Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp,

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNo PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH TỈNH ĐÒNG THÁP (Trang 68 - 72)

2.3.3.1. Lãi suất

BẢNG 2.14. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012)

Đơn vị tính: %/tháng

Lãi suất cho vay 2010 2011 2012

Ngắn hạn 1,5

5 1,54 1

Trung hạn 1,7

5 1,7 1,25

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - NHNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình)

Lãi suất cho vay của NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình nhìn chung có sự giảm đều qua các năm. Năm 2011: lãi suất cho vay ngắn hạn là

1,54%/tháng, lãi suất cho vay trung hạn là 1,7 theo Quyết

định số 6239/NHNo-

KHTH về việc quy định lại các mức lãi suất đối với tất cả các

khoản vay. Đây là sự

điều chỉnh lãi suất của NHNo & PTNT VN trong việc thực hiện

chủ trương của

Chính phủ và chỉ đạo NHNN về việc áp dụng lãi suất huy động vốn và cho vay.

Đặc biệt năm 2012, mức lãi suất cho vay có sự sụt giảm nhiều hơn: lãi suất cho vay ngắn hạn giảm 0,54% và lãi suất cho vay trung hạn giảm 0,45% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 là năm tăng cường và mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, giúp người nông dân và các doanh nghiệp vượt qua khó khăn chung của nền kinh tế nên đây được coi là nhiêm vụ trọng tâm của Ngân hàng để thực hiện các chủ trương của Chính phủ, NHNN.

Với việc hỗ trợ lãi suất cho vay từ phía Ngân hàng đã góp phần kích thích nhu cầu vay vốn của người dân trong những năm gần đây, đặc biệt những hộ dân có các khoản vay tại các Ngân hàng khác như: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Phương Nam (Chi nhánh Thành phố Cao Lãnh),... cũng dần chuyển sang vay vốn tại Ngân hàng.

2.3.3.2.Sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên địa bàn Huyện Thanh Bình

Với lợi thế là Ngân hàng Nhà nước có mặt sớm nhất trên địa bàn Huyện Thanh Bình, NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình đã tạo được lòng tin đối với người dân. Nhưng trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Về HĐTD có thể cho thấy NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình có phần chiếm ưu thế so với các Ngân hàng khác trên địa bàn Huyện, nhưng về công tác huy động vốn thì vẫn còn hạn chế, do lãi suất huy động không hấp dẫn, từ đó cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

2.3.3.3. Công nghệ thông tin

Hiện nay hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình nói riêng đang sử dụng hệ thống phần mềm IPCAS trong việc lưu trữ, phân tích, giao dịch, xử lý. các thông tin trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, đôi lúc hệ thống này xảy ra tình trạng treo máy, không thể truy cập dữ liệu, .làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các nhân viên tín dụng cũng

như làm gián đoạn quá trình hoạt động của cả chi nhánh.

Điều này dẫn đến việc

những hồ sơ vay vốn của người dân không được xét duyệt, hoặc

nếu đã được xét

duyệt cũng không thể giải ngân kịp thời.

2.3.3.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã ban hành những chính sách nhằm tăng cường việc hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiêm, từ khi những chính sách đó được ban hành và đi vào thực tế thì vẫn còn tồn tại những bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cụ thể:

+ Theo quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách cho nông dân vay vốn ưu đãi nhưng thực tế cho thấy việc tiếp cận vốn của người dân vẫn còn hạn chế, nguyên nhân là do: Theo quy định, hộ nông dân vay vốn ưu đãi chương trình này được hỗ trợ 100% lãi suất trong thời hạn 2 năm, kể từ năm thứ ba trở đi chỉ phải trả 50% lãi suất, tổng mức cho vay tương ứng 100% giá trị hàng hóa cho hộ nông dân mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất và thu hoạch. Tuy nhiên, một trong những điều kiện được vay vốn là nông dân phải mua máy móc, thiết bị có tỷ lệ nội địa hóa trên 60%, điều này đã gây khó khăn cho người dân vì máy nội địa ít được lựa chọn do chất lượng thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu, dễ gặp sự cố, khó sửa chữa..., trong khi máy cùng loại nhập từ nước ngoài tuy có giá cao hơn nhưng chất lượng vượt trội, dễ sử dụng, hiệu suất cao hơn.

+ Việc triển khai Nghị định 41/NĐ-CP về chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn mặc dù đã tăng điều kiện tiếp cận vốn tín dụng đối với các cá nhân, hộ gia đình và hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tại khu vực nông thôn khi đưa ra hình thức vay không cần sử dụng tài sản đảm bảo (vay tín chấp). Tuy nhiên, Nghị định này cũng quy định, các đối tượng khách hàng phải nộp giấy chứng nhận QSDĐ (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận QSDĐ) hoặc được UBND cấp xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và đất không có tranh chấp. Như vậy, thực chất là cá nhân, hộ gia đình và hợp tác xã tại khu vực nông thôn vẫn phải vay theo hình thức thế chấp. Dù Nghị định 41 chấp thuận được sử dụng xác nhận của UBND về đất chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thì cũng không có

nghĩa là nông dân được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Để

tiếp cận được nguồn vốn

không cần tài sản bảo đảm này, nông dân phải phụ thuộc vào tốc

độ giải quyết xác

nhận của UBND cấp xã.

+ Bên cạnh việc phân tích những bất cập của Nghị định 41 và Quyết định 63 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng trong thời gian qua thì trong bài báo cáo này em cũng xin phân tích về một chính sách gần đây nhất cũng có thể sẽ làm ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động cho vay của NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình trong thời gian tới. Đó là vào ngày 07/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 311/QĐ- TTg về mua tạm trữ 1000.000 tấn gạo trong vụ lúa đông xuân năm 2012-2013 ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo đó sẽ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức việc phân giao cho các thương nhân đủ tiêu chuẩn thực hiện mua số lúa gạo tạm trữ trên, nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ và đảm bảo người nông dân sẽ có lãi từ 30% trở lên. Tuy nhiên, nông dân trồng lúa tại Tỉnh Đồng Tháp nói chung và Huyện Thanh Bình nói riêng gần như không được hưởng lợi từ việc ban hành quyết định trên. Nguyên nhân là do VFA công bố thời gian thu mua lúa gạo tạm trữ là từ ngày 20/02/2013 đến hết ngày 31/03/2013, trong khi tính đến thời điểm đó thì diện tích lúa vụ đông xuân của các Huyện trong Tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch đạt trên 60%, thậm chí 10 ngày sau khi quyết định trên được ban hành thì giá lúa cũng chỉ tăng bình quân 500 đồng/kg. Như vậy người dân gần như không hưởng được lợi ích từ chính sách này, lợi nhuận từ việc sản xuất lúa không đáng kể cũng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng cũng như công tác thu nợ của Ngân hàng.

2.3.3.5. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nước lũ về sớm và lớn đã làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa vụ Thu đông và thiệt hại về cơ sở hạ tầng trên địa bàn Huyện; dịch bệnh gây hại trên cây trồng, vật nuôi vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh cao,.. .gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân, từ đó ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH - TỈNH ĐỒNG THÁP.

---**---

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNo PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH TỈNH ĐÒNG THÁP (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w