Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 137 - 138)

Luận án đã thực hiện ST RRTK và RRTD cho các ngân hàng thương mại thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 26 NHTMCP chiếm xấp xỉ 80% tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó kết quả nghiên cứu phần nào phản ánh được mức độ rủi ro thanh khoản của từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Với việc thực hiện bài Stress Test RRTK và RRTD theo 3 kịch bản cú sốc với 3 mức độ rủi ro gồm cao nhất, trung bình và thấp nhất liên quan, luận án đã cung cấp cho các ngân hàng bằng chứng khoa học giá trị về những kịch bản rủi ro cần lưu ý liên quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của ngân hàng.

Đối với ST RRTK, kết quả nghiên cứu cho thấy với kịch bản mức độ rủi ro thấp nhất và trung bình, phần lớn các ngân hàng đều đảm bảo được khả năng thanh khoản trong 20 ngày giao dịch liên tiếp. Tuy nhiên với kịch bản cao nhất thì cả 26 NHTMCP chỉ đủ sức đáp ứng thanh khoản dưới 10 ngày giao dịch liên tục. Hướng phát triển trong tương lai của nghiên cứu này là xây dựng kịch bản với việc tích hợp phân tích hành vi của người gửi tiền trong quá khứ và dự báo trong tương lai khi mà nguồn số liệu đáp ứng được yêu cầu này, và phân tích tác động lan truyền ra hệ thống tài chính khi một ngân hàng đối mặt với cú sốc rủi ro thanh khoản, đặc biệt với thực trạng đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam: (i) tỷ lệ sở hữu chéo cao; (ii) tính thanh khoản của thị trường tài chính còn hạn chế; (iii) sự phụ thuộc dòng vốn vào thị trường liên ngân hàng. Đối với ST RRTD, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các ngân hàng đều vượt qua 3 cú sốc với với các mức độ rủi ro từ thấp, trung bình đến cao. Tuy nhiên, trong số các NHTMCP thuộc nhóm Big4 có một ngân hàng với tài sản và vốn chủ sở hữu lớn lại cho thấy sức chịu đựng rủi ro tín dụng khá thấp là BID so với một số ngân hàng nhỏ khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này cho thấy một nguy cơ đối với hệ thống NHTMCP Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn diễn biến khá phức tạp của đại dịch Covid-19. Luận án đồng thời chỉ ra được nguyên nhân cho thấy sự yếu kém và khả năng vững chắc của một số ngân hàng. Từ đó, cho thấy để tăng hệ số CAR hay tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng, các ngân hàng có thể nâng cao các hệ số tài chính của bản thân ngân hàng hoặc có thể tăng hệ số CAR ban đầu để giảm thiểu rủi ro khi khủng hoảng xảy ra. Hướng phát triển trong tương lai của luận án về thực hiện ST RRTD là: (1) mở rộng kiểm tra rủi ro tín dụng với cú sốc ngành và sốc tổng thể tương ứng với các kịch bản đề ra; (2) mở rộng số lượng ngân

hàng thực hiện kiểm tra khi có đầy đủ số liệu, để từ đó có những phân tích sâu hơn và những kiến nghị cụ thể đối với từng ngân hàng riêng lẻ trong giai đoạn Covid-19 và hậu Covid-19; (3) kết hợp cả 2 phương pháp Macro Stress Test và Micro Stress Test đối với các NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)