Khả năng sinh lời
Lợi nhuận trước thuế ít nhất 250 triệu Đài tệ trong 3 năm tài chính gần nhất, ít nhất 120 triệu Đài tệ trong năm tài chính gần nhất, và không có lỗ lũy kế.
Vốn góp hoặc vốn cổ
phần
Vốn góp hoặc vốn phần ít nhất 600 triệu Đài tệ hoặc vốn hóa thị trường ít nhất 1,600 triệu Đài tệ.
Mệnh giá
cổ phần 10 Đài tệ/cổ phần Hồ sơ yêu
cầu
Tổ chức nước ngoài hoặc các công ty chịu sự chi phối của tổ chức nước ngoài sẽ cung cấp hồ sơ ít nhất 3 năm gần đây.
Trường hợp tổ chức nước ngoài là công ty cổ phần đầu tư, hồ sơ yêu cầu có thể dựa trên con số thực tế trong số năm hoạt động của các công ty con.
Yêu cầu về tỷ lệ cổ phần nắm
Có ít nhất 1000 cổ đông. Trong đó cổ đông nội bộ và pháp nhân chiếm hơn 50% cổ phần. Và có nhiều hơn 500 cổ đông khác cầm ít nhất 20% (số cổ phần (hoặc là không dưới 10 triệu cổ phần)
giữ Ban điều
hành Ít nhất 5 thành viên hội đồng quản trị và ít nhất có 2 thành viên độc lậpkhông điều hành. 1 người trong số họ phải sống ở Đài Loan Ban kiểm
soát nội bộ
Ban kiểm soát bao gồm tất cả các thành viên độc lập và không được ít hơn 3 người hoặc giám sát viên (ít nhất 3 người)
Báo cáo tài chính
Chấp nhận kế toán nguyên tắc; Báo cáo tài chính tiêu chuẩn quốc tế; Hoa Kỳ thường được chấp nhận.
Nếu báo cáo tài chính không được lập phù hợp với quy đọmk Đài Loan, tổ chức phát hành nước ngoài phải cung cấp bất kỳ khoản mục nào có sự khác biệt chi tiết của bất kỳ tác động tiền tệ những chênh lệch đó và đưa ra ý kiến của CPA được Đài Loan cấp phép liên quan đến các mục đó. Khác Ít nhất 6 tháng sau khi nộp đơn tư vấn hợp đồng với người bảo lãnh phát
hành hoặc đăng ký với tư cách là một cổ phiếu mới nổi trên GreTai Securities Thị trường.
(Nguồn: IPO in Taiwan -The path to successful listings in Taiwan by foreign issuers, PWC, 2017)
1.3.2.2. Quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết
Quy định về CBTT đối với các tổ chức niêm yết chủ yếu là công bố định kỳ các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính năm và nửa năm phải được kiểm toán và xác nhận bởi các CPA do SFC chấp thuận và phải được gửi cho SFC và Sở Giao dịch. Các báo cáo tài chính quý được xem xét bởi các CPA được chấp thuận và công bố đại chúng. Nếu công ty niêm yết không gửi báo cáo tài chính cho Sở Giao dịch trước ngày quy định, công ty có thể bị đình chỉ giao dịch. Bất kỳ vấn đề gì có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá chứng khoán hay lợi ích của nhà đầu tư cần được thông báo cho Sở Giao dịch và công bố đại chúng ngay lập tức.
1.3.2.3. Quy định về quản trị công ty niêm yết
TSEC đã ban hành các quy định niêm yết nhằm đảm bảo tính minh bạch trong việc quản trị công ty và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý của Đài Loan kết hợp với SGDCK Đài Loan ban hành Thông lệ Quản trị Công ty tốt nhất đối với các công ty niêm yết vào tháng 10/2002.
1.3.3. Kinh nghiệm rút ra
Thông thường, “số lượng và chủng loại hàng hóa trên TTCK tăng dần theo thời gian phát triển TTCK của mỗi nước, do vậy các quy định niêm yết cũng được sửa đổi và cập nhật liên tục để đảm bảo tính pháp lý, phù hợp và tạo điều kiện cho
thị trường phát triển.”
Khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các công ty cổ phần là nguồn cung ứng chứng khoán chủ yếu cho TTCK. Các quy định càng làm rõ tính minh bạch trong quản trị công ty niêm yết càng thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt, phải có chính sách ưu tiên và thu hút các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết. Các nước có thị trường chứng khoán phát triển đều đặc biệt chú trọng đến các công ty tư nhân thông qua các chính sách ưu đãi mà đã tăng được đáng kể nguồn cung cho thị trường. Trong các chính sách đã áp dụng tại các nước này, quan trọng nhất là các chính sách ưu đãi về thuế dành chocác doanh nghiệp chuyển thành công ty đại chúng và các chính sách gắn kết quá trình phát hành ra công chúng và niêm yết.
Khuôn khổ pháp lý và các chính sách vĩ mô phù hợp là những điều kiện cơ bản để thúc đẩy việc phát triển hàng hóa trên TTCK. Do vậy, cần phải củng cổ khung pháp lý làm nền tảng cho việc vận hành, phát triển thị trường. Ở Việt Nam đã có Luật chứng khoán làm cơ sở để các nghị định, quy định ban hành giúp hoạt động của thị trường thông suốt, trong đó có hoạt động của hệ thống niêm yết.
Các “chính sách niêm yết riêng cho một số ngành, lĩnh vực đặc thù hoặc địa phương trọng điểm là yếu tố quan trọng để khuyến khích hoặc hạn chế các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực tập trung phát triển theo chiến lược của Chính phủ niêm yết. Riêng đối với các nhành nhạy cảm hoặc có những đặc thù riêng như ngân hàng, bảo hiêm, năng lượng, bưu chính viễn thông, dầu khí, khai khoáng,… luật chứng khoán các nước đều quy định rất rõ tiêu chuẩn niêm yết cho từng nhành nhằm hạn chế rủi ro cho người đầu tư cũng như khuyến khích các doanh nghiệp hội tủ đủ điều kiện tham gia niêm yết. Bên cạnh đó, SGDCK/UBCK cũng đề ra những tiêu chí giám sát về tình hình hoạt động và tình hình tài chính dành riêng cho những ngành có rủi ro cao nhằm mục đích cảnh báo sớm về các tình huống xấu có thể xảy ra đối với các chứng khoán niêm yết cũng như để đảm bảo tính ổn định cho thị trường.”
Cũng như các nước trên, vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc phát triển TTCK là cực kỳ quan trọng. Chúng ta “phải biết vận dụng các bài học này vào điều kiện thực tiễn của thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
2.1. Tiêu chuẩn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và vấn đề phân bảng niêm yết
2.1.1. Giới thiệu về Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
“Trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.”
“Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán, SGDCK Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. SGDCK Hà Nội đã triển khai tích cực, hiệu quả hoạt động đấu giá cổ phần, hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ và vận hành các thị trường giao dịch (thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM), thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) và thị trường chứng khoán phái sinh).”
Các mốc phát triển quan trọng của SGDCK Hà Nội:
- 08/03/2005: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của SGDCK Hà Nội) bắt đầu đi vào hoạt động.
- 14/07/2005: 6 công ty niêm yết đầu tiên niêm được giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp.
- 20/06/2006: Bộ Tài chính quy định SGDCK Hà Nội là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu trái phiếu chính phủ tại Việt Nam.
11h).
- 30/10/2008: SGDCK Hà Nội triển khai “Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các công ty chứng khoán thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư bằng cách kết nối thẳng với máy chủ giao dịch của Sở.
- 02/01/2009: Thành lập SGDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp có thu sang mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
- 24/06/2009: Thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) khai trương.
- 05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ 11h30-13h00).
- 1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) nhằm phân ngành các doanh nghiệp đang niêm yết trên SGDCK Hà Nội.
- 29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch.
- 26/6/2015: SGDCK Hà Nội chính thức vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ trực tuyến trên nền Internet (E-BTS).
- 9/5/2016: Nhằm làm tăng tính minh bạch của thị trường UPCoM, SGDCK Hà Nội đã phân tách nhóm công ty có tình hình tài chính tốt, tuân thủ tốt các quy định về CBTT trên TTCK cũng như đưa ra danh sách cảnh báo đối với các công ty nằm trong diện bị hạn chế giao dịch, qua đó ban hành bộ nguyên tắc Phân bảng UPCoM Premium và phân bảng Cảnh báo nhà đầu tư.
- 30/6/2016: SGDCK Hà Nội ra mắt phân hệ đấu thầu trái phiếu điện tử trên Internet (E.ABS).
- 4/7/2019: Khai trương sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, góp phần hoàn thiện cơ cấu sản phẩm cho TTCK phái sinh, hỗ trợ sự phát triển bền vững của thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
“Hiện tại, cơ cấu tổ chức SGDCK Hà Nội giống với hình thức tổ chức bộ máy của các công ty, điều hành bởi HĐQT, Ban kiểm soát hoạt động độc lập nhằm kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐQT và các hoạt động chung của Sở. Giúp việc cho HĐQT là các Phó Tổng Giám đốc. Ngoài ra, 16 phòng ban chức năng có trách nhiệm nghiên cứu, vận hành SGDCK: Phòng Thị trường trái phiếu, phòng Công nghệ thông tin, phòng Hệ thống giao dịch, phòng Giám sát giao dịch, phòng TTCK phái sinh, phòng Nghiên cứu phát triển, phòng Thẩm định niêm yết, phòng Quản lý niêm yết, phòng Thông tin thị trường, phòng Quản lý thành viên, Ban Đấu giá, Phòng Tổng hợp pháp chế, Phòng Kiểm soát rủi ro và tuân thủ, Phòng Nhân sự đào tạo, Phòng Tài chính kế toán, Phòng hành chính nhân sự.”
Hình 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(Nguồn: Báo cáo thường niên SGDCK Hà Nội năm 2019)
2.1.2. Khung pháp lý về niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Việc cấp phép niêm yết, quản lý các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam đang được điều chỉnh bởi các văn bản sau đây:
Dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng khung khổ pháp lý cho TTCK là “Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và
TTCK được xem là. Trên cơ sở đó, UBCKNhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành (thời kỳ này, UBCK Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ). Các văn bản pháp lý này đã bước đầu tạo khung khổ pháp lý cho việc khai trương và đi vào vận hành TTCK ở Việt Nam từ tháng 7/2000 với sự ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.”
Năm 2003, sau một thời gian thị trường đi vào hoạt động, Nghị định 48/1998/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế do được xây dựng khi chưa có thực tiễn hoạt động của TTCK. Những bất cập trong khung khổ pháp lý cùng với một số nguyên nhân khác là những rào cản khiến TTCK non trẻ của Việt Nam không có nhiều chuyển biến mang tính bứt phá, khó phát triển được. Trên cơ sở kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn quản lý hoạt động của thị trường, ngày 28/11/2003, Chính phủ đã ban hành “Nghị định 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP. Nghị định 144/2003/NĐ-CP cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ về các hoạt động trên thị trường như phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch, CBTT, xử lý vi phạm...”
Luật doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân và công ty hợp danh. Luật quy định công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, trái phiếu; công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu theo luật pháp về chứng khoán và TTCK, không phân biệt giữa phát hành trái phiếu riêng lẻ với phát hành ra công chúng.
Luật chứng khoán 2019 đã thay thế Luật chứng khoán 2006. “Đây là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến TTCK. Luật chứng khoán ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, bảo đảm TTCK hoạt động công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả, giúp TTCK phát huy vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. ”
Trên cơ sở đó, SGDCK Hà Nội đã thực hiện sửa đổi các quy chế hoạt động liên quan nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện các quy định mới bao gồm “Quy chế Giao dịch chứng khoán niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định số 62/QĐ-SGDHN ngày 24/1/2019); Quy chế hoạt động của thành
viên tạo lập thị trường (ban hành kèm theo Quyết định số 194/QĐ-SGDHN ngày 16/4/2019); Quy chế niêm yết chứng khoán (ban hành kèm theo Quyết định số 345/QĐ-SGDHN ngày 05/6/2019), Quy chế thành viên giao dịch thị trường niêm yết và đăng ký giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 634/QĐ-SGDHN ngày 24/9/2019). ”
“Nếu như năm 2006, TTCK chỉ có khoảng 200 công ty niêm yết với giá trị vốn hóa khoảng 221,000 tỷ đồng (chiếm khoảng 22.7% GDP năm 2006), thì đến cuối năm 2019 đã có 1,662 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch với giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 4,384 nghìn tỷ đồng (tương đương 72.6% GDP năm 2019). Giá trị huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp năm 2019 đạt đạt 102.8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cả năm 2018. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 36.6 tỷ USD (tương đương 847,033 tỷ đồng).”
“Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và TTCK. TTCK ngày càng trở thành kênh thu hút vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế; giảm khoảng cách chênh lệch giữa kênh tín dụng ngân hàng với kênh thị trường vốn, nhằm tăng cường vốn đầu tư xã hội.”
2.1.3. Tiêu chuẩn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
“Để được lên sàn chứng khoán doanh nghiệp phải qua một quá trình xét duyệt và thẩm định chặt chẽ từ sở giao dịch chứng khoán. Quy trình đó được quy định tại Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán do bộ Tài Chính ban hành.Tính đến 31/12/2019, đã có 1,240 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên HNX với tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu 1,103,971 tỷ đồng.”
“Điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK được quy định tại Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung