Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH (Trang 49 - 51)

Y it =a+ pX it +£ it

5.2. Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng

Thứ nhất về thời gian vay: thời hạn cho vay ngắn, sát với thời gian của một vòng

quay vốn lưu động, trường hợp đối tác của doanh nghiệp trả nợ chậm hơn so với hợp đồng kinh tế ban đầu làm cho doanh nghiệp không có nguồn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, làm phát sinh nợ quá hạn. Mặt khác, thời hạn cho vay dài so với với nhu cầu kinh doanh thực tế: thời hạn cho vay đối với mỗi lần giải ngân dài hơn thời gian của một vòng quay vốn thực tế, dẫn đến khi nguồn tiền thu về thay vì trả nợ ngân hàng thì doanh nghiệp lại sử dụng vào mục đích khác do đến hạn, có thể là tiếp tục đưa vào kinh doanh hoặc sử dụng cho mục đích khác mà ngân hàng không thể kiểm soát được dẫn đến khi khoản vay đến hạn trả, doanh nghiệp không thu hồi vốn về kịp, trong trường hợp này khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và khi đến hạn thanh toán thì dòng tiền lại đang nằm ở mục đích đầu tư khác và khả năng trễ hạn thanh toán dẫn đến nợ quá hạn rất cao. Như vậy thời hạn cho vay sẽ được xác định bằng thời gian thực hiện phương án kinh doanh hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thương mại, dịch vụ... cộng với thời gian trả nợ. Theo kết quả nghiên cứu thì các ngân hàng TMCP này có thể lựa chọn loại kỳ hạn ngắn (khả năng rủi ro ít hơn) và cơ cấu lại danh mục cho vay hợp lý nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời hạn chế những rủi ro phát sinh được dự báo trước.

Thứ hai về vốn chủ sở hũu và lợi nhuận trước thuế: khi thẩm định 1 doanh nghiệp,

cán bộ tín dụng nên chú ý thêm đến vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trước thuế của doanhnghiệp. Khi một doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì khả năng trả nợ cũng sẽ cao hơn so

với những doanh nghiệp khác.

Thứ ba về tài sản thế chấp: tài sản thế chấp là nguồn trả nợ thứ hai nên việc thẩm

định kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản nếu doanh nghiệp không trả được nợ. Hạn chế nhận tài sản đảm bảo là động sản đặc biệt là hàng hóa, cũng như các khoản vay tín chấp. Việc định giá tài sản phải cập nhật thường xuyên theo giá thị trường, trường hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng đánh giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ hoặc yếu cầu doanh nghiệp bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho ngân hàng. Đối với tài sản thế chấp của bên thứ ba, chỉ nhận tài sản của bên thứ ba là thành viên doanh nghiệp và người có quan hệ ruột thịt với thành viên doanh nghiệp, cần phải thông báo rõ về khoản vay, trình trạng khoản vay, tránh trình trạng bên thế chấp tài sản không biết gì về khoản vay dẫn đến khó khăn khi xứ lý tài sản đám bảo. Để đảm bảo giá trị tài sản thế chấp khách quan, trong việc xác định giá trị tài sản, căn cứ thêm cơ sở pháp lý khác là thuê công ty thẩm định giá độc lập, chứng thư thẩm định giá này cũng là một trong những luận cứ khẳng định việc xác định giá trị tài sản thế chấp của cán bộ tín dụng là hợp lý. Tránh rủi ro do chủ quan, khách quan định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thật của tài sản.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w