai trái, có những hành động ngầm mà nghịch lý này xuất phát từ việc người
81
đại diện khai thác vị trí thuận lợi có tính chiến lược và những thông tin mà họ đang có [43, tr. 32].
Cũng giống như các hoạt động kiểm soát xã hội khác, kiểm soát quyền lực được thực hiện bởi nhiều hình thức, công cụ khác nhau, từ tác động tâm lý, giáo dục, thuyết phục, đến việc sử dụng các thiết chế chuyên biệt, các chế tài mang tính cưỡng chế v.v.
Công cụ thực hiện kiểm soát được sử dụng phổ biến nhất trong một chế độ dân chủ pháp quyền là các thể chế. Thể chế có thể là những quy tắc, chuẩn mực, đòi hỏi bất thành văn nhưng vẫn được mọi người mặc nhiên chấp nhận. Có thể nói, đây là kiểm soát thông qua các chỉ số về tính chính đáng của quyền lực.
Tuy nhiên, thể chế thành văn vẫn chiếm vị trí chủ yếu trong các công cụ thể chế để kiểm soát quyền lực. Đó trước hết là Hiến pháp, kế đó là pháp luật, các chính sách của Nhà nước. Đó còn bao gồm các thiết chế tổ chức như Nghị viện, Chính phủ, Tòa án, quân đội, cảnh sát v.v.
Đó còn là các thủ tục pháp lý như thủ tục luận tội, thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm, thủ tục tài phán Hiến pháp v.v. Những thủ tục pháp lý đó là công cụ hết sức hữu hiệu bảo đảm tính chặt chẽ, tính công khai, minh bạch cho quá trình kiểm soát quyền lực, làm cho “sự kiểm soát có thể được kiểm soát” [47, p.448].
Có thể nói rằng, các công cụ pháp lý-các thể chế là phương tiện kiểm soát quyền lực ổn định mà cơ chế kiểm soát, quyền lực nào cũng cần đến khi những tác động “phi chính thức” không mang lại kết quả và hiệu quả.
Ba cơ chế kiểm soát quyền lực là cơ chế kiểm soát dựa trên các mối liên hệ Nhân dân - Nhà nước, đảng chính trị - Nhà nước - Xã hội ; cơ chế giới hạn quyền can thiệp của Nhà nước đối với quyền tự do của công dân ; cơ chế kiểm soát dựa trên sự phân quyền trong nội bộ quyền lực Nhà nước . Tất cả các cơ chế đó đều phải được đặt trên nền tảng pháp lý vững chắc là Hiế n
82
pháp và pháp luật và phải được thực hiện theo những thủ tục pháp lý chặt chẽ. Bằng chứng là: ở Việt Nam, ngay từ Hiến pháp 1946 với chế định về quyền phúc quyết của nhân dân về Hiến pháp và về những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, cho đến Hiến pháp 1959, 1980, 1992 với chế định trưng cầu ý dân, nhưng do chưa có một đạo luật quy định điều kiện, thể thực, thủ tục thực hiện nên cho đến nay chế định trưng cầu ý dân vẫn chưa được thực hiện trên thực tế. Hoặc chẳng hạn, năm 2001 với việc ban hành Luật Giám sát của Quốc hội lần đầu tiên ở Việt Nam có quy định về chế độ bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và quy định về việc thành lập các Ủy ban lâm thời của Quốc hội. Tuy nhiên, do chưa có các quy định về thủ tục tiến hành các hoạt động giám sát đặc thù nói trên nên các quy định này đã không thể hiện được hiệu lực thực tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hoạt động khác không thành văn, không được thể chế hóa nhưng có khả năng lớn trong việc kiểm soát quyền lực. Đó là những hoạt động trao đổi ý kiến giữa các cơ quan thuộc các nhóm quyền lực nhà nước khác nhau trước khi đưa ra bàn chính thức; hoặc ngược lại, những thương lượng nhằm “hóa giải” các vấn đề gay cấn sau các quyết định chính thức. Chính vì vậy, ở nhiều nước trong bộ máy của Chính phủ và các Bộ thường có các bộ phận có chức năng liên hệ với bộ máy của Quốc hội, hoặc ngược lại. Chẳng hạn, ở Mỹ trong cơ cấu của bộ máy Văn phòng Tổng thống cũng như bộ máy các Bộ đều có cơ quan “các vấn đề về Quốc hội”.
Cùng với khái niệm “kiểm soát” quyền lực là hai khái niệm được sử dụng phổ biến khác: khái niệm “kiểm tra” và khái niệm “giám sát”. Vậy, giữa ba khái niệm đó có những điều chung và có những đặc trưng riêng như thế nào?
Trong thực tiễn chính trị, quản lý nhà nước, các khái niệm kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm soát thường được hiểu và sử dụng gần giống nhau, nhiều khi chỉ là do xuất phát từ thói quen sử dụng từ ngữ, nhưng cũng có khi
83
lột tả được gần đúng thực chất của hoạt động quyền lực. Chẳng hạn, chúng ta thường hiểu kiểm tra là chức năng của Ủy ban kiểm tra Đảng, nhưng theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban kiểm tra có chức năng giám sát; giám sát vừa là “quyền”, vừa là chức năng của Quốc hội, không thấy nói Quốc hội kiểm tra. Nhưng trên thực tế, các “Đoàn đại biểu” Quốc hội, các đoàn giám sát của Quốc hội không chỉ giám sát mà còn kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế ở các địa phương, các đơn vị, các lĩnh vực. Còn khái niệm, “kiểm soát” được các từ điển như Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ [42], Từ điển Hán Việt của học giả Đào Duy Anh [1] định nghĩa là kiểm tra và giám sát; trong khi đó trong chức năng của Viện kiểm sát chỉ có nội dung giám sát v.v. Theo phát hiện của Trịnh Thị Xuyến thì điều đáng chú ý ở đây về mặt ngữ nghĩa là ở chỗ, trong Từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh không có khái niệm “kiểm soát”. Theo tác giả Trịnh Thị Xuyến, có lẽ cụ Đào Duy Anh cho rằng giám sát, kiểm tra, kiểm soát là giống nhau nên không cần dùng tới khái niệm “kiểm soát” [43, tr. 27].
Về đại thể, chúng tôi tán thành cách suy luận của tác giả Trịnh Thị Xuyến. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của chúng tôi, ngoài sự giống nhau của nội hàm các khái niệm thì còn có một số đặc điểm giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc sử dụng các khái niệm gần gũi nhau này.
Thứ nhất, về cấp độ thực hiện. Kiểm tra có thể được hiểu là sự xem xét, đánh giá sự việc ở bất kỳ lĩnh vực và cấp độ nào và với mức độ chung hoă ̣c cụ thể. Trong khi đó, cũng với nội dung là xem xét, đánh giá sự việc, nhưng thực hiện từ ngoài vào, và chỉ trong trường hợp đó hoạt động này được coi là giám sát. Đây cần phải được coi là dấu hiệu căn bản nhất của hoạt động giám sát, trong đó có giám sát quyền lực. Như vậy, khái niệm “kiểm tra” có nội hàm rộng hơn khái niệm “giám sát”.
84
“kiểm tra” thường được dùng trong trường hợp cần đánh giá tính hợp lý, hoặc tính hợp pháp hoặc cả hai trường hợp ấy . Trong khi đó, “giám sát” chỉ được sử dụng để xem xét , đánh giá tính hợp pháp , hợp hiến của hoạt động quyền lực. Chẳng hạn, Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật. Viện kiểm sát giám sát hoạt động tư pháp có phù hợp với các quy định của pháp luật về tố tụng hay không, áp dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án như thế nào v.v
Nếu nhìn vào từng lĩnh vực hoạt động quyền lực có thể thấy, hoạt động kiểm tra thường phổ biến trong các cơ quan hành pháp , cơ quan quản lý. Bởi vì, như vừa nêu ở trên, trong hoạt động của các cơ quan hành pháp và quản lý thì vấn đề trọng tâm là đánh giá tính đúng đắn , tính hợp lý, rồi sau đó mới là vấn đề tính hợp pháp của các quyết định và hoạt động , hành chính, quản lý. Do đó, rất dễ hiểu là những cơ quan nào không có chức năng chủ yếu là quản lý thì không có chức năng kiểm tra chung. Chẳng hạn, viện kiểm sát (hoặc công tố) không phải là cơ quan quản lý hành chính nhà nước nên chức năng của cơ quan này không phải là chức năng kiểm tra mà là chức năng giám sát: giám sát các cơ quan khác
Thứ ba, về hậu quả pháp lý: Hoạt động kiểm tra phải dẫn đến hậu quả pháp lý là áp dụng các chế tài: chế tài hành chính, chế tài vật chất. Trong khi đó, kết quả giám sát chỉ nêu kiến nghị hoặc khuyết nghị mà thôi hoặc cùng lắm là đình chỉ hiệu lực của văn bản hay quyết định. Chẳng hạn, kiến nghị của Viện kiểm sát trong trường hợp có kết quả tiêu cực được phát hiện trong quá trình kiểm sát hoạt động tư pháp; Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về sự vi hiến của một quy định pháp luật nào thì quy định đó bị đình chỉ hiệu lực thi hành. Đó là điều dễ hiểu, vì như đã nêu trên, giám sát được thực hiện “từ ngoài” hệ thống hành pháp hoặc lập pháp nên việc sửa đổi, ban hành văn bản mới, cho dù là đã thay thế văn bản bị coi là vi hiến là thuộc về phạm vi thẩm quyền của cơ quan có liên quan.
85
Thứ tư, xét về chủ thể thực hiện: Cơ quan có chức năng kiểm tra là cơ quan nằm trong hệ thống hành pháp trong khi đó, giám sát thường đặc trưng