Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 97 - 100)

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ số liệu trên Báo cáo tài chính của 26 NHTMCP trong giai đoạn 2012 - 2020, danh sách các ngân hàng này được trình bày trong phần Phụ lục. Số liệu cần thu thập để tính toán khả năng đáp ứng thanh khoản của ngân hàng theo phương pháp ST của IMF bao gồm các mục thuộc phần Tài sản, đó là: tiền mặt và tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ dài hạn hoặc chứng khoán kinh doanh/ đầu tư dài hạn, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác, cho vay khách hàng; và các mục

thuộc phần Nợ và VCSH, đó là: tiền gửi của các TCTD khác tại ngân hàng, tiền gửi của khách hàng (phân theo nhóm nội tệ và ngoại tệ, tiền gửi thanh toán và có kỳ hạn).

Tương tự, số liệu được sử dụng cho ST RRTD cũng được thu thập từ Thuyết minh Báo cáo tài chính của 26 NHTMCP thuộc mẫu nghiên cứu, trong đó bao gồm 18 ngân hàng đạt chuẩn Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và cũng là các ngân hàng mà nghiên cứu có thể thu thập được đầy đủ số liệu để thực hiện ST RRTD. Theo ước tính của Luận án, nhóm 26 NHTMCP thuộc mẫu nghiên cứu chiếm gần 70% tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó kết quả nghiên cứu phần nào phản ánh được mức độ RRTD của toàn hệ thống ngân hàng.

Số liệu cần thu thập để tính toán gồm tổng dư nợ, nhóm nợ an toàn (nhóm 01, 02), nhóm nợ xấu (nhóm 03, 04, 05), tài sản đảm bảo cho dư nợ không đạt chuẩn (cho nhóm 03, 04, 05), dự phòng RRTD, vốn chủ sở hữu, tài sản có rủi ro quy đổi và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Các số liệu này được lấy chủ yếu ở các khoản mục trong báo cáo thuyết minh như (1) Cho vay khách hàng; (2) Tài sản, giấy tờ có giá thế chấp, cầm cố; (3) Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng; và (4) Phân tích RRTD.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Phần nội dung chính của Chương 3 trình bày chi tiết về ST RRTK và RRTD, bao gồm phương pháp thực hiện, nguyên tắc và quy trình xây dựng kịch bản cho từng bài ST, và nội dung quan trọng đó là kịch bản đề xuất để áp dụng thực hiện hai bài ST RRTK và RRTD. Các kịch bản này được xây dựng dựa trên thông tin tổng hợp từ tài liệu hướng dẫn thực hiện ST của IMF, các nghiên cứu cùng chủ đề về ST đã được thực hiện tại Việt Nam, và số liệu khảo sát tại các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu. Do đó các tỷ lệ được đề xuất trong từng kịch bản vừa bám sát được nguyên tắc và tiêu chuẩn xây dựng kịch bản của IMF, vừa có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với thực trạng hoạt động của các NHTMCP thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Phần nội dụng cuối của Chương 3 giới thiệu về dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này, với phần lớn số liệu được thu thập và tổng hợp từ nguồn Báo cáo tài chính (đã kiểm toán) của các NHTMCP thuộc mẫu nghiên cứu.

4 CHƯƠNG 4. KẾT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)