Nâng cao hiệu quả nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát.DOC (Trang 37 - 40)

2. Giải pháp cho chiến lược hội nhập quốc tế.

2.1.Nâng cao hiệu quả nhập khẩu.

2.1.1. Căn cứ thực tiễn của giải pháp.

Căn cứ vào nội dung cơ hội đối với công ty đã nêu ở phần I (trang 31) đó là - Thứ nhất, tác động mạnh mẽ từ việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan. - Thứ hai, minh bạch hóa trong quản lý của Nhà nước.

- Thứ ba, hoàn thiện các chính sách kinh tế, giảm bớt các thủ tục hành chính Với các điều kiện như trên hoạt động nhập khẩu sẽ trở nên dễ dàng hơn, chi phí nhập khẩu được giảm bớt, tạo điều kiện cho công ty có thể nhập khẩu nguyên vật liệu với chi phí thấp hơn trước đây và chất lượng tốt hơn, giải quyết điểm yếu về chất lượng sản phẩm ( mục 2.2.2.4 trang 29 ).

2.1.2. Nội dung của giải pháp.

* Mở rộng thị trường nhập khẩu.

- Công ty cần chú trọng hơn đến việc tìm kiếm các đối tác khác để lựa chọn được nguồn linh kiện có giá thành thấp hơn, chất lượng tốt hơn. Chú ý tìm hiểu đối tác về:

+ Tình hình sản xuất kinh doanh xe máy của phía đối tác + Uy tín, tiềm năng và kinh nghiệm của họ trong kinh doanh

+ Tiêu thức giá cả, quy cách, chất lượng của xe và tính đến yếu tố tiêu thụ loại xe đó khi nhập về.

Trung Quốc là đối tác quen thuộc và là thị trường đầy tiềm năng, tuy vậy công ty cũng vẫn phải nắm rõ và theo sát tình hình sản xuất kinh doanh của đối tấc để đảm bảo chất lượng hàng nhập. Vì thế công ty phải thường xuyên cử người đi tìm hiểu về thị trường Trung Quốc.

Mặc dù Trung quốc vẫn là đối tác quen thuộc của công ty, nhưng trong qua trình hội nhập quốc tế, khi hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, công ty có thể phát triển việc tìm kiếm đối tác từ các quốc gia láng giềng khác đã rất có uy tín trong sản xuất xe máy như Thái Lan, Campuchia…

+ Tăng cường tham gia các hội chợ xuất nhập khẩu để tìm hiêu thêm thông tin về các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.

+ Xây dựng một quy trình lựa chọn đối tác kinh doanh gồm 6 bước sau để ra quyết định:

• Liệt kê tiêu chí lựa chọn lựa chọn đối tác: Các yếu tố nào của đối tác mà công ty cho là không thể thiếu được.

• Tìm kiếm đối tác thực tế: Cử người thực hiện việc tìm kiếm

• Sàng lọc danh sách sơ khảo ban đầu: Nói chuyện với ứng viên, trao đổi thông tin, tạo mối quan hệ

• Lựa chọn từ danh sách sơ khảo: Hành động theo lý trí. Cũng có thể xem xét tới yếu tố nhân học.

• Đạt tới thỏa thuận về tiếp cận thị trường: Lập kế hoạch cùng nhau. Nhất trí các điều khoản cùng nhau. Nhất trí các điều khoản. Dự thảo hợp đồng

• Xác nhận sự cộng tác: Giao trách nhiệm. Nhất trí về giai đoạn thử thách.

* Phát triển máy móc công nghệ tương thích với mặt hàng nhập khẩu ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Phần lớn các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước tiên tiến. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các NHTM. Tuy nhiên đối với công ty Nam Việt phát là một công ty nhỏ không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ưu.

Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo thế chấp hoặc cầm cố và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính, công ty chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Thuê tài chính hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên. Kênh tín dụng này cũng cho phép công ty được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.

Kết thúc thời hạn thuê, công ty được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.

2.1.3. Lợi ích của giải pháp khi ứng dụng.

Nếu triển khai tốt giải pháp này, công ty vừa tận dung được cơ hội đã nêu lại giải quyết được 4 điểm yếu đang tồn tại trong công ty( chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị lạc hậu, chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu, giảm lượng hàng tồn kho). Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi

phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời, công ty sẽ giảm được chi phí nhập khẩu, đa dạng hóa mặt hàng, tăng doanh số, tăng khả năng quay vòng vốn, hiệu quả sinh lời trên đồng vốn bỏ ra cao. Từ đó, góp phần tăng lợi nhuận, giúp công ty phát triển vững mạnh trong môi trường hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát.DOC (Trang 37 - 40)