Hiến pháp năm 2013
Chính phủ là cơ quan do nhân dân gián tiếp bầu ra thông qua Quốc hội, là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất [32, Điều 94]. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Chính phủ, xem xét báo cáo của Chính phủ. “Quốc hội có quyền lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” [32, Điều 70]. Về nguyên tắc Chính phủ do Quốc hội thành lập, nhưng quyền lực thực tế là “hành pháp” tương đối độc lập trong mối quan hệ với lập pháp.
Trong mối quan hệ với Quốc hội, thẩm quyền của Chính phủ được thể hiện ở các phương diện là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất” và “cơ quan chấp hành của Quốc hội” với tư cách là cơ quan chấp hành do Quốc hội thành lập, Chính phủ có 8 nhiệm vụ quyền hạn và những nhiệm vụ quyền hạn này đều phản ánh thông qua việc trình các dự án, báo cáo đến Quốc hội xem xét phê chuẩn và tổ chức thi hành hiến pháp, luật Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Đề xuất xây dựng chính sách trình Quốc hội, đệ trình kế hoạch
72
phát triển kinh tế xã hội, các dự án luật, pháp lệnh đến Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Quốc hội là cơ quan phê chuẩn chính sách thì Chính phủ là cơ quan hoạch định chính sách, đệ trình chính sách. Sau khi chính sách, luật, pháp lệnh được Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ triển khai các hoạt động điều hành để đưa luật, pháp lệnh vào cuộc sống. Chính phủ đúng nghĩa là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Quyền lập pháp và hành pháp vẫn không có sự phân chia tuyệt đối với nhau vì cho dù hành pháp có can thiệp sang lập pháp đi chăng nữa thì cuối cùng phần quyết định chức năng quyết định dự án luật trở thành luật vẫn là quyết định của lập pháp nhưng lập pháp lại là nhu cầu của hành pháp. Kiểm soát quyền lực nhà nước chủ yếu là kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp.