Các yếu tố trong bộ khung CAMELS

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ứng dụng mô hình CAMELS trong kiểm định các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTM việt nam (Trang 27 - 37)

Vốn ngân hàng (cụ thể là vốn chủ sở hữu ngân hàng) là sự chênh lệch giữa tài sản của ngân hàng và các khoản nợ phải trả. Giá trị này thể hiện giá trị ròng của ngân hàng (net worth) hoặc giá trị vốn chủ sở hữu của nó đối với các nhà đầu tư. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thểđược coi là mức ký quỹ mà các chủ nợđược bảo hiểm nếu ngân hàng mất khảnăng thanh

toán. Vốn chủ sở hữu bao gồm các thành phần chính là vốn điều lệ, các quỹ và lợi nhuận chưa

phân phối.

Vốn điều lệ

Đây là vốn được tạo lập ban đầu khi thành lập ngân hàng, là vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp. Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Tại Việt Nam, tuỳ theo từng loại hình NHTM mà yêu cầu chủ sở hữu góp vốn sẽ khác nhau. Trong quá trình hoạt động, tuỳ theo từng loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ có thể được bổsung tăng thêm dưới các hình thức như được cấp bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc được bổ sung từ quỹ dự trữ bổsung tăng vốn điều lệ,... Vốn điều lệ chủ yếu được sử dụng để tạo ra cơ sở

vật chất cho ngân hàng như xây dựng trụ sở, hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Các quỹ

Các quỹ của ngân hàng gồm có quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ khen thưởng, quỹ

phúc lợi,... Các quỹ này chủ yếu được trích từ lợi nhuận ròng hằng năm hoặc là thặng dư vốn

để lập quỹ.

Là lợi nhuận hằng năm chưa phân chia và chưa sử dụng tới. Khoản mục này của ngân

hàng cũng mang nhiều ý nghĩa khi phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng như những động thái, chính sách của ngân hàng trong việc phân chia lợi nhuận nhằm đáp ứng kỳ vọng của những người góp vốn hiện hữu và là tín hiệu gợi ý cho việc gọi vốn trong tương

lai.

Vốn ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó được xem như “tấm đệm” vững chắc giúp ngân hàng có thể chống đỡ trước những biến động bất thường của nền kinh tế có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. Hay nói cách khác, nó biểu thị khảnăng phòng vệ rủi ro của một ngân hàng và qua đó

giúp ngân hàng tồn tại và tiếp tục phát triển.

Chính vì vai trò quan trọng của vốn ngân hàng, khung pháp lý ngân hàng tại các nước

đã bắt đầu lồng ghép vào các tiêu chuẩn quốc tế do Ủy ban giám sát ngân hàng Basel ban hành tại các hiệp định quốc tế Basel I, Basel II và Basel III. Các tiêu chuẩn này cung cấp những định nghĩa về việc đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng mà thịtrường và cơ quan quản lý ngân hàng cần giám sát chặt chẽ. Khi mà các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bằng cách thu nhận tiền tiết kiệm và chuyển chúng sang các khoản vay, vấn đề vốn ngân hàng và an toàn vốn cần được quy định rất nhiều. Trong khi mỗi quốc gia có thể có những yêu cầu riêng, hiệp định pháp lý ngân hàng quốc tế gần đây nhất của Basel III cung cấp một khuôn khổđể xác định hệ số an toàn vốn ngân hàng.

Theo Basel III, vốn ngân hàng (cụ thể là vốn tựcó, có điều chỉnh đôi chút so với vốn chủ sở hữu đã nêu) để đảm bảo an toàn vốn được chia thành các cấp khác nhau. Cụ thể, vốn cấp 1 bao gồm giá trị của vốn điều lệ, các quỹ và thu nhập giữ lại (cấu phần của vốn chủ sở

hữu). Theo quan điểm của cơ quan quản lý, vốn ngân hàng (và đặc biệt là vốn cấp 1) là thước

đo cốt lõi cho sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Vốn cấp 2 bao gồm nợ không có bảo

đảm và thặng dư vốn cổ phần với thời gian đáo hạn ban đầu dưới năm năm trừ đi các khoản

đầu tư vào các công ty con trong một sốtrường hợp. Tổng số vốn tự có bằng tổng vốn cấp 1 và cấp 2.

Tại Việt Nam, NHNN cũng đã ban hành thông tư số 22/2019/TT-NHNN (trước đó đã được sửđội và bổ sung nhiều lần), ngày 15 tháng 11 năm 2019 đểquy định các giới hạn, tỷ

lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong

hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt

động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đo lường vốn ngân hàng

Dựa trên nội dung về vốn ngân hàng đã trình bày, có hai loại hệ số đánh giá tỷ lệ vốn

ngân hàng được sử dụng. Thứ nhất, tiếp cận theo cách truyền thống, là hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng. Hệ số vốn này thường không bị ràng buộc bằng giá trị tối thiểu bởi cơ quan quản lý. Tuy nhiên nó hữu ích trong việc so sánh đối chiếu tiềm lực vốn giữa các ngân hàng khác nhau hoạt động trong cùng hệ thống. Thứ hai, hệ số an toàn vốn có rủi ro,

được tính bằng tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro. Căn cứ theo chỉ dẫn của Basel, cơ

quan quản lý ngân hàng các nước sẽ thiết lập bộ khung quy định cụ thểhướng dẫn cách xác

định hệ số an toàn vốn này, trên cơ sở các ngân hàng bắt buộc phải duy trì trên mức tối thiểu

được yêu cầu.

2.2.2.2. Chất lượng tài sn (A)

Chất lượng tài sản là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong việc xác định tình trạng sức khoẻ chung của ngân hàng. Chất lượng tài sản có liên quan đến các khoản mục nằm phía bên trái của bảng cân đối kế toán ngân hàng. Yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng tài sản tổng thể của ngân hàng là chất lượng của danh mục cho vay và chất lượng quản lý rủi ro. Các khoản cho vay thường chiếm phần lớn tài sản của ngân hàng và mang rủi ro lớn nhất. Chứng khoán cũng có thể chiếm một phần trong tổng tài sản và cũng chứa đựng những rủi ro nhất định. Thông thường, chất lượng cho vay và chất lượng tài sản là hai thuật ngữcó ý nghĩa cơ bản giống nhau, do trọng tâm tài sản ngân hàng là các khoản cho vay. Một khoản vay chất

lượng kém có xác suất cao hơn để trở thành một khoản nợ xấu và gây ra rủi ro mất vốn. Các nhà quản lý ngân hàng quan tâm đến chất lượng khoản vay của họ vì điều đó mang lại thu nhập cho ngân hàng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chất lượng cho vay, hay nói cách khác là làm phát sinh rủi ro tín dụng, bao gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong ngân hàng. Các nguyên nhân phổ biến từ phía ngân hàng có thể kểđến như: quyết định tín dụng quá dễ dàng, quản trị tín dụng kém hiệu quả, những sự kiện bất ngờkhông lường trước được, và sự ngoan cố không trả nợ xuất phát từ phía khách hàng. Các yếu tố bên ngoài bắt nguồn từ sự suy yếu của kinh tế vĩ mô, tình trạng xấu đi của các điều kiện kinh tế và sự phát triển kém của thị trường bên ngoài. Mối quan hệ nghịch chiều từđiều kiện kinh tếvĩ mô ảnh hưởng đến người

yếu tố bên ngoài như sự thay đổi của chính sách tài khóa, cung tiền, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách hạn chếthương mại, hoặc sự biến đổi của thị trường tài chính cũng sẽ ảnh

hưởng đến danh mục cho vay của ngân hàng.

Như đã đề cập, một khoản vay kém chất lượng có khảnăng sẽ trở thành các khoản nợ

xấu. Căn cứ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về

phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu

là “nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Các nhóm nợđược phân loại theo Điều 10 và Điều 11 trong

thông tư, theo đó:

− Phân loại nợ theo Điều 10 dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ, tức thiên về

yếu tốđịnh lượng (Nhóm 3: thời gian quá hạn từ 91 – 180 ngày, Nhóm 4: thời gian quá hạn từ 181 – 360 ngày, Nhóm 5: thời gian quá hạn trên 360 ngày).

− Phân loại nợtheo Điều 11 lại dựa trên khảnăng trả nợ của khách hàng, tức nhằm vào yếu tốđịnh tính (Nhóm 3: Các khoản nợđược TCTD đánh giá là không có khảnăng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khảnăng tổn thất, Nhóm 4: Các khoản nợđược TCTD đánh giá

có khảnăng tổn thất cao, Nhóm 5: Các khoản nợđược TCTD đánh giá là không còn khảnăng

thu hồi, chấp nhận mất vốn).

Hoạt động cho vay của ngân hàng có rủi ro đặc thù cao, do đó trích lập dự phòng rủi ro phải được bắt buộc, đặc biệt khi có những dấu hiệu sụt giảm chất lượng tài sản. Trích lập dự

phòng rủi ro, cụ thể là dự phòng cho các khoản vay, được thực hiện như một khoản dự phòng rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng. Nó được phản ánh như một khoản chi phí trong

giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng này khi có biến cố không thu lại được các khoản vốn đã cho vay.

Đo lường chất lượng tài sản

Đo lường chính xác chất lượng tài sản là cần thiết để ngân hàng kịp thời xác định đúng

tình trạng đang diễn ra tại ngân hàng mình, qua đó có các giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro hiệu quả. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản được sử dụng phổ biến như sau:

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

Tỷ lệnày được sử dụng nhiều nhất, giúp phản ánh tỷ lệ các khoản vay khó thu hồi đầy

đủ trên tổng các khoản cho vay khách hàng. Chỉ tiêu này thấp thể hiện rủi ro tín dụng của

tốt; ngược lại, rủi ro tín dụng sẽ cao và ngân hàng phải đối mặt nhiều vấn đề ảnh hưởng chi phí, thu nhập và thanh khoản.

Tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ

Theo đó khoản xoá nợ ròng là chênh lệch giữa khoản cho vay không còn giá trị mà ngân hàng tiến hành xoá khỏi sổ sách so với khoản thu nhập mà sau đó ngân hàng thu được từ

chính khoản nợđã xoá. Đây là mức tổn thất thật sự, phản ánh mức rủi ro tín dụng trong hoạt

động cho vay ngân hàng. Tỷ lệ này cao sẽ cho thấy hoạt động tín dụng ngân hàng bị tổn thất lớn, danh mục cho vay thiếu chất lượng và hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Tỷ lệ nợ có khảnăng mất vốn/Tổng nợ xấu

Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh rủi ro, với nợ nhóm 5 thì độ rủi ro mất vốn là cao nhất, kết quả xử lý và thu hồi nợ gần như bằng không. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tài sản càng thấp, rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn và bắt buộc ngân hàng phải khẩn trương

và quyết liệt triển khai giải pháp xử lý nhằm cải thiện chất lượng tài sản.

Tỷ lệ trích lập dự phòng/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa

vụ trả nợ ngân hàng theo cam kết. Dựphòng được hoạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Danh mục tài sản càng có chất lượng thấp thì sẽ dẫn đến tỷ lệ trích lập dự phòng cao.

Đây là một chỉtiêu cũng được sử dụng rất phổ biến bên cạnh tỷ lệ nợ xấu đã trình bày.

2.2.2.3. Hiu qu qun lý (M)

Hiệu quả quản lý là một yếu tố quan trọng đứng đằng sau hiệu suất hoạt động của các ngân hàng. Hiệu quả quản lý của ngân hàng bao gồm khả năng quản trị để phản ứng trước các tình huống khác nhau. Hiệu quả quản lý cũng liên quan đến khảnăng quản lý trong việc tối thiểu hoá chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao hiệu quả quản lý trở thành xu thế quan trọng khi các ngân hàng không ngừng nỗ lực cải thiện năng suất của nhân viên. Bằng cách sử dụng công nghệ, các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ nhanh chóng trong một thời gian ngắn, vì vậy bây giờ họđang thu

hút khách hàng và cạnh tranh với nhau trên cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý.

Các tài liệu hiện có hầu như đều thống nhất rằng hiệu quả quản lý có thểđược phản ánh hợp lý bởi hiệu quả chi phí. Theo khảo sát của DeYoung (1998), trong sốcác ngân hàng được cho là hoạt động ổn định và lành mạnh vào năm 1991 và 1992, chi phí đơn vịước tính tại các

ngân hàng được quản lý kém, xét vềtrung bình, cao hơn khoảng 29% so với chi phí đơn vị

họ hiệu quảhơn các ngân hàng được quản lý kém, tạo ra chi phí cao hơn trên mỗi đơn vị tài sản và ít chi phí điều hành hơn trên mỗi đơn vị tiền gửi.

Đo lường hiệu quả quản lý

Trên thực tế, rất khó đểđánh giá trực tiếp và chính xác nhất hiệu quả quản lý của ngân

hàng. Do đó, người ta thường tiếp cận theo hướng hiệu quả chi phí như đã đề cập. Các chỉ

tiêu phổ biến nhất cho hiệu quả chi phí bao gồm các hệ sốđược tính toán dựa trên số liệu kế

toán ngân hàng, chẳng hạn như tỷ lệ tổng chi phí trên tổng tài sản bình quân, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu (Koetter và cộng sự 2011; de Graeve và cộng sự 2007), tổng chi phí ngoài lãi trên tổng doanh thu (Bitar và cộng sự 2018), hay chi phí hoạt động trên tổng tài sản bình quân (Gambacorta 2008).

Ngoài ra, gần đây một số nghiên cứu còn sử dụng kỹ thuật hiệu quảbiên để đo lường hiệu quảchi phí. Đây là một kỹ thuật đo lường thông qua độ lệch của lượng đầu vào, đầu ra, chi phí hoặc lợi nhuận của ngân hàng so với mức tối ưu (biên). Nó giảđịnh rằng các ngân hàng không thể hoàn toàn tối ưu hóa mục tiêu kinh doanh hoặc hành vi của họvà do đó, luôn

tồn tại một mức độ phi hiệu quả. Khái niệm “hiệu quảbiên” được thảo luận lần đầu tiên bởi Koopmans (1951) và Debreu (1951) với ý tưởng xây dựng khung tiêu chuẩn về hiệu quả sản xuất (đường biên sản xuất). Sau đó, Farrell (1957) đã phát triển các phương pháp và mô hình đo lường hiệu quả biên có thể áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực. Hai phương pháp phổ biến nhất là biên ngẫu nhiên (SFA) và bao dữ liệu (DEA) để tính toán hiệu quả ngân hàng.

2.2.2.4. Li nhun ngân hàng (E)

Lợi nhuận của ngân hàng là phần thu nhập còn lại sau khi trừđi các khoản chi phí hợp lệ phải chi ra đểđạt được phần thu nhập đó. Dưới góc độ của một ngân hàng, thu nhập đến từ

hai nguồn chính, gồm thu nhập từ lãi cho vay và các khoản thu nhập ngoài lãi.

Các ngân hàng cung cấp các khoản vay khác nhau cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tiền lãi nhận được từ các khoản vay này là nguồn thu nhập chính của họ. Trong khi đó, các

nguồn thu nhập từ hoạt động đầu tư, thu phí dịch vụ, hoa hồng, giao dịch ngoại hối cấu thành nên các nguồn thu nhập ngoài lãi. Để có thu nhập từđầu tư, các ngân hàng đã đầu tư vào các

công cụđầu tư khác nhau và qua đó kiếm lãi vốn và cổ tức từ các khoản đầu tư này. Với thu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ứng dụng mô hình CAMELS trong kiểm định các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTM việt nam (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)