Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó BĐKH luôn được đề cập

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ vai trò của nhà nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở việt nam hiện nay (Trang 113 - 115)

trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII của Đảng. Đặc biệt, Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: Quản lý, bảo

vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia; tại Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung

ương khoá XI một lần nữa khẳng định quan điểm và quyết tâm của Đảng về chủđộng ứng phó với BĐKH,

đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Nhưng

thực tế cho thấy, rất đông bộ phận dân cư có nhận thức sai lệch về vấn đề môi

trường và BĐKH. Qua khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có tới 33,9% số người được hỏi cho rằng: TNTN của Việt Nam là vô tận; 36,9 % cho rằng tài nguyên rừng của Việt Nam là vô tận; 27,55% cho rằng chỉ nước

mặt mới bị ô nhiễm, còn nước ngầm thì không [85, tr.151]. Chính việc nhận

thức sai lệch trên là một trong những nguyên nhân khiến cho người dân cũng như các chủ thể kinh tế có hành vi không thân thiện với môi trường, vi phạm

pháp luật bảo vệ môi trường.

Thậm chí nhiều người thờ ơ trước những tác động của BĐKH và trước những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Mặc dù thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục đề cập đến BĐKH như một

trong những vấn đề cấp bách nhất song cho đến nay, nhận thức về BĐKH của

cộng đồng dân cư ở nước ta còn chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc. Nhiều người

dân ở ngay trên ĐBSCL - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH còn

bình chân cho rằng: “Khi nước ngập chúng tôi không còn nữa”. Nhiều người

dân còn chưa thấy hết mối nguy cơ nghiêm trọng của BĐKH, đang đe dọa sự phồn thịnh chung của nhân loại, thậm chí còn hiểu sai về bản chất của “BĐKH”, coi đó chủ yếu chỉ là vấn đề của môi trường. Còn ở nhiều đô thị

lớn, mặt bằng dân trí cao hơn, nhưng người dân cũng không quan tâm và có

thái độ bàng quan với vấn đề bảo vệ môi trường. Điển hình, theo khảo sát ở phạm vi hẹp tại Hà Nội về thái độ của người dân đối với hành vi thải rác không đúng nơi quy định của người khác. Kết quả là chỉ có 12,2% số người

dân tỏ thái độ nhắc nhở, có tới 55,1% không tỏ thái độ gì và 11,25% không

chú ý đến hành vi vi phạm đó [85, tr.166]. Việc sử dụng túi ni lông và xả thải

túi ni lông vẫn tràn lan. Họ không quan tâm đến chuyện những rác thải này đe

trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải của họ.

Đa số cộng đồng dân cư cũng chưa chủ động tham gia vào hoạt động

bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Mặc dù hiện nay, người dân ít

nhiều đã có hiểu biết nhất định về thực trạng tài nguyên môi trường và BĐKH. Tuy nhiên giữa nhận thức và hành động thực tiễn lại có một khoảng cách khá xa, vì vậy, tính tích cực của người dân với tư cách là một lực lượng

tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH chưa được

phát huy tốt. Trên thực tế, người dân vẫn chủ yếu giữ vai trò là người bị quản lý hơn là người chủ động tích cực tham gia. Cùng với đó là tình trạng hiểu biết của người dân về pháp luật, chính sách bảo vệ môi trường và chính sách

đối phó với BĐKH còn hạn chế 3. Thực tế cho thấy, còn có nhiều quy định về

bảo vệ môi trường và nhiều vấn đề liên quan BĐKH mà người dân không được biết, nhất là những người dân ở vùng sâu, vùng xa thường xuyên có

những hoạt động trực tiếp liên quan đến bảo vệ môi trường và trực tiếp chịu

ảnh hưởng khốc liệt của bão, lũ…Điều này cho thấy, nhà nước đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình là tuyên truyền pháp luật và phổ biến các chương trình, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường và BĐKH cho người dân, để họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tự giác tham gia các hoạt động ứng phó BĐKH. Thực tế này đã tạo ra một khoảng cách xa giữa việc ban hành luật và thực thi luật, giữa việc đề ra chương trình, chính sách với việc tổ chức thực hiện nó. Trước mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao trong việc sử

dụng hợp lý nguồn lực phát triển KT - XH, bảo vệ môi trường và ứng phó với

BĐKH với nhận thức còn hạn chế, cũng như tính tích cực chủ động tham gia của người dân, đòi hỏi nhà nước phải tích cực tăng cường các biện pháp tuyên truyền sâu rộng tới người dân, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự

3 Theo khảo sát của Tổng cục môi trường (vào tháng 10/2010), trên 90% người dân được hỏi cho rằng: họ có quá ít thông tin vềmôi trường và cho rằng lỗi đó là thuộc vềcác cơ quan quản lý nhà nước ởTrung ương và

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ vai trò của nhà nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở việt nam hiện nay (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)