2.3.1.1. Cơ cấu nguồn vốn
BẢNG 2.2.CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Chên h Chên h Chên h Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn huy động 111.300 24,9 0 115.000 2 25,4 137.365 1 27,2 0 3.70 2 3,3 22.365 5 19,4 Vốn điều chuyển 335.649 75,1 0 337.472 8 74,5 367.531 9 72,7 3 1.82 4 0,5 30.059 8,91 Tổng nguồn vốn 446.949 0 100, 452.472 0 100, 504.896 0 100, 3 5.52 3 1,2 52.424 9 11,5
(Nguồn: Phòng Kế toán-Ngân quỹ NHNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình cho thấy: nhìn chung tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần qua 3 năm, cụ thể: tổng nguồn vốn năm 2010 là 446.949 triệu đồng, năm 2011 là 452.472 triệu đồng và đến năm 2012 tăng lên đến 504.896 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tốt vì cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng tăng cao của khách hàng. Tuy có sự tăng trưởng về tổng nguồn vốn nhưng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng lại có sự chênh lệch đáng kể. Điều này được thể hiện qua sự chênh lệch tỷ trọng giữa nguồn vốn điều chuyển so với tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Cụ thể:
-Nguồn vốn điều chuyển qua 3 năm tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn ( trên 70%). Với việc sử dụng vốn điều chuyển cao thì Ngân hàng sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất phải trả cho tiền huy động do đó sẽ làm tăng khoản mục chi phí cho Ngân hàng.
-Về nguồn vốn huy động: mặc dù chiếm tỷ trong thấp hơn so với nguồn vốn điều chuyển nhưng trong 3 năm qua đã có sự tăng trưởng từ 111.300 triệu đồng ở năm 2010 tăng lên 137.365 triệu đồng ở năm 2012, đó là nhờ Ngân hàng đã đẩy mạnh việc huy động vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; phát hành giấy tờ có giá,... Tuy nhiên, do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn Huyện Thanh Bình - phần lớn người dân sống bằng nghề nông, thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên lượng tiền huy động này bị hạn chế và luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn vốn điều chuyển.
2.3.1.2.Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình
BẢNG 2.3.TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1.Tiền gửi của KBNN 8.82 3
9.47
3 9.065 650
7,3
7 182 1,92
2.Tiền gửi của khách hàng 98.38 9 96.29 4 121.37 7 4.224 4,5 6 24.43 3 25,2 0
3.Tiền gửi của các TCTD 9 1.34 8 1.54 1.551 199 14,75 3 0,19 4.Phát hành giấy tờ có giá 2.73 9 7.68 5 5.372 (2.193) (28,54) 10.46 3 190,51 Tổng vốn huy động 0111.30 0115.00 5137.36 3.700 3,32 5 22.36 19,45
(Nguồn: Phòng Kế toán-Ngân quỹ NHNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình)
NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình là Ngân hàng có mặt sớm nhất trên địa bàn Huyện và là chi nhánh của Ngân hàng thương mại Nhà nước nên luôn tạo được lòng tin đối với người dân, đây cũng chính là thuận lợi của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của KBNN, tiền gửi của khách hàng là cá nhân, các tổ chức tín dụng và phát hành giấy tờ có giá.
-Tiền gửi của KBNN: trong 3 năm 2010-2012 nhìn chung lượng tiền huy động của Ngân hàng từ KBNN đều có sự tăng (giảm) nhẹ và ổn định. Điều này là do kể từ sau năm 2009 với việc thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm giúp cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, làm khởi sắc lại nền kinh tế sau những biến động trong năm 2008 thì trong giai đoạn 2010-2012 nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, mục tiêu trọng tâm luôn là tăng trưởng hợp lý và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
-Tiền gửi của khách hàng: Tại NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình tiền gửi của khách hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, loại sản phẩm này thường được khách hàng là cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi vào Ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi vào hay rút ra bất cứ lúc nào. Do vậy, lãi suất của loại này rất thấp nên thường khách hàng ít gửi hơn.
Đối với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là một thành công lớn của Ngân hàng với việc thu hút khách hàng tin tưởng và gửi tiền vào ngày càng nhiều. Trong đó, loại tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiết kiệm trung và dài hạn, được đa số khách hàng lựa chọn để gửi vào Ngân hàng. Ngoài mục đích hưởng lãi suất, khách hàng thường gửi với kỳ hạn ngắn có thể rút ra khi có nhu cầu sử dụng hoặc nếu không dùng đến thì chuyển sang kỳ hạn mới để hưởng lãi hoặc chuyển sang kênh đầu tư khác. Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng, do lãi suất thường xuyên biến động nên loại tiền gửi với kỳ hạn này không được chọn nhiều như loại tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng.
-Tiền gửi của các TCTD: Tiền gửi của các TCTD chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động và lượng tiền này không có sự biến động mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do nhu cầu SXKD ngày càng nhiều của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có khoản tiền lớn để đáp ứng cho nhu cầu đó.
-Phát hành giấy tờ có giá: Vốn được huy động qua hình thức này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn và Ngân hàng chỉ sử dụng khi có nhu cầu về vốn đột xuất. Ngân hàng thường phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu với thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Đặc biệt trong năm 2011, với mục đích tăng thêm nguồn vốn đáp ứng cho vay nền kinh tế, trong đó có nguồn vốn phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, NHNo & PTNT Việt Nam đã triển khai “ Chương trình khuyến mãi đợt phát hành kỳ phiếu dự thưởng năm 2011”. Chính vì thế mà lượng tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá của NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình vào năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 và năm 2012. Tuy nhiên, do việc marketing cho các loại giấy tờ có giá
2.3.2.2. Quy trình cho vay
SƠ ĐỒ 2.3.QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH
-Bước 1: Khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn, CBTD được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khoản vay bao gồm:
+ Kiểm tra điều kiện vốn vay.
+ Kiểm tra hồ sơ cho vay (hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn).
+ Đề xuất khoản vay (mức tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn và phương thức cho vay).
-Bước 2: Nếu đủ điều kiện, CBTD lập hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định trình trưởng phòng hoặc phó phòng KHKD.
-Bước 3: Trưởng phòng (Phó phòng) có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm định lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm
làm CBTD, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định trình Giám đốc quyết
định.
-Bước 4: Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do Phòng KHKD trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
+ Bước 4a: Nếu cho vay thì Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hồ sơ khoản vay được Giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho phòng Kế toán- Ngân quỹ.
+ Bước 4b: Nếu không cho vay thì Giám đốc thông báo bằng văn bản chuyển cho CBTD và có lý do cụ thể.
+ Bước 4c: CBTD có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho khách hàng và trình bày lý do với khách hàng.
-Bước 5: Bộ phận Kế toán nhận hồ sơ tiến hành các nghiệp vụ như: hạch toán, kế toán ghi chứng từ, lưu trữ hồ sơ xin vay có liên quan, sau khi hoàn tất chuyển cho bộ phận Ngân quỹ.
-Bước 6: Bộ phận Ngân quỹ nhận các giấy tờ từ bộ phận Kế toán đồng thời thực hiện giải ngân cho khách hàng.
2.3.2.3. Hồ sơ vay
-Hồ sơ cho vay dưới 30.000.000 đồng
+Sổ lưu tờ rời (1 bản do khách hàng lập)
+Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản (dưới 10.000.000 đồng không cần, 1 bản do khách hàng lập).
+Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn (2 bản do khách hàng lập). -Hồ sơ cho vay trên 30.000.000 đồng
+Giấy đề nghị vay vốn (2 bản do khách hàng lập).
+Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (1 bản do khách hàng lập). +Hợp đồng thế chấp (1 bản do khách hàng lập).
+Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm (1 bản do khách hàng lập). +Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất (1 bản
do khách hàng lập).
+Hợp đồng tín dụng (2 bản do khách hàng lập).
+Báo cáo thẩm định, tái thẩm định (1 bản do Ngân Hàng lập).
2.3.2.4. Phân tích doanh số cho vay
❖Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
BẢNG 2.4.DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012)
Đơn vị tính: triệu đồng Doanh số cho vay Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệtđối Tương đối (%) Tuyệtđối Tương đối (%) Ngắn hạn 561.333 701.306 848.192 139.973 24,94 146.886 20,94 Trung hạn 40.69 5 6 38.03 2 45.97 (2.659) (6,53) 6 7.93 20,86 Tổng cộng 602.02 8 739.342 894.164 137.314 22,81 154.822 20,94
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - NHNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình)
Cũng như hầu hết các Huyện của Tỉnh Đồng Tháp, Thanh Bình là một Huyện đi lên từ sản xuất nông nghiệp với đặc điểm của ngành là quay vòng vốn tương đối nhanh nên NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn. Qua bảng số liệu về doanh số cho vay giai đoạn 2010-2012 cho thấy: nhìn chung chỉ tiêu này đều có sự gia tăng qua các năm. Trong đó, các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn dân cư trên địa bàn Huyện chủ yếu sống bằng nghề nông, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo thời vụ nên nhu cầu vốn chỉ cần trong ngắn hạn, chỉ có số ít hộ kinh doanh với quy mô lớn mới cần vốn trong thời gian dài.
Một nguyên nhân khác góp phần làm cho chỉ tiêu doanh số cho vay của Ngân hàng gia tăng trong giai đoạn này là do kể từ ngày 03/11/2009 Đề án “NHNo & PTNT Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp nông
thôn định hướng đến năm 2020” đã được phê duyệt nhằm tạo
lập thêm nguồn vốn,
góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện
thắng lợi Nghị
quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7.
NHNo & PTNT
VN - CN Huyện Thanh Bình xác định được nhiệm vụ của mình là
phục vụ nông
nghiệp, nông thôn có chọn lọc đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho
chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi mà lãnh đạo Huyện đã triển khai, chú trọng
đầu tư vùng chuyên
canh cây lúa, phát triển cây trồng vật nuôi,... Chính sách trên
đã đem lại hiệu quả
kinh tế giúp người dân ăn nên làm ra, vì vậy cần nhiều vốn đầu
tư cho việc mở rộng
SXKD, đồng thời khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp,
thương mại dịch vụ...
❖Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế
BẢNG 2.5. DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012)
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh số cho vay
Năm 2011/2010 2012/2011
2010 2011 2012 Tuyệtđối đối (%)Tương Tuyệtđối
Tương đối (%) Nông nghiệp 7400.22 4521.74 7601.95 121.517 6 30,3 80.213 15,37 Thủy sản 6 14.01 6 12.51 7 12.37 (1.500) (10,70) (139) (1,11) Thương nghiệp 3144.02 0163.79 9239.21 19.767 2 13,7 75.429 46,05 Các ngành khác 2 43.76 2 41.29 1 40.61 (2.470) 4) (5,6 (681) (1,65) Tổng cộng 8602.02 2739.34 4894.16 137.314 1 22,8 154.822 20,94
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - NHNNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình)
BIỂU ĐỒ 2.1. CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012)
Đơn vị tính: (%)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh-NHNNo & PTNT VN-CNHuyện Thanh Bình)
Việc phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế là
điều cần thiết, qua đó
ta có thể nắm được cơ cấu cho vay các ngành nghề của Ngân hàng như thế nào và tùy theo tình hình kinh tế địa phương mà có sự chuyển dịch cho phù hợp. Trong HĐTD, nếu xét theo ngành kinh tế thì NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình hầu như cho vay ở tất cả các ngành nghề có nhu cầu sử dụng vốn. Tuy nhiên, đúng với tên gọi của Ngân hàng, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực có doanh số cho vay cao nhất, chiếm tỷ trọng trên 65% tổng doanh số cho vay hằng năm, vì đây là ngành nghề truyền thống và là thế mạnh của Huyện. Đứng hàng thứ hai là ngành thương nghiệp chiếm từ 22,15% - 26,75% tổng doanh số cho vay, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng khiếm tốn hơn dao động từ 1,38% - 2,32%. Ngoài ra, Ngân hàng còn cho vay đối với các ngành khác.
-Doanh số cho vay ngành nông nghiệp: Thanh Bình là một Huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nên phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra còn phát triển trồng cây ăn quả nên nhu cầu vốn để sản xuất của người dân đối với ngành nghề này khá cao, chiếm phần lớn trong tổng
■Ngành khác
■Thương nghiệp
■Thủy sản
■Nông nghiệp
doanh số cho vay. Mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay qua 3
năm có sự tăng, giảm
không đều nhưng xét về tuyệt đối đều có sự gia tăng, cụ thể:
năm 2011 doanh số
cho vay ngành nông nghiệp của Ngân hàng là 521.744 triệu đồng (
tăng 121.517
triệu đồng, tương đương tăng 30,36% so với năm 2010), đến năm
2012 con số này
là 601.957 triệu đồng ( tăng 80.213 triệu đồng, tương đương
tăng 15,37% so với
năm 2011). Nguyên nhân doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng
qua các năm là
do môi trường sản xuất thuận lợi, giá cả đầu ra tương đối ổn
định, thời tiết khá tốt
cho cây trồng phát triển, thâm canh tăng năng suất, người dân
sản xuất có lãi nên
tận dụng cơ hội tăng vụ trên diện tích gieo trồng, tiếp tục đầu
tư cho sản xuất, mở
rộng quy mô. Bên cạnh đó do chuyển dịch cơ cấu cây trồng người
dân tiếp cận được
khoa học kỹ thuật, giống cây trồng mới như: chương trình IPM, 3
giảm 3 tăng, sản
xuất lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn... Từ đó
người dân cần một
lượng vốn vay nhất định để đầu tư cho dự án của mình, vì vậy mà
nhu cầu vốn vay
ngày càng tăng lên.
-Doanh số cho vay ngành thủy sản: Nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những ngành kinh tế làm tăng nguồn thu nhập đáng kể, giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tuy nhiên doanh số cho vay lại có sự sụt giảm qua các năm và chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay, cụ thể:
+ Năm 2011: doanh số cho vay ngành thủy sản là 12.516 triệu đồng, giảm