mại bằng phương pháp Stress Test
4.1.1 Tổng quan thực trạng khảnăng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam
Thanh khoản của NHTM được xem như khả năng đáp ứng những nhu cầu tức thời về tiền mặt trong hoạt động giao dịch của ngân hàng như rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết, chi trả chi phí hoạt động hay những nhu cầu cần phải thanh toán bằng tiền khác. Trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, hệ thống ghi nhận 3 lần xảy ra căng thẳng thanh khoản với diễn biến và tính chất khác biệt nhau. Lần thứ nhất là vào năm 2008, khi tỷ lệ Tín dụng/Huy động vốn của hệ thống vượt qua mức 100% từ tháng 1/2008 thì ngay từ tháng 2/2008, lãi suất huy động vốn và cho vay tăng cao. Cụ thể, các NHTM phải áp dụng nhiều hình thức khuyến mại bằng tiền, hiện vật để tìm cách thu hút nguồn vốn. Xuất hiện tình trạng huy động vốn với kỳ hạn rất ngắn, tương tự như thị trường liên ngân hàng (LNH) với mức lãi suất rất cao. Các kỳ hạn đã được huy động là từ 2 đến 6 ngày với mức lãi suất hấp dẫn từ 0,45-0,65%/tháng. Tình trạng này kéo dài đến tháng 7 khiến cho mặt bằng lãi suất trên thị trường bán lẻ liên tục tăng. Mức tăng bình quân theo tháng từ 1 đến 2%/năm. Kết quả là mức lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng tăng mạnh lên mức 10,5%/năm, vượt ngưỡng hơn 0,61%/năm so với quy định về mức lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, đồng thời mức lãi suất cho vay cũng tăng lên đáng kể. Đến tháng 7/2008, mức lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân của các NHTM tăng lên mức 13,8%/năm, trước tháng 2/2008 dao động ổn định quanh mức 12,3-12,7%/năm. Tình hình căng thẳng hơn khi chịu thêm ảnh hưởng của thị trường chứng khoán. Bởi vì, các NHTM không thể thực hiện bán giải chấp với các khoản vay kinh doanh chứng khoán khi thị trường sụt giảm. Nguyên nhân là do VNIndex sụt giảm trên 60% trong 6 tháng đầu năm 2008. Để tránh tình trạng trở nên tệ hơn, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã vận động ngừng bán giải chấp cổ phiếu.
Lần thứ hai thanh khoản NHTM có biểu hiện căng thẳng là tháng 12/2009 khilãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm. Tỷ lệ vốn thanh khoản/tiền gửi huy động từ nền kinh tế tháng 12/2009 giảm ở tất cả các nhóm NHTM so với cuối năm 2008. Trong đó: Nhóm NHTM nhà nước giảm từ 34,5% xuống 25,8%; Nhóm NHTM cổ phần giảm từ 47,2% xuống 43,4%;
Nhóm NH liên doanh và NH nước ngoài giảm từ 65,3% xuống 60,8%. Cuối tháng 12/2009, số dư huy động vốn của các NHTM từ thị trường LNH tăng 65,8% so với cuối năm 2008. Riêng tháng 12/2009, huy động vốn trên thị trường LNH tăng đột biến (gần 21%) so với tháng 11/2009. Theo đó: Tỷ lệ huy động vốn từ thị trường LNH so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 21,6% năm 2008 lên 26%; Tỷ lệ chênh lệch (tổng dư nợ tín dụng - huy động vốn trên thị trường I) so với huy động vốn trên thị trường LNH tăng từ -25,3% năm 2008 lên 5,4% năm 2009. Lãi suất LNH qua đêm và 1 tuần tăng mạnh. Trong khi lãi suất thị trường mở và tái cấp vốn chỉ tăng 1% từ mức 7% lên 8%/năm vào tháng 12/2009 thì lãi suất LNH bình quân tăng từ mức trung bình 6%/năm ở các tháng trong năm lên gần 11%/năm vào tháng 12 đối với kỳ hạn qua đêm, tăng từ 8%/năm lên 12%/năm đối với kỳ hạn 1 tuần.
Lần thứ ba trong giai đoạn từ tháng 10/2010 - 1/2011, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn VND của toàn hệ thống TCTD tăng đáng kể từ mức 98,6% tháng 10/2010 lên mức 100,07% tháng 11/2010. Mặc dù đến thời điểm cuối năm 2010, tỷ lệ này đã giảm nhẹ xuống còn 99,1%. Nhưng ngay sau đó, vào tháng 1/2011, mức 100% lại tiếp tục bị vượt qua và duy trì đến tháng 5/2011. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tăng trưởng huy động vốn bằng VND liên tục diễn ra trong vòng 6 tháng kể từ tháng 10/2010. Thậm chí trong 3 tháng đầu năm 2011, số dư huy động vốn VND vào hệ thống NHTM liên tiếp giảm so với các tháng liền trước. Trên thị trường LNH, mức lãi suất qua đêm tăng liêntục. Mặc dù, trước đó, lãi suất đang duy trì xu hướng giảm từ đầu năm 2010 thì xu hướng ngược lại đã được xác lập từ tháng 7 đến cuối năm. Từ tháng 7/2010 đến tháng 10/2010, mức tăng bình quân tháng của mặt bằng lãi suất LNH liên tục là từ 0,1-0,5%/năm. Đến tháng 11/2010, chỉ trong vòng 1 tháng, mức lãi suất đã tăng cao đột biến 2,8%/năm lên mức 10,3%/năm vào tháng 11/2010. Lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến 12 tháng dao động xung quanh mức 13,3- 13,5%/năm, cao hơn mức ổn định 7-11%/năm trong các tháng trước đó. Đồng thời, các NHTM tăng vay mượn trên thị trường LNH từ tháng 8/2010. Mức tăng mạnh nhất diễn ra vào tháng 10/2010 với mức tăng theo tháng đạt 19,3%. Sự gia tăng lãi suất này chính là nguyên nhân giúp cho tỷ lệ dư nợ/huy động vốn của các NHTM có dấu hiện sụt giảm nhẹ vào cuối năm. Bởi vì, số dư huy động vốn VND của các NHTM từ thị trường LNH trong 11 tháng đầu năm tăng khá so với cuối năm 2009, đạt 14,34%. Tỷ lệ vốn huy động từ thị trường LNH/tổng vốn huy động tăng từ mức phổ biến 14% trong 7 tháng liền trước lên mức 17,1% tháng 11/2010 và tăng lên mức cao nhất 21,03% vào tháng 1/2011.
Đối với trường hợp khó khăn thanh khoản cục bộ xảy ra tại một NHTM cụ thể, các sự cố căng thẳng thanh khoản đã xảy ra đều được xử lý tích cực với sự hỗ trợ từ NHNN, do đó kết quả đã không gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Lần thứ nhất, năm 2011, NHNN chính thức công bố thực hiện hợp nhất ba ngân hàng thương mại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank, SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank, TNB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank, FCB). Nguyên nhân là "ba ngân hàng nói trên trong thời gian qua đã có sự lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nên đã gặp khó khăn về thanh khoản. Cho đến khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, ba ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời". Trước đó, trong năm 2010 và 2011, NHNN và một số NHTM lớn đã hỗ trợ thanh khoản cho cả ba NHTM này. Ngoài ra, một số công việc chuẩn bị cho quá trình hợp nhất cũng đã được thực hiện. Đầu tiên là cam kết hỗ trợ thanh khoản của BIDV với Ficombank (hạn mức tín dụng là 5.000 tỷ đồng). Tiếp đó là thỏa thuận hợp tác chiến lược ký kết giữa Quỹ Đầu tư Australia Macquarie, tập đoàn tài chính đang quản lý số tài sản trị giá khoảng 317 tỷ USD, với cả ba NH Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Vì vậy, mặc dù công bố là các NH này tự nguyện hợp nhất, nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định làm đại diện cho phần vốn nhà nước trong ba NH và tham gia toàn diện vào quá trình hợp nhất. Theo cơ quan quản lý, sự tham gia của BIDV sẽ đảm bảo các NH sau hợp nhất không bị phá sản, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và giữ nguyên quyền lợi của các cổ đông hiện hữu.
Lần thứ hai, cựu lãnh đạo ACB bị bắt ngày 20/8/2012 để điều tra các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Chỉ trong vòng 2 ngày làm việc sau đó, các khách hàng đã rút hơn 8.000 tỷ đồng khỏi ACB. Mức độ rút ngày càng cao, trong ngày 21/8 là 3.000 tỷ đồng thì sang ngày 22/8 số tiền bị rút tăng lên 5.000 tỷ đồng. Ngay lập tức, thanh khoản trên thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng. Lãi suất cho vay LNH tăng thêm 0,8%/năm. Để đối phó lại, ACB đưa ra thông báo khẳng định "ông không còn là cổ đông lớn, cũng không còn là thành viên của Hội đồng quản trị, và không tham gia ban điều hành của ACB". Ngay từ tối 20/8, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã tiến hành họp bàn để thống nhất các kịch bản cụ thể để đối phó với tình hình thanh khoản. Ban Lãnh đạo ACB đã phải chuẩn bị kịch bản cho 5 tình huống gồm có cácmức độ: bình thường, hơi đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng. Trong ba ngày cao điểm từ 21-23/8, nhiều cách thức trấn an khách hàng, ổn định tình hinh đã được sử dụng. Thậm chí, NHNN phải can thiệp bằng phát biểu của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trên sóng truyền hình
vào tối 21/8. Sau đó, NHNN phải triệu tập Lãnh đạo của các NHTM khác trong hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản cho ACB. Tình huống sau đó được giải quyết ổn thỏa, tuy nhiên, trường hợp khó khăn thanh khoản của ACB hoàn toàn không liên quan đến hoạt động của NHTM mà là do ảnh hưởng của uy tín ban lãnh đạo ngân hàng. Trước đó vào năm 2003, ngân hàng ACB cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoảng tương tự khi xuất hiện tin đồn thất thiệt về việc Tổng giám đốc ngân hàng ACB - ông Phạm Văn Thiệt bỏ trốn. Thông tin sai lệch này đã khiến cho những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng ACB chi nhánh Hồ Chí Minh hoang mang và đổ xô đi rút tiền, trực tiếp gây ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản một cách trầm trọng, khan hiếm tiền mặt để hoàn trả cho khách hàng. Ngân hàng ACB không thể nào cung cấp tiền cho khách hàng một cách kịp thời, chính vì điều này đã là gia tăng mức độ nghiêm trọng của tin đồn hơn nữa. Trong tình hình đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng mọi biện pháp để bác bỏ tin đồn, đưa tình hình ngân hàng ACB về lại trạng thái cân bằng. Có thể thấy rằng, sự cố rủi ro thanh khoản của ngân hàng ACB này xuất phát từ nguyên nhân khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết và nếu không ngăn chặn kịp thời thì hậu quả không chỉ riêng ngân hàng ACB mà có thể gây tổn hại cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam lúc bấy giờ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng RRTK của các NHTM trong thời gian qua là do nhiều yếu tố, từ điều kiện khách quan đến các yếu tố chủ quan của NHTM. Điều kiện khách quan có thể kể đến là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là các yếu tố chủ quan của hệ thống khi các NHTM không đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo an toàn thanh khoản của NHNN đưa ra cũng như vấn đề về xử lý khủng hoảng thông tin liên quan đến uy tín, ảnh hưởng của Ban lãnh đạo ngân hàng. Những trường hợp căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM có thể được nhận biết thông qua biến động lãi suất trên thị trường. Trường hợp khó khăn thanh khoản cục bộ của một số NHTM riêng lẻ thường kéo theo làn sóng rút tiền tăng đột biến. Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống có thể thấy, các vấn đề về thanh khoản của hệ thống đã luôn được NHNN hết sức quan tâm và điều hành sát sao. Bởi vì, chính những yếu kém về thanh khoản là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phải thực hiện cơ cấu lại hệ thống để đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh.
Giai đoạn 2012 – 2020 chứng kiến sự điều hành quyết liệt của NHNN nhằm giữ cho hệ thống TCTD Việt Nam được ổn định, nâng cao năng lực quản trị của các NHTM, nhất là quản trị rủi ro đã có chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Các NHTM Việt Nam đã từng bước
triển khai, áp dụng chuẩn an toàn vốn Basel II theo quy định trình cùng những biện pháp khắc phục, hạn chế nhất có thể rủi ro mang lại đặc biệt là RRTK. NHNN ngày càng quan tâm, chú trọng hơn vấn đề rủi ro thanh khoản tại từng NHTM thể hiện thông qua việc NHNN đã liên tục cập nhật và hoàn thiện khung pháp lý về thanh khoản và quản trị RRTK một cách chuẩn mực và chi tiết hơn và đã được các NHTM tuân thủ tương đối đầy đủ bằng cách xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý RRTK và tuân thủ chặt chẽ những chỉ tiêu thanh khoản mà NHNN đề ra góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ RRTK tại từng NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM nói chung. Khi đánh giá phân tích tình hình hoạt động của 26 NHTM trong giai đoạn 2012 - 2020 thì thấy được tỷ lệ tiền gửi cho vay hay tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản của ngân hàng đang rất cao, các chỉ số năng lực cho vay trung bình (chỉ số Tín dụng, bằng tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản có của ngân hàng) luôn nằm ở mức khá cao. Các NHTM phải hết sức chú trọng trong việc duy trì một tỷ lệ tín dụng hợp lý trên tổng tài sản bởi dư nợ tín dụng càng cao thì rủi ro thanh khoản sẽ càng diễn biến phức tạp (diễn biến cùng chiều).
4.1.2 Đánh giá khảnăng chịu đựng cú sốc rủi ro thanh khoản của NHTM Việt Nam bằng Stress Test
Luận án thực hiện Stress Test cú sốc rủi ro thanh khoản của 26 NHTMCP trong hệ thống ngân hàng Việt Nam theo phương pháp tính được trình bày trong mục 3.2, với 3 kịch bản Cao nhất, Trung bình và Thấp nhất trong vòng 20 ngày giao dịch liên tục. Số ngày thanh khoản của 26 NHTM tương ứng với 3 kịch bản có mức độ nghiệm trọng tăng dần được thể hiện trong Bảng 4.1, 4.6 và 4.7 dưới đây.
Bảng 4.1. Số ngày thanh khoản của 26 NHTMCP sau cú sốc rủi ro thanh khoản nghiêm trọng nhất trong giai đoạn 2012 – 2020
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
NGÂN HÀNG
ABB ACB BAB BID BVB CTG EIB HDB KLB LPB MBB MSB NAB NCB OCB PGB SCB SHB STB TCB TPB VAB VBB VCB VIB VPB 2012 7 2 8 2 1 7 2 1 1 4 6 1 7 2 6 2 1 8 3 2 3 1 6 6 7 2 2013 1 2 1 3 8 7 3 3 1 8 4 3 4 1 3 8 1 2 2 3 2 1 4 8 7 7 2014 6 4 6 3 6 8 7 6 1 6 6 6 7 5 6 8 1 1 1 3 2 1 8 8 5 2 2015 2 3 4 4 6 8 7 1 1 8 2 8 6 5 3 3 1 3 3 2 6 1 6 8 8 7 2016 6 3 8 4 7 8 3 4 1 5 7 3 2 3 7 2 1 3 4 5 2 1 7 6 7 1 2017 6 1 5 4 2 7 6 2 1 5 6 6 3 6 8 4 1 1 5 6 1 1 7 5 2 8 2018 5 3 5 8 1 7 3 2 1 3 7 4 3 8 3 7 1 8 1 6 6 1 8 5 7 2 2019 1 2 4 7 7 8 1 1 1 4 4 6 1 2 6 1 1 5 6 6 3 1 3 5 7 3 2020 7 4 8 8 4 7 2 3 2 6 3 3 5 4 4 3 1 5 4 7 2 1 6 8 6 6
Trong giai đoạn 2012 – 2020, kết quả ST thanh khoản với kịch bản Cao nhất cho thấy không có ngân hàng nào trong số 26 NHTMCP vượt qua được ngày thanh khoản thứ 8, mà phần lớn chỉ duy trì được từ 2 đến 4 ngày thanh khoản. Trước hết xét riêng với nhóm ba NHTMCP có vốn nhà nước thuộc nhóm Big4 của hệ thống ngân hàng Việt Nam là BID , CTG và VCB, kết quả ST thanh khoản chỉ ra rằng chỉ có 2 ngân hàng CTG và VCB có khả năng chống chịu tốt với cú sốc rủi ro thanh khoản cực đại, đủ sức duy trì thanh khoản từ 5 đến 8 ngày giao dịch trong giai đoạn 2012 – 2020. Trong khi đó BID chỉ có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ 2 đến 4 ngày giao dịch trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, trước khi có sự cải thiện mạnh mẽ về khả năng thanh khoản trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 với số ngày thanh khoản đạt từ 7 đến 8 ngày (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Số ngày thanh khoản của BID, CTG và VCB theo kịch bản cú sốc rủi ro thanh khoản nghiêm trọng nhất trong giai đoạn 2012 – 2020
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao khả năng thanh khoản của ngân hàng BID luôn ở tình