- Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng của chi nhánh trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa co cấu doanh thu. Khi khách hàng tham gia bảo lãnh thì bắt buộc phải nộp khoản phí bảo lãnh cho chi nhánh mà trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, ngân hàng đưa ra mức phí bảo lãnh như thế nào có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến việc thu hút khách hàng và đến kết quả kinh doanh của nghiệp vụ. Tại chi nhánh, nguồn thu phí bảo lãnh thanh toán thể hiện ở bảng sau:
- Bảng 2.8: Tinh hình thu phí bảo lãnh thanh toán của chi nhánh qua các năm - Đơn vị tính: Triệu đồng - Năm - 2009 - 2010 - 2011 - Phí bảo lãnh thanh toán - 1 25,94 - 156, 68 - 238 - Tổng phí bảo lãnh - 8 09,4 - 895, 3 - 132 0,6 - Tỷ trọng - 1 5,56% % - 17,5 2% - 18,0
- (Nguồn: Phòng Kinh doanh)
--
■Phí bảo lãnh thanh toán
■Tổng chi phí thanh toán
- 2009 2010 2011 -
- Biểu đồ 2.5 Tình hình thu phí bảo lãnh thanh toán của chi nhánh
- Trước hết có thể thấy rõ được nguồn thu từ bảo lãnh thanh toán của chi nhánh đạt mức tăng trưởng qua các năm. Cụ thể là năm 2009, doanh thu từ phí bảo lãnh thanh toán đạt 125,94 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên 156,68 triệu đồng và đạt 238 triệu đồng vào năm 2011. Cùng với đó, tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh thanh toán trong tổng doanh thu phí bảo lãnh cũng tăng lên tương ứng, từ 15,56% trong năm 2009 lên 17,5% vào năm 2010 và 18% vào năm 2011. Như vậy, trong tổng thu
- Điều này cho thấy hoạt động của phòng bảo lãnh đạt hiệu quả cao, góp phần
vào quá trình tăng trưởng và phát triển của chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Tuy nhiên trong tình hình các ngân hàng đang có xu hướng chuyển dần lợi nhuận sang hướng dịch vụ, thì chi nhánh cần gia tăng nhiều horn nữa về tỷ trọng trong doanh thu phí bảo lãnh, cũng như là tiếp tục phát huy về doanh số lợi nhuận trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ của chi nhánh, để chi nhánh ngày càng trở thành sự lựa chọn tin cậy của khách hàng, góp phần vào sự phát triển của toàn hệ thống Ngân hàng Techcombank.