Ngoài các biến đánh giá đặc điểm nội tại của ngân hàng, cũng rất quan trọng và cần thiết
để tính đến các điều kiện thuộc vềmôi trường bên ngoài ngân hàng bằng cách sử dụng các biến đánh giá đặc điểm kinh tếvĩ mô khi nghiên cứu các yếu tố quyết định hành vi tăng trưởng cho vay của ngân hàng (Ehrmann và cộng sự 2003; Gambacorta 2005; Carlson và cộng sự
2013; Brei và cộng sự 2013).
Tăng trưởng kinh tế, đại diện bằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng
năm, được đưa vào mô hình nghiên cứu như một yếu tố vĩ mô quan trọng quyết định tiềm
năng tăng trưởng cho vay của ngân hàng. Môi trường kinh tếvĩ mô có khả năng ảnh hưởng
đến các hoạt động ngân hàng và các quyết định đầu tư. Ví dụ, nhu cầu về vốn và các sản phẩm tài chính khác sẽ nhiều hơn trong thời kỳ kinh tếtăng trưởng và qua đó có thể cải thiện khả năng ngân hàng mở rộng danh mục cho vay với tốc độ nhanh hơn. Tương tự như vậy, tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ kết hợp với sự sụt giảm nguồn cung tín dụng ngân hàng. Tiếp đà này, tăng trưởng kinh tế lại có thể xấu đi do sự sụt giảm của nhu cầu tín dụng. Điều này ngụ
ý về một mối quan hệ cùng chu kỳ giữa tăng trưởng kinh tế và hoạt động cho vay của ngân hàng (Bertay và cộng sự 2015; Davydov và cộng sự 2018; Zins và Weill 2018).
Trong các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm gần đây, nhiều tác giảđã phân tích tính chu
kỳ của việc cho vay ngân hàng để hiểu hơn về cơ chế phân bổ tín dụng trong các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Sử dụng một mẫu toàn cầu để nghiên cứu, Bertay và cộng sự
(2015) cho thấy tính đồng chu kỳ của cho vay ngân hàng nói chung, nghĩa là tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện cho vốn vay được mở rộng. Tuy vậy, ở các nước thu nhập cao, tương
quan giữa tăng trưởng kinh tế và hành vi cho vay là nghịch chiều. Khảo sát 190 ngân hàng của 20 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 2002–2015, Zins và Weill (2018) tiết lộ rằng sự thay
GDP bình quân đầu người. Được gợi ý từ nền tảng lý luận rằng cho vay không phải là thước
đo đầu ra tối ưu của các ngân hàng, Davydov và cộng sự (2018) đề nghị xem xét việc tạo thanh khoản ngân hàng như một thước đo rộng về sản lượng đầu ra của ngân hàng liên quan
đến tính chất chu kỳ của nền kinh tế. Thực hiện phân tích thực nghiệm tại các ngân hàng Nga, kết quả của họ cho thấy việc tạo thanh khoản ngân hàng biến động theo chu kỳ. Các tác giả cũng kiểm chứng lại phát hiện với tăng trưởng cho vay và cuối cùng kết luận rằng trong bối cảnh nền kinh tếtăng trưởng ổn định, ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng với quy mô lớn hơn.
Tuy vậy, cũng tồn tại một quan điểm trái ngược chỉ ra tính phản chu kỳ của hành vi cho
vay ngân hàng. Cơ sở nền tảng cho mối tương quan này xuất phát từ việc rủi ro danh mục đầu
tư có thể gia tăng trong thời kỳ kinh tếtăng trưởng tốt (Crockett 2002). Lo ngại điều này, các ngân hàng tập trung vào việc xây dựng hệ thống vốn đểđối phó với rủi ro có thể xảy ra và
qua đó kiểm soát tăng trưởng tín dụng quá mức trong các giai đoạn kinh tếđang đi lên.
Ngoài biến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu còn sử dụng biến để kiểm soát lạm phát, thông qua tỷ lệ lạm phát hàng năm tại Việt Nam. Trong thời kỳ lạm phát, các ngân hàng có thể tăng lãi suất cho vay, điều này có khả năng gây ra sự sụt giảm trong nhu cầu cho vay (Adesina 2019). Tuy vậy, khi mà các ngân hàng không hành động điều chỉnh lãi suất trong thời kỳ lạm phát cao, một cơ chế khác biệt có thể sẽ diễn ra. Bakker và Gulde (2010) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bên ngoài là nguyên
nhân chính của chu kỳ bùng nổ tín dụng ở các nước châu Âu. Theo ước lượng của họ, lạm phát cao hơn khiến lãi suất thực giảm, điều này khuyến khích tăng trưởng tín dụng trong nước.
Guo và Stepanyan (2011) cũng đã kiểm tra các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng, bao gồm cả giai đoạn trước khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Họ nhận thấy rằng lạm phát cao
hơn có xu hướng làm tăng khảnăng cấp tín dụng của các ngân hàng. Song song với đó, theo
lập luận của Louhichi và Boujelbene (2017), tác động tích cực của lạm phát và cho vay ngân hàng có thể được lý giải trên cơ sở nền kinh tế có lạm phát thấp sẽ khiến các động lực cho
tăng trưởng, cho thúc đẩy sản xuất kinh doanh trở nên yếu ớt. Trong bối cảnh đó, các ngân
hàng gặp khó khăn để mở rộng hoạt động tài trợ của họ.
Bảng 3.1. Định nghĩa và tác động kỳ vọng của các biến vốn ngân hàng, chất lượng tài sản và hiệu quả quản lý
Tên biến Định nghĩa biến Tác động
kỳ vọng Tài liệu liên quan
Tăng trưởng cho vay
(Cho vay khách hàng năm nay – Cho vay khách hàng năm trước)/Cho vay khách hàng năm trước (%) Biến phụ thuộc Vốn chủ sở hữu (C) Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (%) +/– (+): Blum (1999), Gambacorta và Mistrulli (2004), Repullo (2004), Coval và Thakor (2005), Thakor (2005), Bayoumi và Malander (2008), Distinguin và cộng sự(2013), Košak và cộng sự (2015) (–): Holmstrom và Tirole (1997), VanHoose (2007), Goodhart (2013), Anginer và cộng sự (2018) Dự phòng rủi ro (A)
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/Cho vay
khách hàng (%) – Bernanke và Blinder (1988), O’Brien (1992), Altunbas và cộng sự (2010), Heid và Kruger (2011), Balgova và cộng sự (2016), Roulet (2018) Tỷ lệ nợ xấu (A) Tổng nợ xấu (nhóm nợ 3-4-5)/Cho vay khách
hàng (%) –
Chi phí ngoài lãi/Doanh thu (M)
Tổng chi phí ngoài lãi/Tổng doanh thu (%)
• Tổng chi phí ngoài lãi: Chi phí hoạt động dịch vụ + Chi phí hoạt động khác + Chi phí hoạt động
• Tổng doanh thu: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự + Thu nhập hoạt động dịch vụ + Lãi lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối + Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Thu nhập từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần +/– (+): Berger và DeYoung (1997), Jeitschko và Jeung (2005) (–): Berger và DeYoung (1997), Naceur và cộng sự (2018), Vo và cộng sự (2020) Chi phí hoạt động/Tài sản (M)
Bảng 3.2. Định nghĩa và tác động kỳ vọng của các biến lợi nhuận, thanh khoản và nhạy cảm rủi ro thịtrường
Tên biến Định nghĩa biến Tác động
kỳ vọng Tài liệu liên quan
ROA (E) Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân (%) +/– (+): Johnson và Lee (1994), Nier và Zicchino (2006), Kupiec và cộng sự (2017) (–): Laidroo (2010), Adesina (2019), Caglayan và Xu (2016)
ROE (E) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
(%) +/–
NIM (E)
Thu nhập lãi ròng/Tài sản sinh lời bình quân (%)
• Tài sản sinh lời: Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các TCTD khác + Cho vay các TCTD khác + Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng
+/–
Tài sản thanh khoản (L)
Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (%)
• Tài sản thanh khoản: Tiền mặt + Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các TCTD khác
+
Fama (2013), Alper và cộng sự (2012), Gennaioli và cộng sự (2014)
Cho vay/Tiền gửi (L)
Cho vay khách hàng/Tiền gửi của khách hàng
(%) – Fama (2013), Alper và cộng sự (2012), Gennaioli và cộng sự (2014) Khe hở tài sản – nợ (S)
(Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nợ nhạy cảm lãi suất)/Tổng tài sản (%)
• Tài sản nhạy cảm lãi suất: Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các TCTD khác + Cho vay các TCTD khác + Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng
• Nợ nhạy cảm lãi suất: Tiền gửi của khách hàng + Huy động liên ngân hàng + Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác + Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro + Phát hành giấy tờ có giá
–
Beutler và cộng sự (2020), Gomez và cộng sự (2020)
Tăng trưởng kinh
tế Tỷ lệtăng trưởng GDP hàng năm +
Bertay và cộng sự 2015, Davydov và cộng sự 2018, Zins và Weill 2018 Lạm phát Tỷ lệ lạm phát hàng năm +/– (–): Adesina (2019) (+): Bakker và Gulde (2010), Guo và Stepanyan (2011), Louhichi và Boujelbene (2017)