Thực trạng hoạtđộng tín dụng ngắnhạn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 38 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÂN HÀNG Á CHÂU QUA 3 NĂM 2012 2014.

2.2. Thực trạng hoạtđộng tín dụng ngắnhạn tại Ngân hàng

2.2.1. Tình huy huy động vốn

Vốn là một trong những yếu tố cần thiết để phục vụ các DN, cá nhân thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc biệt là với NH, nguồn vốn của NHTM chính là nguồn hình thành nên tài sản Có để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của NH mình. Trong những năm 2012 - 2014 vừa qua, tình hình nguồn vốn và huy động vốn của ACB được thể hiện trong bảng báo cáo chỉ tiêu sau:

Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm

Đơn vị: trđ. Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Tiền gửi và vay TCTD 13.748.800 7.793.776 6.145.238 -5.955.024 -43,3 -1.648.538 -21,2 - TG thanh toán 143.068 109.665 162.824 -33.403 -23,3 53.159 48,5 - TGKH 9.156.820 5.733.271 3.081.319 -3.423.549 -37,4 -2.651.952 -46,3

- Vay TCTD 4.448.912 1.950.840 2.901.095 -2.498.072 -56,2 950.255 48,7 TG khách hàng 125.233.595 138.110.836 154.613.58 8 12.877.24 1 10,3 16.502.75 2 11,9 -TGKKH 12.869.170 17.798.615 20.539.098 4.929.445 38,3 2.740.483 15,4 - TGKH 6.436.669 11.787.998 16.436.657 5.351.329 83 4.648.659 39,4 -TGTK 104.596.065 106.696.736 115.554.54 0 2.100.671 2 8.857.804 8,3 - TG khác 1.331.691 1.827487 2.083.293 495.796 37,2 255.806 14 Phát hành GTCG 20.201.212 3.500.000 3.078.000 - 16.701.21 2 -82,7 -422.000 -12,1 TỔNG CỘNG 159.183.607 149.404.61 2 6163.836.82 -9.778.995 -6,1 14.432.214 9,7 w T /A T-11 ' A /-11

Nguôn: Phòng kê toán Ngân hàng Á Châu.

Qua bảng 1.2, cho thấy tình hình huy động vốn của ACB khá là ổn định. Trong năm 2012 vốn huy động là 159.183.607 trđ, nhưng sang năm 2013 vốn huy động có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 149.404.612 trđ, tức giảm 9.778.995 trđ tương đương giảm 6,1%. Điều này là do trong năm 2013 là năm biên động đối với ACB, nội bộ có vấn đề làm cho lòng tin của KH không nhiều, nhiều KH lo sợ nên đã rút vốn. Tuy nhiên, sang năm 2014 vốn huy động tăng lên khá cao, cụ thể: vốn huy động năm 2014 là 163.836.826 trđ, tăng 14.432.214 trđ so với năm 2013, tương đương tăng 9,7%; không những thê còn cao hơn cả năm 2012. Điều này cho thấy, ACB đã lấy lại niềm tin đối với KH, ngoài ra năm 2014 là năm thứ hai ACB thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2013 - 2015, bên cạnh đó ACB đã nổ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Một loạt sản phẩm tiêt kiệm và tín dụng mới được ACB tung ra nhằm đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu KH. Trong lĩnh vực thanh toán, ACB chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện trực tiêp tại NH, và tính năng mới của dịch vụ mobile banking.. .ngoài ra ACB còn thực hiện tốt dịch vụ chuyển tiền.

2.2.1.1, Tiền gửi từ các tchức kinh tế

Biểu đồ 1.6: Tình hình huy động vốn từ các tổ chức tín dụng năm 2012 - 2014.

Đơn vị: trđ.

Nguồn: Dựa vào bảng 1.2. Nhìn vào đồ thị 1.6, cho thấy tình hình huy động vốn từ TCTD có xu hướng giảm, cụ thể năm 2012 là 13.748.800 trđ nhưng sang năm 2013 giảm 5.955.024 trđ còn 7.793.776 trđ tức giảm 43,3%, đến năm 2014 giảm 1.648.538 trđ còn 6.45.238 trđ tức giảm 21,2%. Nguyên nhân là do ACB chuyển hướng tín dụng theo hướng tập trung hơn vào KHCN, doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế huy động liên NH giảm năm thứ ba liên tiếp.

Chúng ta cũng biết, tiền huy động từ các TCTD đều là tiền nhàn rỗi, vì thế tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao luôn trên 50%, cụ thể: năm 2012 tiền gửi là 9.156.820 trđ chiếm 66,6% trong tổng vốn huy động từ TCTD; sang năm 2013 là 5.733271 trđ chiếm 73,6% và năm 2014 là 3.081.319 trđ chiếm 50,1%. Mặc dù, từ năm 2013 sang 2014 ttrọng chiếm của tiền gửi có kỳ hạn trong tổng vốn huy động từ TCTD có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Tiếp đó là tiền vay từ các TCTD, cụ thể: năm 2012 là 4.448.912 trđ chiếm 32,4% sang năm 2013 là 1.950.840 trđ tức chiếm 25% và năm 2014 là 2.901.095 trđ tức chiếm 47,2%, vậy tại sao ta lại thấy tỷ trọng vay từ TCTD năm 2014 chiếm tỷ lệ cao như vậy,điều này đã nói trên, vì ACB đang hướng tới KHCN nên tỷ lệ huy động vốn đối với TCTD rất thấp, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu cho vay nên ACB cần vốn huy động cao để đáp ứng nhu cầu của KH và vì vậy nên tỷ lệ đi vay năm 2014 tương đối cao. Mặt khác, tiền gửi của các TCTD thường không ổn định, chủ yếu gửi vào NH để tránh phí tổn lưu giữ tiền mặt và cho tiện việc thanh toán trong kinh doanh.

Và cuối cùng là tiền gửi thanh toán từ các TCTD chiếm tỷ trọng rất thấp. 2.2.1.2. Tiền gửi khách hàng

Hiện tại ACB có rất nhiều loại tiền gửi dành cho KH, tạo điều kiện thuận lợi cho KH gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình, vì thế đây là nguồn vốn khá quan trọng đối với NH, cụ thể như sau:

Biểu đồ 1.7: Tình hình tiền gửi khách hàng qua 3năm 2012 - 2014:

Qua biểu đồ 1.7, ta thấy vốn huy động từ KH có chiều hướng tăng mạnh qua 3 năm, cụ thể: năm 2012 là 125.233.595 trđ sang năm 2013 tăng 12.877.241 trđ lên thành 38.110.836 trđ tức tăng 10,3%, đến năm 2014 huy động vốn từ KH tăng thêm 16.502.752 trđ lên thành 154.613.588 trđ tức tăng thêm 11,9%. Điều này cho thấy, ACB đã thành công khi thực hiện chính sách và định hướng vào KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

TGTK chiếm tỷ trọng tương đối cao và tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2012 là 104.596.065 trđ chiếm 83,5%, sang năm 2013 tăng lên 106.696.736 trđ chiếm 77,3% và năm 2014 tiếp tục tăng lên 115.554.540 trđ tức chiếm 74,7%, mặc dù tiền huy động từtiết kiệm của KH có xu hướng tăng qua 3 năm nhưng tỷ lệ trên tổng vốn huy động từ KH lại giảm qua 3 năm. Điều đó đồng nghĩa với việc huy động vốn từ TGKKH và TGKH tăng, cụ thể: năm 2012 TGKKH là 12.869.170 trđ tức chiếm 10,3% và sau đó là TGKH là 6.436.669 trđ tức chiếm 5,1%; sang năm 2013 TGKKH tăng lên 17.798.615 trđ tức chiếm 12,9% và TGKH tăng lên 11.87.998 trđ tức tăng 8,5%; và năm 2014 TGKKH tiếp tục tăng lên 20.539.098 trđ tức chiếm 13,3% và TGKH tăng lên 16.436.657 trđ tức chiếm 10,6%. Điều này ta có thể dễ dàng hiểu vì sao ACB lại có tình hình huy động vốn TGTK cao như vậy, nếu một NH có vốn huy động từ TGKH cao thì tình hình kinh doanh của họ sẽ ổn định, với lại tỷ lệ lãi suất của TGKH luôn cao và được NH ưu đãi nhiều hơn, nhưng thay vì gửi tiền gửi có kỳ hạn thì KH lại gửi TGTK nhiều hơn vì TGTK có lãi suất cao hơn và có nhiều lựa chọn để KH lựa chọn.

2.2.1.3. Các giấy tờ có giá

Ngoài gửi tiền tiết kiệm NH còn huy động kỳ phiếu, trái phiếu, đây cũng là công cụ huy động vốn khá hiệu quả, do NH phát hành các GTCG nhằm mục đích kinh doanh trong thời kỳ nhất định. NH phát hành trái phiếu qua 3 năm được thể hiện tại biểu đồ 1.8.

Biểu đồ 1.8: Tình hình huy động từ phát hành giấy tờ có giá qua 3 năm 2012 - 2014:

Đơn vị: trđ.

Nhìn chung, tình hình phát hành các GTCG qua 3 năm 2012 - 2014 có xu hường giảm mạnh, cụ thể: năm 2012 huy động được 20.201.212 trđ, sang năm 2013 giảm xuống rõ rệt huy động giảm còn 3.500.000 trđ tức giảm 82,7% và năm 2014 huy động tiếp tục giảm xuống còn 3.078.000 trđ tức giảm 12,1%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút đó là do nguồn ngoại tệ trong dân cư giảm, do phát hành các GTCG có kỳ hạn dài nên không phù hợp với nhu cầu chi tiêu và trích trữ của họ. Mặt khác, do thời gian dài nên không thu hút được KH tham gia nhưng dù sao phát hành các GTCG là một hình thức quảng cáo rất tốt để nâng cao uy tín của NH.

2.2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu

Như ta đã biết, cho vay luôn ẩn chứa nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM nhưng đó cũng chính là cơ hội cho tăng trưởng tín dụng. Để hoạt động tín dụng thực sự mang lại hiệu quả và phát huy vai trò của nó, ACB luôn chú trọng đến chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sữa chữa nhà, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán,v.v...

Bảng 1.3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng Á Châu qua 3 năm từ 2012 - 2014. Đơn vị tính: trđ. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DSCV 270.368.175 185.737.382 172.119.654 (84.630.793) (31,3) (13.617.728) (7,3) DSTN 246.596.550 181.362.209 162.985.620 (65.207.341) (26,4) (18.376.589) (10,1) Tổng dư nợ 102.814.848 107.190.021 116.324.055 4.375.173 4,3 9.134.034 8,5 Nợ quá hạn 8.303.256 6.568.407 5.678.517 (1.734.849) (20,9) (889.890) ( 13,5) w T /s T-11 ' 1 Ấ . r /V 1 \ A /-11 /V Nguôn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu.

Ngân hàng Á Châu là một chỗ dựa vững chắc cho các DN và cá nhân có nhu cầu vay vốn kinh doanh. Từ khi thành lập đến nay NH đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua bảng số liệu 1.3, ta có thể nhận thấy tình hình tín dụng. Cụ thể là:

Doanh số cho vay: DSCV của NH liên tục giảm nhưng không đáng kể, cụ thể: năm 2013 là 185.737.382 trđ, giảm 84.630.793 trđ tương đương 31,3% so với năm 2012 là 270.368.175 trđ, sang năm 2014 giảm thêm 13.617.728 trđ tương đương giảm 7,3% so với năm 2013 xuống còn 172.119.654 trđ. Nhìn chung, DSCV năm 2014 giảm nhẹ hơn so với năm 2013, tỷ lệ giảm 2014 chỉ có 7,3%, trong khi đó DSCV năm 2013 giảm tới 31,3%. Nguyên nhân là do ACB đang thực hiện kế hoạch bồi đắp giá trị, nói cách khác là ACB đang giải quyết các vấn đề tồn đọng từ năm 2012 đến nay, hạn chế cho các khoản vay không có tài sản đảm bảo và đặc biệt là các khoản vay có rủi ro cao.

Doanh số thu nợ, cũng như DSCV về DSTN cũng giảm đều qua 3 năm 2012 - 2014, cụ thể: năm 2013 là 181.362.209 trđ, giảm 65.207.341 trđ tương đương giảm 26,4% so với năm 2012 là 246.569.550 trđ, sang năm 2014 giảm 18.376.589 trđ tương đương giảm 10,1% so với năm 2013 xuống còn 162.95.620 trđ. Trong năm 2014 mặc dù DSTN có giảm nhưng không đáng kể so với năm 2013, việc DSTN giảm là do DSCV của ACB giảm qua các năm. Nếu chỉ có DSCV giảm mà DSCV không giảm thì hoạt động cho vay của NH không hiệu quả.

Tổng dư nợ, qua 3 năm 2012 - 2014 tình hình dư nợ cho vay của NH có xu hướng tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2013 là 107.190.021 trđ tăng thêm 4.375.173 trđ tương đương tăng 4,3% so với năm 2012 là 102.814.848 trđ, sang năm 2014 tổng dư nợ cho vay tiếp tục tăng lên 116.324.055 trđ có nghĩa là tăng 9.134.034 trđ tương đương tăng 8,5% so với năm 2013. Nguyên nhân là do NH gia hạn thêm cho KH, những món vay trước đó đều được xử lý trước nên việc dư nợ có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc tổng dư nợ tăng lên cũng cho thấy NH có một tài sản Có tương đối lớn.

Tổng dư nợ quá hạn, nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: năm 2012 là 8.303.256 trđ nhưng sang năm 2013 giảm 1.734.849 trđ tương đương 20,9% xuống còn 6.568.407 trđ, và sang năm 2014 giảm xuống còn 5.678.517 trđ tương đương giảm 889.890 trđ đồng nghĩa giảm 13,5% so với năm 2013. Việc giảm tổng dư nợ quá hạn của NH cho thấy ACB đang từng bước giải quyết khá hiệu quả các vấn đề tồn đọng những năm trước, chứng tỏ đây là một Ngân hàng bền vững.

2.2.3. Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Á Châu

Bảng 1.4: Chỉ tiêu tín dụng ngắn hạn tại ACB qua 3 năm 2012 - 2014.

Đơn vị tính: trđ. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DSCV 270.368.175 185.737.382 172.119.654 (84.630.793) (31,3) (13.617.728) (7,3) Ngắn hạn 148.702.496 94.726.065 97.763.963 -53.976.431 -36,3 3.037.899 3,2 Trung hạn 51.369.953 40.862.224 33.907.572 -10.507.729 -20,5 -6.954.652 -17 Dài hạn 70295.726 50.149.093 40.448.119 -20.146.632 -28,7 -9.700.974 -19,3 DSTN 246.596.550 181.362.209 162.985.620 (65.207.341) (26,4) (18.376.589) (10,1) Ngắn hạn 135.613.253 93.766.177 96.033.483 -41.847.076 -30,9 2.267.307 2,4 Trung hạn 49.313.910 43.059.552 32.068.989 -6.254.358 -12,7 -10.990.563 -25,5 Dài hạn 61.642.388 44.536.480 34.883.148 -17.105.907 -27,8 -9.653.332 -21,7 Tổng dư nợ 102.814.848 107.190.021 116.324.055 4.375.173 4,3 9.134.034 8,5 Ngắn hạn 55.878.105 56.837.993 58.568.473 959.888 1,7 1.730.480 3,0 Trung hạn 19.406.298 17.208.970 19.047.553 -2.197.328 -11,3 1.838.583 10,7 Dài hạn 27.530.445 33.143.058 38.708.029 5.612.613 20,4 5.564.971 16,8 nợ quá hạn 8.303.256 6.568.407 5.678.517 (1.734.849) (20,9) (8 89.890) (13,5) Ngắn hạn 4.627.677 3.743.576 2.766.184 -884.101 -19,1 -977.392 -26,1 Trung hạn 1.467.239 1.074.474 929.833 -392.765 -26,8 -144.641 -13,5 Dài hạn 2.208.340 1.750.357 1.982.500 -457.983 -20,7 232.143 13,3 w T /s T-11 ' 1 Ấ . r /V 1 \ A /-11 /V Nguôn: Phòng kê toán ngân hàng Á Châu

Biểu đồ 1.9 : Tình hình cho vay tại ngân hàng Á Châu qua 3 năm 2012 - 2104

Đơn vị: trđ.

Nguồn:Dựa vào bảng 1.4.

Biểu đồ 1.9, đã thể hiện rõ tình trạng tín dụng tại ACB. Và đây cũng là điều mà NH muốn hướng tới, đó là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Và điều này cũng không lấy làm lạ khi hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể: năm 2012 là chiếm 55,2%, năm 2013 chiếm 51,4% và năm 2014 chiếm đến 56,8% trong tổng DSCV tại NH. Nguyên nhân là do ACB đưa ra các hình thức cho vay phong phú, lãi suất phù hợp thỏa mãn từng đối tượng KH, đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tình hình cho vay ngắn hạn năm 2013 là 94.726.065 trđ giảm 53.976.431 trđ tc giảm 36,3% so với năm 2012 là 148.702.496 trđ. Nguyên nhân là do NH muốn giải quyết các khoản nợ trước đó nên hạn chế cho vay, mặt khác có rất nhiều NH cạnh tranh nên việc giảm DSCV là đều bình thường. Nhưng sang năm 2014 tình hình cho vay ngắn hạn có chuyển biến tốt, tăng 3.037.899 trđ tức tăng 3,2% so với năm 2013 thành 97.763.963 trđ. Trong năm 2014 tình hình kinh doanh của NH có chiều hướng phát triển trở lại và NH đang thực hiện được các chỉ tiêu mình đưa ra.

160,000,000140,000,000 140,000,000 120,000,000 100,000,000 80,000,000 60,000,000 40,000,000 20,000,000 - 2012 2013 2014 ■ngắn hạn Btrung hạn Bdài hạn

Biểu đồ 1.10 : Tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Á Châu qua 3 năm

Đơn vị: trđ.

doanh số cho vay ngắn hạn ■ doanh số thu nợ ngắn hạn ■ tổng dư nợ ngắn hạn ■ tổng nợ quá hạn

Nguồn:Dựa vào bảng 1.4.

Công tác thu nợ luôn được các NH chú trọng và ACB cũng vậy, hoạt động này giúp NH vừa thu hồi được vốn vừa giúp NH đánh giá được mức độ uy tín của DN.

Biểu đồ 1.10, cho thấy sự tăng trưởng khá đồng đều giữa tỷ lệ cho vay và DSTN. Tốc độ tăng trưởng này khá phù hợp và an toàn, cứ trong 100% cho vay ngắn hạn thì NH thu hồi được trên 90% số cho vay. Đây là con số thu hồi khá lớn trong khi nền kinh tế Việt Nam mới phục hồi lại. Chứng tỏ, công tác tín dụng tại NH hoạt động khá hiệu quả, điều đó chứng tỏ NH có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

Đối với dư nợ ngắn hạn, con số này tăng khá đều qua 3 năm 2012 - 2014, điều này khẳng định vai trò bán lẻ hàng đầu mà NH muốn vươn đến. Cụ thể: năm 2012 dư nợ ngắn hạn là 55.878.105 trđ, sang năm 2013 dư nợ ngắn hạn là 56.837.993 trđ tăng thêm 959.888 trđ tương đương tăng 1,7% so với năm 2012, đến năm 2014 dư nợ ngắn hạn là 58.568.473 trđtiếp tục tăng 1.730.480 trđ tương ứng tăng 3% so với năm 2013. Mặt khác tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên DSCV ngắn hạn năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 37,5%, 60% và 59,9%; điều đó cho thấy tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên DSCV ngắn hạn tăng mạnh từ năm 2012 sang 2013 và đến năm 2014 không đổi, chứng tỏ NH đã thành công với công

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (Trang 38 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w