2)
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại
3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
- Do đặc điểm hoạt động của NHCSXH cho vay theo các chương trình tín dụng chỉ định, nguồn vốn chủ yếu được cân đối từ Ngân hàng CSXH cấp trên; nguồn vốn tăng trưởng dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, do vậy tính chủ động nguồn vốn không cao.
- Trình độ nhận thức của người dân, điều kiện kinh tế còn khó khăn ảnh
hưởng của lạm phát, tình hình giá cả thị trường tăng cao, giá cả nông sản giảm làm cho người dân khó khăn trong việc trả nợ khi đến hạn và thực hiện đóng lãi.
- Khí hậu có nhiều chuyển biến thất thường, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi xảy ra; địa bàn rộng nên việc tuyên truyền vận động các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi đến người dân gặp nhiều khó khăn.
yếu và đặc biệt là việc thay thế Ban quản lý tổ rất khó khăn do không bầu được Ban quản lý tổ mới.
- Cán bộ Hội nhận ủy thác thường xuyên thay đổi nên việc theo dõi, thực
hiện công tác nhận ủy thác không được liên tục, gián đoạn nên không nắm được quy trình nghiệp vụ của NHCSXH cũng như những công đoạn phải thực hiện khi nhận ủy thác.
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- * Đối với Tổ TK&VV và hộ vay
- Chưa nhận thức đầy đủ về việc có vay, có trả, ít tích luỹ, làm ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi nợ của NHCSXH; nhiều hộ vay rất khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng do sản xuất kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả; nhiều hộ có khả năng trả nợ nhưng thiếu ý thức trả nợ như: chây ỳ, so bì, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
- Nhiều hộ vay do sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn kém hiệu quả đến hạn phải trả nợ Ngân hàng không trả được nợ phải đi vay nóng với lãi suất cao để trả NHCSXH cả gốc và lãi, sau lại vay NHCSXH để trả nợ vay nóng dẫn đến không có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh và nợ chồng nợ. Việc làm này đã diễn ra nhiều năm trước đây và hiện nay vẫn còn, tạo nếp quen xấu của người dân “cho vay thì mới trả nợ”.
- Một số Tổ trưởng cố tình làm trái với quy định đã chiếm dụng nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ nhưng khi NHCSXH phát hiện và yêu cầu nộp tiền vào Ngân hàng thì các đối tượng này cố tình không chấp hành.
- Một số hộ không cư trú hợp pháp tại địa phương nhưng vẫn được Tổ trưởng tổ TK&VV, tổ chức Hội nhận ủy thác, UBND phường xác nhận cho vay
chưa tổ chức kịp thời việc củng cố, kiện toàn tổ đối với các Tổ yếu kém, chưa kiểm tra, giám sát đôn đốc hộ vay và các Tổ TK&VV.
- Xảy ra việc Tổ trưởng tổ TK&VV chiếm dụng vốn, vay ké nhưng khi NHCSXH phát hiện thì chưa tích cực phối hợp để xử lý kịp thời, kiên quyết.
- Hội đoàn thể cơ sở nhiều nơi thiếu quan tâm, không sâu sát trong việc phối hợp với NHCSXH, không xem việc nhận vốn ủy thác là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao mà do chỉ đạo của cấp trên nên phải nhận, “bị nhận” nên không thật sự tâm huyết với công việc, lơ là qua loa cho có, khi nào có nhắc nhở, kiểm tra thì làm còn không thì buông xuôi, chưa hoàn toàn chủ động trong công việc.
- Thiếu kiểm tra đôn đốc hoạt động của tổ TK&VV cũng như kiểm tra sử dụng vốn của hộ vay, việc đôn đốc tổ TK&VV nộp lãi tại điểm giao dịch không kịp thời; chưa tham gia đầy đủ các buổi họp giao ban hàng tháng theo định kỳ, không tham gia họp bình xét cho vay, xử lý ở tổ... do đó không nắm sát được tình hình hoạt động của tổ TK&VV dẫn đến số tổ có chất lượng yếu kém ngày càng nhiều.
* Đối với địa phương
- Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số nơi không đồng đều, không thường xuyên, nhiều nơi thiếu nhắc nhở, kiểm điểm hội đoàn thể nhận ủy thác cũng như các tổ trưởng là cán bộ, đảng viên để hoạt động của tổ yếu kém.
- Một số địa phương chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo thu lãi, thu nợ xấu và xử lý nợ đến hạn, nợ rủi ro; chưa kiên quyết trong việc xử lý nợ đối với cán bộ, đảng viên và hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, từ đó tạo tâm lý ỷ lại đối với hộ vay.
* Đối với công tác thu hồi nợ, kiểm tra, kiểm soát vốn vay của NHCSXH
- Huy động được nguồn vốn cho hộ nghèo vay đã khó, nhưng kiểm soát nguồn vốn đó được sử dụng có hiệu quả hay không còn là điều khó hơn. Hiện nay Ngân hàng đang quản lý cho vay theo mô hình tổ nhóm, việc kiểm soát vốn vay và thu hồi nợ tùy thuộc vào trình độ quản lý của tổ nhóm, Hội đoàn thể và cán bộ Ngân hàng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay, tự kiểm tra một số thời điểm thiếu chặt chẽ, kém chất lượng dẫn đến không phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm quy trình, quy định trong công tác tín dụng; việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, sửa sai còn chậm trễ, chưa đảm bảo chất lượng, còn để kéo dài nhiều năm.
- Công tác kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và công tác đánh giá khả năng trả nợ trước khi cho vay của Ngân hàng cùng với cán bộ cấp dưới chưa chặt chẽ.
- Việc báo cáo, tham mưu cho cấp uỷ, phối hợp với chính quyền, tổ chức Hội cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa đầy đủ, kịp thời.
* Đối với cán bộ NHCSXH:
- Một số cán bộ chưa nhiệt tình, tích cực với trách nhiệm được giao, kinh nghiệm công tác còn thiếu, tư tưởng còn dao động trước khó khăn; không nắm chắc các hộ vay có nợ quá hạn, kiểm tra, uốn nắn kịp thời những tồn tại của tổ chức Hội nhận uỷ thác, Tổ trưởng tổ TK&VV; có tư tưởng ỷ lại, phó thác toàn bộ việc lập hồ sơ cho vay, thu lãi, gia hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro... cho tổ chức Hội, Tổ tưởng tổ TK&VV.
- Chưa phối hợp chặt chẽ với tổ chức Hội, tổ TK&VV kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi, xử lý nợ quá hạn, nợ đến hạn, củng cố kiện toàn Tổ TK&VV.