Mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền tư pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp Việt Nam (Trang 77 - 79)

Mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền tư pháp có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, Hiến pháp năm năm 2013 quy định thẩm quyền của Quốc

73

hội là “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật”, thẩm quyền của Quốc hội thực hiện công tác xét báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội thực hiện quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao… phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi được bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp (điều 70 Hiến pháp năm 2013). Như vậy, về nguyên tắc Quốc hội thành lập cơ quan tư pháp và có mối quan hệ với nhau giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp được thể hiện ở Hiến pháp 2013 quy định: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội” [32, Điều 105];

Điều 108 Hiến pháp 2013 quy định:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội [32, Điều 108]. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân [32, Điều 102, Khoản 3].

Mối quan hệ giữa lập pháp và tư pháp có mối quan hệ với nhau trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Thể hiện pháp luật là tối thượng trong nhà nước pháp quyền. Quốc hội là cơ quan phê chuẩn chính sách còn tư pháp là độc lập trong quá trình xét xử, chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

74

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN YẾU TỐ PHÂN QUYỀN TRONG TỔ CHỨC QUYỀN LỰC

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1. Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện yếu tố phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)