Bảng 2.15: Mô tả dư nợ khách hàng cá nhân tại PGD
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 21.5 12 60.5 69 81.1 19 39.057 181, 56 20.550 33,93 Trung hạn 45.8 25 30.5 18 29.1 47 - 15.307 - 33,40 - 1.371 - 4,49 Dài hạn 51.3 22 35.7 20 33.3 69 - 15.602 - 30,40 - 2.351 - 6,58 Tỗng 118.65 9 126.80 7 143.63 5 8.148 6,87 16.8 28 13, 27 (Nguôn: Sô tay tín dụng TCB Thủ Đức giai đoạn 2011-2013)
Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đã đi phân tích chi tiết, tuy nhiên doanh số dư nợ chỉ phân tích ở các kỳ hạn.
> Dư nơ kỳ hạn ngắn hạn
Dư nợ là số tiền mà khách hàng còn nợ của ngân hàng theo phần trình bày cơ sở lý luận. Doanh số thu nợ giảm dần đồng nghĩa với dư nợ tăng dần nhung lại ở kì hạn ngắn hạn. Năm 2011 là 21.512 triệu đồng, năm 2012 là 60.569 triệu đồng tăng 39.057 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 181,56% so với năm 2011, năm 2013 là 143.635 triệu đồng tăng 20.550 triệu đồng tương ứng với mức tăng 33,93% so với năm 2012, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng ở năm 2012/2011. Có thể xét đến các nguyên nhân như khách hàng kinh doanh không hiệu quả, khách hàng gia hạn các khoản vay để tiếp tục sử dụng khoản vay. Với sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng, hay việc sử dụng vốn không hiệu quả đã làm mức thu về của ngân hàng giảm sút, tác động đến chỉ số nợ xấu của ngân hàng, làm các khoản nợ xấu trong ngân hàng gia tăng, cũng tác động xấu đến hình ảnh của khách hàng đối với ngân hàng.
> Dư nơ kỳ han trung han và dài han
Bảng số liệu 2.15 cho ta thấy dư nợ kỳ hạn dài hạn luôn cao hơn kỳ hạn trưng hạn, mức chênh lệch dư nợ là không nhiều năm 2011 chênh lệch 5.294 triệu đồng, năm 2012 chênh lệch 5.202 triệu đồng, năm 2013 còn 4.222 triệu đồng. Mức chênh lệch này có sự giảm xuống qua 3 năm vì dư nợ của cả 2 kỳ hạn đều giảm
xuống. Tuy nhiên mức dư nợ tổng số dư nợ lại gia tăng qua 3 năm là nhờ việc tập trung vào kỳ hạn ngắn hạn nhằm phục vụ những nhu cầu cấp
thiết ứng biến với nền
kinh tế đang không ổn định.
Biểu đồ 2.2: Mô tả dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại Phòng giao dịch
Biểu đồ 2.2 cho thấy rõ sự đi lên của dư nợ ngắn hạn cùng chiều với đi lên của tổng số dư nợ, ngược lại với điều này là sự đi xuống của kỳ hạn trung hạn và dài hạn. Hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch đã đươc cải thiện qua việc rút ngắn vòng quay này, thu được nhiều lợi nhuận hơn đồng nghĩa với việc giám sát các khoản vay chặt chẽ, thường xuyên hơn.
2.2.2.4. Nợ quá hạn - Nợ xấu
> Nợ quá hạn
Bảng 2.16: Mô tả tình hình nợ quá hạn toàn hệ thống Techcombank và PGD
Thủ Đức ĐVT: Triệu đồng Nợ quá hạn 2011 2012 2013 PGD 2.41 2 862 799 Tỷ trọng (%) 0,08 0,09 0,03 TCB 3.000.000 980.000 3.002.000 Tỷ trọng (%) 100 100 100
Nợ quá hạn của Phòng giao dịch đều giảm qua các năm, năm 2011 là 2.412 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,08% trong toàn bộ hệ thống, năm 2012 còn 862 triệu đồng, tưomg ứng với mức giảm 1.550 triệu đồng nhưng chiếm tỷ trọng trong hệ thống cao hơn năm 2011 là 0,01%, vì mức giảm của Phòng giao dịch vẫn cao hơn mức giảm của hệ thống. Đến năm 2013 Phòng giao dịch tiếp tục hạ con số nợ quá hạn đạt 799 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 63 triệu đồng, mức giảm này không cao nhưng lại kết quả tốt trong chiều hướng đi lên của hệ thống.
> Nơ xẩu
Bảng 2.17: Nợ xấu tại Phòng giao dịch và hệ thống Techcombank
ĐV: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 PGD 18 8 439 324 Tỷ trọng (%) 0,09 0,11 0,06 Hệ thống TCB 201.000 417.255 549.920 Tỷ trọng (%) 10 0 100 100 (Nguôn: Tự tông hợp)
Phòng giao dịch xếp vị trí thứ 2 trong hệ thống các chi nhánh trực thuộc và Phòng giao dịch, nợ xấu chiếm 0,09% so với hệ thống vào năm 2011, tương ứng với năm 2012 tăng lên 0,02% chiếm tỷ trọng 0,11%, năm 2013 con số này được cải thiện rõ rệt trong bối cảnh tăng lên của nợ xấu toàn hệ thống, giảm được 0,05% tỷ trọng so với năm 2012. Việc quản lý chất lượng nợ là điều kiện cần và đủ cho mọi công tác tín dụng nhưng không hẳn trường hợp nào cũng có thể thực hiện được tốt. Đối với Phòng giao dịch, việc thực hiện đồng bộ, liên kết với nhau đã tạo được cho riêng mình một bước nhảy an toàn cho vị trí xếp hạng trong hệ thống.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng và Phòng giao dịch Thủ Đức
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng STB ở mức thấp so với mặt bằng chung, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng này là rất tốt.
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống được kiểm soát tốt nằm ở mức dưới 4% theo yêu cầu quản lý của NHNN, nhưng so sánh với ngân hàng cùng cấp là Sacombank thì tỷ lệ này quá cao. Điều này cho thấy Techcombank cần phải học hỏi nhiều từ phía bạn. Đối với Phòng giao dịch năm 2011 là 0,07%, tỷ lệ này có sự tăng lên thêm 0,09% ở năm 2012 so với năm 2011, đến năm 2013 giảm xuống 0,05% so với năm 2012 giữ ở mức 0,11%. Nhìn chung Phòng giao dịch đã kiểm soát khá tốt tỷ lệ nợ xấu của mình trong giai đoạn này, vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản tốt, rủi ro thị trường được kiểm soát trong hạng mức riêng. Tương ứng với sự tăng lên/ giảm xuống của hệ thống cho thấy được việc tập trung quản lý chất lượng nợ đã mang lại hiệu quả.
Với tỉ lệ an toàn vốn năm 2012 là 12,6%, năm 2013 là 14,03% hệ thống vẫn có vốn đầy đủ và vượt xa yêu cầu tối thiểu theo quy định của NHNN. Không chủ quan trong môi trường kinh tế hiện giờ, ngoài việc áp dụng các quy trình quản trị rủi ro từ hội sở đưa xuống Phòng giao dịch đã nghiên cứu phát triển để phù hợp với tình hình hiện tại của mình. Hệ số an toàn vốn cao chỉ là điều kiện cần để ngân hàng phát triển, nếu muốn hoạt động ổn định lâu dài, Techcombank cần phải giải quyết thật nhanh bài toán nợ xấu. Bởi vì xét cho cùng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Giải quyết xong vấn đề nợ xấu thì chắc chắn sẽ đạt được niềm tin của dân chúng cũng như ổn định tâm lý của nhà đầu tư đặc biệt là các cổ đông hiện hữu.
Dựa trên các số liệu thu thập được, với cái nhìn tổng quan đã đánh giá được hoạt động của Techcombank nói chung và Phòng giao dịch Thủ Đức nói riêng. Tìm hiểu sâu horn về tình hình hoạt động của Phòng giao dịch ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính.
2.2.3. Đánh giá tình hình tài chính của Phòng giao dịch
Trong phần này chúng ta sẽ xoáy sâu vào phân tích các chỉ tiêu thể hiện chất lượng của hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank PGD Thủ Đức trong 3 năm 2011 - 2013. Việc phân tích đươc thực hiện dựa trên các chỉ tiêu đã đề cập đến trong cơ sở lý luận.
Bảng 2.18: Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Thủ Đức
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu đánh giá 2011 2012 2013 Tổng nguồn vốn huy động(l) 361.113 394.489 420.49 6 Tống thu nhập(2) 36.447 44.329 48.950 Thu nhập lãi(3) 2.197 1.65 3 2.06 8 Tống chi phí(4) 25.833 32.556 30.750
Doanh so cho vay(5) 265.925 273.104 284.52
6 Doanh số thu nợ(6) 147.267 146.297 140.89 2 Dư nợ(7) 118.659 126.807 143.63 5 Dư nợ bình quân(8) 54.543 50.447 54.189 Nợ quá hạn (9) 2.412 862 799 Tỷ lệ nợ quá hạn(10) (%) 2,03 0,68 0,5 6 Nợxấu(ll) 188 439 324 Tỷ lệ nợ xấu (12) (%) 0,07 0,16 0,1 1 Hiệu suất sử dụng vốn(7/l) (%) 32,86 32,14 34,16 Vòng quay vốn tín dụng(6/8) (v) 2,70 2,90 2,6 0
Khả năng sinh lời(3/2) (%) 6 4 4
Tống chi phí trên tống thu nhập(4/2) (%) 0,71 0,73 0,6
3 (Nguồn: Số tay tín dụng Techcombankr "hủ Đức giai đoạn
Đây là bảng số liệu tổng quát thể hiện các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Trước hết chứng ta sẽ đi tìm hiểu - đánh giá về tỷ lệ nợ quá hạn tại Phòng giao dịch trong thời gian nghiên cứu của đề tài.
2.2.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn tại Phòng giao dịch
Như đã phân tích con số nợ quá hạn ở trên, ở mục này sẽ đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn cùng các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm, năm 2011 là 2,03%, năm 2012 là 0,68%, năm 2013 tiếp tục giảm còn 0,56% trong khi mức dư nợ tăng dần qua 3 năm, năm 2011 là 118.659 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm 8.148 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với mức tăng là 6,87% đạt được 126.659 triệu đồng, năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng thêm 16.828 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với mức tăng 13,27% đạt được 143.635 triệu đồng. Những con số này đã khẳng định được vị trí được xếp hạng thứ 2 trong hệ thống của Phòng giao dịch. Trong bối cảnh khó khăn Phòng giao dịch không những giữ vững mình mà còn vững chắc hơn nhờ việc làm giảm được các con số gây rủi ro.
2.2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu tại PGD
Tỷ lệ nợ xấu không khả quan như tỷ lệ nợ quá hạn vì ở năm 2012 có sự tăng lên nhưng đã được giảm ở năm 2013 chứ không giữ nguyên chiều hướng tăng lên đó. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 0,07 %, năm 2012 là 0,16 % tăng thêm 0,09% so với năm 2011, năm 2013 là 0,11% đã giảm được 0,05% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng/ giảm bao gồm 2 nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
o Nguyên nhân khách quan
Thường do tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa -xã hội, các chính sách ưu đãi cho các tập đoàn - tổng công ty nhà nước nhằm tăng trưởng kinh tế tác động vào; các nguyên nhân từ thời tiết như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh,.. .Khi bị ảnh hưởng nguồn vốn cho vay sử dụng không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn, đồng thời mất khả năng chi trả của khách hàng.
o Nguyên nhân chủ quan:
Từ phía ngân hàng: Việc nới lỏng điều kiện phê duyệt tín dụng, khâu thẩm định hời hợt, nguồn cung cấp thông tin hạn chế,.. .đã dẫn đến tình trạng ngân hàng
tự đưa mình vào số những doanh nghiệp hoạt động kém, thu về những khoản nợ xấu khổng lồ. Không những thế một số ngân hàng còn phải bán
các khoản nợ xấu cho
công ty thu hồi nợ để giảm gánh nặng cũng như áp lực cho mình.
Từ phía khách hàng: Phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay khi gặp phải sự biến động về lãi suất ngoài dự kiến, tình hình kinh doanh bị trì trệ, doanh thu không đủ bù đắp cho chi phí làm mất dần khả năng thanh toán nợ. Khả năng thích ứng với môi trường kém, kinh doanh không khả thi, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khả năng lập kế hoạch, quản trị rủi ro kém,... đã làm doanh nghiệp mất dần khả năng hoạt động đồng thời mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Vấp phải tình hình nợ xấu trong thời điểm hiện tại khiến ngân hàng đã có những biện pháp điều chỉnh, cải thiện đi kèm, dưới sự quản lý chặt chẽ của NHNN hệ thống Techcombank cũng như Phòng giao dịch đã giữ vững được vị thế của mình, không đi vào vòng tăng trưởng âm. Đe biết được hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả như thế nào sẽ tiến hành phân tích hiệu suất sử dụng vốn vay.
2.2.3.3. Hiệu suất sử dụng vốn vay
Năm 2011 là 32,86% , năm 2012 là 32,14% , năm 2013 là 34,16%. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục biến động phức tạp và gặp nhiều khó khăn hom, thưomg mại sụt giảm, tăng trưởng toàn cầu thấp đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế hội nhập sâu, rộng như nước ta. Với chính sách kiểm soát chặt tiền tệ từ NHNN để kiềm chế lạm phát, hệ quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh,... Với diễn biến nền kinh tế vĩ mô phức tạp Techcombank đã áp dụng chiến lược phòng thủ để đảm bảo an toàn hoạt động, hạn chế sự tác động của những ảnh hưởng tiêu cực từ ngoại cảnh trong bối cảnh hiện nay.
Nhờ việc cơ cấu lại nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn thu từ hoạt động tín dụng, PGD vẫn có được khả năng huy động vốn tốt hơn mặt bằng chung của thị trường, tính thanh khoản ổn định, nhận được sự đánh giá tốt từ hội sở cũng như cũng cố thêm lòng tin của khách hàng. Chiến lược này đã giúp Phòng giao dịch cũng như hệ thống giảm được chi phí tín dụng tiềm ẩn, giảm áp lực từ tỷ lệ nợ xấu của các nhóm nợ mà có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng tín dụng hiện nay.
Bên cạnh việc quan sát tình hình tín dụng cá nhân theo các chỉ tiêu trên một chỉ tiêu hết sức quan trọng, được biết đến rộng rãi đó là vòng quay vốn tín dụng.
2.2.3.4. Vòng quay vốn tín dụng
Là số tiền ngân hàng thu về để tiếp tục cho vay mới, đây là chỉ số quan trọng luôn được các ngân hàng tính toán kiểm soát hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn của mình cũng như hiệu quả tín dụng làm hài lòng khách hàng.
Năm 2011 là 2,7 vòng/ năm, năm 2012 là 2,9 vòng/ năm, năm 2013 là 2,6 vòng/ năm. Cùng với công tác cho vay, công tác thu hồi nợ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng. Nếu doanh số cho vay cao mà doanh số thu hồi nợ không đạt yêu cầu thì chất lượng tín dụng cũng không được coi là tốt. Vòng quay vốn tín dụng cao cũng đồng nghĩa với việc Phòng giao dịch đang ít gặp rủi ro hơn trong việc cho vay là huy động, do khoản nợ thu được đã đủ để bù đắp cho khoản vay trong kỳ, nên trong trường hợp khách hàng rút vốn nhiều thì PGD cũng không sợ mất khả năng thanh khoản. Đồng thời nó cũng giúp chi nhánh tiết kiệm được một khoản chi phí từ việc vay mượn các tổ chức tín dụng khác hoặc vay NHNN trong trường hợp cần vốn nóng.
2.2.3.5. Khả năng sinh lòi
Đều ở mức dương nhưng giảm dần qua các năm, 2011 là 6%, năm 2012 và 2013 cùng ở mức 4%. Điều này cho thấy trong thời gian qua đã chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế, chịu sự quản lý chặt chẽ từ các chính sách của NHNN, Techcombank cũng như PGD đã thay đổi cơ cấu lợi nhuận của mình, ít thu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng hơn. Việc sụt giảm này đã được bộ phận quản lý cũng như các bộ phận liên quan nghiên cứu đưa ra các lời giải thích phù hợp với bối cảnh hoạt động của ngân hàng đang gặp khó khăn, tín dụng tăng trưởng yếu kém, lãi suất liên tục giảm.
Qua phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Thủ Đức, bên cạnh những hạn chế: vốn huy động còn dư thừa, thẩm định khách hàng cá nhân chưa tốt, chất lượng tín dụng chưa thật sự cao,... Phòng giao dịch Thủ Đức vẫn đạt được hiệu quả cao trong quản lý chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu không ngừng được cải thiện theo thời gian.
2.2.3.6. Tổng chi phí trên tổng thu nhập
Như đã trình bày ở phần 1.3.2.6, tổng chi phí trên tổng thu nhập của Phòng giao dịch năm 2011 là 0,71% điều này cho ta biết khả năng bù đắp chi phí của một