Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH (Trang 44 - 49)

Y it =a+ pX it +£ it

4.4. Phân tích kết quả hồi quy

Bảng 4.3 : Kết qủa phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Stt Các yếu tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu

1

Số tiền vay +\- +

2 Thời gian vay + +

3 Lãi suất vay + K

4 Mục đích vay - K

5 Tài sản thế chấp - -

6 Tời gian cấp tín dụng - K

7 Định giá độc lập - K

8 Trình độ chuyên môn - K

10 Số năm hoạt động - +

11 Vốn chủ sở hữu - -

12 Lợi nhuận trước thuế - -

13 Lĩnh vực kinh doanh - K

Chú thích : đồng biến (+), nghịch biến (-) và không ảnh hưởng (K)

( nguồn từ bảng kết quả hồi quy)

Phương trình hồi quy sẽ có 3 o = 0 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì rủi ro tín dụng là 0

Số tiền vay:

Hệ số 3 của số tiền vay trong bảng hồi quy là 0.230 tức là số tiền vay có mối tương quan thuận đối với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, nghĩa là khi khoản tiền vay càng lớn thì doanh nghiệp có rủi ro tín dụng càng cao, còn ngược lại khi khoản tiền vay của doanh nghiệp thấp thì rủi ro tín dụng cũng thấp theo. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi số tiền vay tăng lên 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng sẽ tăng lên 0.230 đơn vị ( đồng biến).

Thời gian vay:

Hệ số 3 của thời gian vay trong bảng hồi quy là 0.387 tức là thời gian vay có mối tương quan thuận đối với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, nghĩa là khi khoản thời gian vay càng dài thì doanh nghiệp có rủi ro tín dụng càng cao, còn ngược lại khi thời gian vay của doanh nghiệp ngắn thì rủi ro tín dụng cũng thấp theo. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi thời gian vay tăng lên 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng sẽ tăng lên 0.387 đơn vị ( đồng biến).

Hệ số 3 số năm hoạt động trong bảng hồi quy là 0.180 tức là số năm hoạt động có mối tương quan thuận đối với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, nghĩa là khi số năm hoạt động càng dài thì doanh nghiệp có rủi ro tín dụng càng cao, còn ngược lại khi số năm hoạt động của doanh nghiệp ngắn thì rủi ro tín dụng cũng thấp theo. Trong yếu tố số năm hoạt động của doanh nghiệp khi hồi quy có xu hướng ngược dấu so với kỳ vọng. Vì khi doanh nghiệp có số năm hoạt động càng lớn thì doanh nghiệp sẽ dựa vào uy tín cũng như số năm kinh doanh của mình trong lịch vực vàvay với số tiền cao hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác. Chính vì vậy mà số năm hoạt động biến thiên đồng biến đối với rủi ro tín dụng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi số năm hoạt động tăng lên 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng sẽ tăng lên là 0.180 đơn vị ( đồng biến).

Vốn chủ sở hữu:

Hệ số 3 của vốn chủ sở hữu trong bảng hồi quy là -0.183 tức là vốn chủ sở hữu có mối tương quan nghịch đối với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, nghĩa là khi vốn chủ sở hữu càng lớn thì doanh nghiệp có rủi ro tín dụng càng thấp, và ngược lại khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp thì rủi ro tín dụng sẽ cao. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi vốn chủ sở hữu tăng lên 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng sẽ giảm xuống 0.183 đơn vị (ngịch biến).

Lợi nhuận trước thuế:

Hệ số 3 của lợi nhuận trước thuế trong bảng hồi quy là -0.302 tức là lợi nhuận trước thuế có mối tương quan nghịch đối với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, nghĩa là lợi nhuận trước thuế càng lớn thì doanh nghiệp có rủi ro tín dụng càng thấp, và ngược lại khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp thì rủi ro tín dụng sẽ cao. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi vốn chủ sở hữu tăng lên 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng sẽ giảm xuống 0.302 đơn vị (ngịch biến).

Tài sản thế chấp:

Hệ số 3 của tài sản thế chấp trong bảng hồi quy -0.234 tức là tài sản thế chấp có mối tương quan nghịch đối với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi mục đích khoản vay tăng lên 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng sẽ giảm giảm xuống 0.243 đơn vị (ngịch biến).

Kết quả hồi quy cũng cho thấy rằng số tiền vay càng lớn với thời gian vay càng dài, càng làm cho rủi ro cho vay tăng lên. Điều này phản ảnh một thực tế ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, những người vay nhiều hơn với thời gian dài hơn thường muốn trì hoãn hay trốn tránh việc trả nợ, rơi vào cảnh nợ nần, mất khả năng thanh toán. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dinh và Kleimeier (2007).

Bên cạn đó biến vốn chủ sở hữu và lợi nhuận doanh nghiệp cũng có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực đến rủi ro cho vay. Các ngân hàng dựa vào lợi nhuận doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tốt hơn khả năng tài chính của doanh nghiệp và là cơ sởđể xếp hạng tín nhiệm. Shuhba (2013) cho rằng lợi nhuận càng cao thì rủi ro thanh toán nợ càng giảm vì doanh nghiệp có tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Bên cạnh đó qua kết quả hồi quy ta còn thấy được biến tài sản thế chấp là một trong những biến có tác động nghịch và mạnh mẽ nhất đến rủi ro cho vay. Tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng để ngân hàng làm cơ sở quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không vì đối với doanh nghiệp có tài sản đảm bảo khi đi vay khả năng trả được nợ cho ngân hàng cao hơn nhiều so với doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Điều này phản ảnh thực trạng hiện nay các ngân hàng đều dựa trên tài sản thế chấp để ra quyết định cho vay bởi vì các ngân hàng đều cho rằng dựa vào tài sản thế chấp để tạo độ an toàn cho ngân hàng khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Shubha (2013). Shubha (2013) cho rằng tài sản đảm bảo có tác động đến quyết định cho vay của ngân hàng, bởi lẽ nó giúp ngân hàng an toàn khi khách hàng gặp khó khăn về kinh tế.

Mô hình hồi quy theo các biến độc lập:

Y = a + 01 X1+ 02 X2+ 03 X3+ 04 X4+ 05 X5+ 06X6 + 07 X7+ 08 Xs+ 09 X9+ X6 + 07 X7+ 08 Xs+ 09 X9+ 0 10 X10+ 0 11 X11+ 0 12 X12+ 0 13 X13

Theo kết quả hồi quy thì R-square = 0.778 kết quả này chứng tỏ rủi ro tín dụng phụ thuộc 77,8% vào các biến độc lập của mô hình. Với mức ý nghĩa 5% thì các biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình:

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w