CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.1. Về cơ chế chính sách, thủ tục, quy trình.
• Sử dụng đồng bộ các cơ chế, chính sách tín dụng cho phù hợp với yêu cầu trong hoạt động cho vay cá nhân.
• Việc điều hành kế hoạch tín dụng phải linh hoạt giữa kế hoạch quý, kế hoạch năm,
thường xuyên theo dõi tình hình cho vay cá nhân để xử lý kiệp thời vướng mắc phát sinh, điều chỉnh cơ chế phí điều vốn phù hợp với lãi suất cho vay đối với các chương trình, các gói tín dụng thuộc lĩnh vực ưu tiên, áp dụng lãi suất ưu đãi để khuyến khích chi nhánh mở rộng tăng trưởng tín dụng.
• Cải tiến lề lối tác phong làm việc của nhân viên, xửlý
kịp thời các vấn đề vượt
thẩm quyền.
• Triển khai hiệu quả các chương trình cho vay: cho vay hỗ trợ nhà ở theo thông tư số 11/2013/TT - NHNN của Ngân hàng nhà nước; hỗ trợ lãi suất đối với các hộ nghèo theo nghị quyết 30a của Chính phủ; chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.
• Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chuyên đề, nâng cao trách nhiệm trong công tác kiểm tra hoạt động cho vay cá nhân. Kiên quyết xử lý các tình trạng sai phạm phát hiện sau kiểm tra, làm tốt công tác cảnh báo rủi ro, hạn chế nợ xấu phát
sinh.
• Tổ chức tập huấn quy trình thẩm định, quy trình cấp tín dụng, đảm bảo tiền vay.. và
các cơ chế tín dụng, phân loại nợ được ban hành trong năm 2014 đến 100 % cán bộ
tín dụng.
• Tiếp tục rà soát và chuẩn hóa dữ liệu đầu vào về thông tin khách hàng, tài sản đảm
bảo và các thông tin liên quan trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Định kỳ kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót phục vụ cho việc phân loại nợ, trích lập
• Ban hành quy chế tài chính, khen thưởng gắn với các chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã
xử lý rủi ro, sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Áp dụng các biện pháp
xử lý nghiêm đối với các cán bộ có vi phạm, nợ xấu cao, không hoàn thành nhiệm
• về quy trình, thủ tục cho vay: Là khách hàng cá nhân khi đến ngân hàng vay vốn là
lúc họ thật sự đang rất cần đến khoản tiền mà họ đang vay ngân hàng, vì vậy đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng càng nhanh gọn thì càng để lại ấn tượng tốt
cho khách hàng. Đây là điều mà ngân hàng cần quan tâm tới để tạo thế mạnh cạnh
tranh cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và khách hàng đến xin vay vốn nóichung. Thời gian nhận được vốn vay được khách hàng quan tâm đến nhưng không
chỉ có vậy mà khách hàng còn quan tâm đến các yếu tố khác nữa như:lãi suất, phương thức hoàn trả, tài sản đảm bảo, các điều kiện quy tắc..Vì vậy chi nhánh cần
rút ngắn những khoản thời gian không cần thiết trong quá trình duyệt cho vay để tránh tình trạng khách hàng phải đợi chờ quá lâu mà vẫn đảm bảo được tính an toàn
vốn vay. Mặt khác, điều kiện và hồ sơ vay đơn giản hơn, không phức tạp, rườm rà.
• Về quan điểm xét duyệt hồ sơ vay cá nhân: không nên chú trọng quá nhiều vào tài
sản thế chấp, hãy xem đây là một yếu tố có sự ảnh hưởng ít nhất đến việc ra quyết
định cho vay hay không, mà nên đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nên tạo
cho khách hàng những điều kiện đối với những phương án khả thi và hiệu quả. • Luôn cập nhật nắm bắt những thay đổi về quy định của Nhà nước có liên quan
đến
lĩnh vực đầu tư. Tuân thủ đầy đủ những quy định của Pháp luật về đầu tư, giúp ngân hàng bảo vệ được lợi ích của mình.
• Cán bộ tín dụng phải trang bị những kiến thức cơ bản về phương án bao gồm: nội dung, chu trình, các bước nghiên cứu và phương pháp phân tích phương án. Đặc biệt, phải nắm được những kỹ năng thẩm định ở phương diện tài chính của phương
án.
• Khi thực hiện phân tích đánh giá tín dụng là nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, yếu tố về tài chính và hiệu quả của phương án kinh doanh là quan trọng. Tuy nhiên, việc hoàn trả nợ vay còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẳn lòng trả
nợ của khách hàng. Có một số trường hợp phương án kinh doanh khả thi nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì khách hàng không sẵn lòng trả nợ. Những khách hàng
có hành vi đánh lừa cán bộ tín dụng bằng các hành vi che đậy, gây nhiễu thông tin
làm cán bộ tín dụng phán đoán sai khả năng trả nợ của họ. Nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải cẩn thận và trang bị kiến thức đầy đủ.
• Cải cách mô hình tổ chức hoạt động tín dụng tại ngân hàng theo hướng ngày càng
chuyên môn hóa quy trình xử lí công việc:
- Về mô hình hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Tân Bình vẫn đang áp dụng mô hình một nhân viên tín dụng sẽ xử lí mọi vấn đề phát sinh đến khoản vay ( ngoại trừ hoạt động thẩm định TSĐB và xử lí nợ). Mô hình tổ chức như vậy dù có ưu điểm là nhân viên tín dụng sẽ hiểu rõ về khách hàng của mình nhưng mỗi nhân viên phải xử lí quá nhiều công việc ( marketing, phân tích khách hàng, xử lí hồ sơ vay, quản lí khoản vay sau khi giải ngân..) sẽ gây áp lực dẫn đến làm việc không hiệu quả cho nên ngân hàng cần tách biệt thành từng bộ phận quản lí: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận kiểm tra khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ.