, Nợ quá hạn
Phương tiện hữu hình
1 HH1 0,894 0,709 2 HH2 0,737 3 HH3 0,735 4 HH4 0,808 5 HH5 0,711 /WT rrr • ọ . Â 1 . . ' 1 Ấ. 9 /'•1'ir-iT'vr-ir-ix
(Nguôn: Tác giả tông hợp từ kêt quả mô hình SPSS)
Như bảng 4.9 cho thấy, phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho ra kêt quả với tất cả các biên quan sát đều có hệ số tương quan biên - tông đạt yêu cầu (lớn horn 0.3) đồng thời cả 5 thang đo đều có hệ số tương quan biên Cronbach Alpha lớn horn 0.6 nên có thể kêt luận rằng các biên đo lường này đều đáng tin cậy và có thể sử dụng cho các bước phân tích EFA tiêp theo (tham khảo phụ lục 1).
4.2.1.2 Kiểm định tính thích hợp của EFA
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Barlett
Chỉ tiêu Kết quả
KMO 0.891
Sig. of the Barlett's Test 0.000
Trị số phương sai trích 68.634%
(Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm SPSS 20.0)
Từ bảng 4.10, trích từ kết quả chạy mô hình SPSS 20.0, kết quả kiểm định cho thấy chỉ tiêu KMO = 0,891 thỏa mãn điều kiện 0,5< KMO < 1, do đó phân tích nhân tố khám phá là thích hợp để sử dụng trong việc phân tích đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng tại Agribank Bình Tân (tham khảo phụ lục 2).
4.2.1.3 Kiểm định sự tương quan của các biến
Điều kiện cần để sử dụng phương pháp phân tích EFA là các biến quan sát phải có sự tương quan với nhau (các biến đo lường phản ánh khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tốchung). Cũng từ bảng 4.10, kết quả cho thấy, kiểm định Bartlett có trị số Sig. bằng 0,000 thỏa mãn điều kiện Sig. < 0,05, nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Tham khảo phụ lục 2).
4.2.1.4 Kiểm định mức đồ giải thích của các biến
Bảng 4.11: Kết quả Factor Extraction
Eigenvalues Cumulative (%) 1 9,396 36,138 2 3,071 47,948 3 2,398 57,173 4 1,494 62,917 5 1,486 68,634 6 0,843
Căn cứ vào yếu tố Eigenvalue đề xác định giữ lại bao nhiêu thuộc tính phục vụ cho mô hình nghiên cứu, kết quả bảng 4.11 cho thấy chỉ tiêu Eigenvalues > 1 nên có 5 nhân tố được rút trích ra từ mô hình. Trị số phương sai trích Cumulative bằng 68,634% (> 50%) cho biết 5 nhân tố này được chấp nhận với 5 thang đo giải thích sự biến thiên của dữ liệu,nghĩa là khả năng sử dụng 5 nhân tố này để giải thích cho 29 biến quan sát là 68,634%.(Tham khảo phụ lục 2).
4.2.1.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến độc lập về các yếu tố tạo nên chất lượng tín dụng của Agribank được thể hiện qua mô hình(phụ lục 3).Qua đó, chúng ta có thể thấy được hệ số tương quan nhân tố có được từ phương pháp xoay trục tọa độ Varimax. Kết quả cho thấy trọng số Factor Loading của các biến quan sát đều đạt điều kiện lớn hơn 0,5. Có 5 nhân tố đại diện cho chất lượng tín dụng với 26 biến đặc trưng được sắp xếp lại như sau:
Nhân tố thứ nhất có 7 biến quan sát thuộc nhân tố Đảm bảo (Assurance). Nhân tố này bao gồm các vấn đề về chính sách, quy định, quy trình tín dụng và sự đáp ứng nhu cầu khách hàng của nhân viên Agribank Bình Tân.Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự Đảm Bảo.
Nhân tố thứ hai có 7 biến quan sát thuộc nhóm Sự đáp ứng (Responsibility). Điều này cho thấy trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên và các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động tín dụng của Agribank Bình Tân. Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự đáp ứng.
Nhân tố thứ ba có 5 biến quan sát thuộc nhóm Phương tiện hữu hình (Tangibles). Điều này cho thấy trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về môi trường làm việc, quy mô hoạt động và sự đa dạng về sản phẩm tín dụng của Agribank Bình Tân. Đặt tên cho nhân tố mới này là Phương tiện hữu hình.
Nhân tố thứ tư có 5 biến quan sát thuộc nhóm Sự cảm thông (Empathy). Điều này cho thấy trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về sự quan tâm và đồng hành củanhân viên Agribank Bình Tân đối với khách hàng. Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự cảm thông.
Nhân tố thứ năm có 2 biến quan sát thuộc nhóm Tin Tưởng (Reliability). Điều này cho thấy trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm sự cam kết thực hiện đúng, các vấn đề về chính sách, quy định, quy trình tín dụng và sự đáp ứng nhu cầu khách hàng của nhân viên Agribank Bình Tân. Đặt tên nhân tố này là Sự tin tưởng.
4.2.1.6 Kiểm định thang đo của biến phụ thuôc
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả của mô hình về biến phụ thuộc
Chỉ tiêu Kết quả
Tương quan biến 0,622
Tương quan biến tổng của SAT1 0,446 Tương quan biến tổng của SAT2 0,44 Tương quan biến tổng của SAT3 0,425
KMO 0,649
Sig. of the Barlett's Test 0,000
Trị số phương sai trích 57.483%
/WT rnr •? 1 . r 1 À Ầ m-vnn z-\\
(Nguôn: Tác giả tính toán trên phần mềm SPSS 20.0)
Tương tự như thang đo của các biến độc lập về chất lượng tín dụng của Agribank Bình Tân, thang đo mức độ thỏa mãn khách hàng cũng được đánh giá sơ bộ bằng phương pháp tính toán hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với các tiêu chuẩn kiểm định giống như đã trình bày ở phần trên.
Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha sự hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng cá nhân của Agribank Bình Tân được trình bày tại phụ lục cho thấy hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha là 0,622 thỏa mãn điều kiện. Vì vậy các biến quan sát sự hài lòng của khách hàng đều được dùng để phân tích EFA tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá tiếp theo cho thấy hệ số KMO bằng 0,649 thỏa điều kiện, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế; kiểm định Bartlett cóSig. bằng 0,000, do đó các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện và 57,483% sự thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (tham khảo phụ lục 3).
4.2.2 Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Để nhận diện được trong 5 nhân tố đã được kiểm định ở trên, nhân tố nào thực sự tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng tín dụng cá nhân của Agribank Bình Tân một cách trực tiếp, ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính sau: