(Nguồn: Trích B/C Quyết toán KH TD năm 2011, 2012, 2013, 2014 của NHCSXH huyện Đức Linh - Bình Thuận)
Qua bảng 2.16 và biểu đồ 2.12 ta nhận thấy sổ hộ thoát nghèo có biến động tăng giảm, năm 2012 sổ hộ thoát nghèo tăng 204 hộ (tương ứng 36.3%) cho thấy hiệu quả của chương trình mang lại đổi với người dân là khá tích cực.
Năm 2013 sổ hộ thoát nghèo giảm 187 hộ (tương ứng 24.4%) đổi với những hộ chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể, hay kế hoạch sử dụng tiền vay chưa hiệu quả làm cho sổ hộ thoát nghèo giảm hơn so với năm 2012.
Năm 2014 sổ hộ thoát nghèo tăng 111 hộ (tương ứng 19.2%) cho thấy người dân đã có những tính toán sử dụng tiền vay hiệu quả, mang đến nguồn thu nhập khá, từ đó xây dựng cuộc sổng với những điều kiện vật chất và tinh thần tổt hơn trước, từ đó vươn lên thoát nghèo.
2.2.3 Nhận xét, đánh giá về tình hình tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH ĐứcLinh - Bình Thuận Linh - Bình Thuận
Nhìn chung qua giai đoạn 2011 - 2014 Ngân hàng CSXH Đức Linh - Bình Thuận hoạt động khá hiệu quả. Tình hình cho vay các chương trình có biến động khá tổt qua các năm, trong đó chương trình tín dụng hộ nghèo được ngân hàng triển khai cho vay rộng khắp từ nguồn vổn từ Trung ương cũng như nguồn vổn từ địa phương.
Tình hình nguồn vổn biến động khá tổt, nguồn vổn cân đổi từ trung ương và nguồn vổn huy động theo lãi suất thị trường tại địa phương được TW cấp bù lãi suất đều
47
—♦“Sổ hộ thoát
tăng, nhưng nguồn vốn cho vay chủ yếu từ nguồn vốn trung ương, tạo điều kiện cung ứng vốn một cách kịp thời cho nhu cầu vay vốn của người dân, giúp người dân làm kinh tế thoát nghèo.
Dư nợ cho vay hộ nghèo có biến động tăng giai đoạn 2011-2013 và giảm vào năm 2014, cho thấy ngân hàng đã thực hiện nhiệm vụ của mình khá tốt, cung ứng vốn cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn, cần vốn, tuy nhiên kết quả trên vẫn là chưa đủ khi đời sống của người dân chưa được ổn định, một phần do các cơ quan đoàn thể chưa phát huy hết sức mạnh của mình, một phần do ngân hàng, cụ thể là đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ hoạt động chưa thật sự tốt. Vì thế, cần triển khai sâu rộng các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ một cách nhanh chóng cho người dân.
Nợ quá hạn tại ngân hàng có biến động giảm, trong đó chương trình cho vay hộ nghèo cũng giảm mạnh, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng chiếm tỷ trọng khá thấp, từng bước cho thấy sự trưởng thành của ngân hàng trong hoạt động cho vay, tuy nhiên cần có các giải pháp hợp lý nhằm đưa tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất qua các hoạt động của ngân hàng, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể nhằm phát huy tốt vai trò của mình trong việc nhắc nhở, đôn đốc cũng như các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn nhằm nâng cao hiệu quả cho vay.
Nợ xấu có biến động giảm, do nợ quá hạn giảm, nợ xấu cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nợ xấu giảm tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đang diễn biến khá tốt, tuy nhiên ngân hàng nên có các biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu đến mức tối đa hoặc không có nợ xấu, từ đó, hoạt động của ngân hàng mới thực sự hiệu quả.
Hiệu quả tín dụng còn được thể hiện ở số hộ thoát nghèo qua từng năm, số hộ thoát nghèo qua từng năm tăng, cho thấy hiệu quả của tín dụng ngân hàng mang lại cho người dân là khá tốt. Tuy nhiên địa bàn còn hộ nghèo là một vấn đề cần đòi hỏi hoạt động của ngân hàng sâu rộng, cụ thể và hiệu quả hơn nữa, để làm cho địa bàn không còn hộ nghèo và đời sống người dân tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giúp người dân xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân.
4 8
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CSXH ĐỨC
LINH - BÌNH THUẬN