Nhận diện toàn bộ cơ hội, thách thức đối với công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát.DOC (Trang 31 - 34)

Khái quát chung về công ty cho ta có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của công ty. Xem xét các yếu tố bên ngoài tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt từ khi gia nhập WTO cho ta biết chi tiết hơn về sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của từng yếu tố. Nhận định về điểm mạnh và điểm yếu của công ty để biết để khắc phục hay phát huy các yếu tố đó. Tất cả các yếu tố xuất phát từ bên trong công ty, hay các yếu tố tác động từ bên ngoài và đặc biệt là yếu tố hội nhập WTO đều tạo nên những cơ hội và thách thức nhất định đối với công ty. Tổng kết những điều này một cách đầy đủ là tiền đề quan trọng để đưa ra những phương hướng hoạt động và những giải pháp cho chiến lược hội nhập của công ty.

3.1. Cơ hội.

3.1.1. Môi trường chính trị ổn định, cơ chế chính sách thông thoáng

Theo đánh giá của các tổ chức trên thế giới thì Việt Nam là một đất nước có môi trường chính trị ổn định và đang dần hoàn thiện các chính sách kinh tế. Nhà nước ta kiên quyết tuân thủ nghiêm ngặt quy chế WTO với tiêu chí tự do hóa thương mại. Không những vậy, hiện nay hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ, thuế nhập khẩu giảm đi đáng kể là cơ hội giúp công ty giảm chi phí nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh. Hội nhập WTO khiến cho hàng hoá nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ và phong phú hơn, nhờ đó sẽ làm giảm sức ép về nguyên liệu ngoại nhập và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ biết được nhu cầu của thị trường thế giới do được tiếp xúc trực tiếp với các nhà phân phối của nước ngoài.

Các thông tin về kinh tế, chính trị, luật pháp đều được công khai, rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho công ty hoạt động phù hợp. Theo lộ trình thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, tính minh bạch trong quản lý của các cơ quan, tổ chức hữu trách đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

cũng sẽ được nâng cao. Mặt khác, hiện tượng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu là khu vực tư nhân) sẽ không còn, nên công ty sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính, gia nhập thị trường, hỗ trợ kinh doanh. Thị trường thông suốt, các hoạt động thanh toán quốc tế dễ dàng giúp công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả cao.

3.1.2. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy, kết hợp với cơ cấu quản lí hợp lí và tình hình tài chính ổn định là những tiền đề giúp công ty tận dụng được các cơ hội một cách tối đa. Không những vậy với chủ trương sản phẩm giá rẻ đánh vào thị trường có mức thu nhập khá- trung bình nên thị trường hơn 80 triệu dân tại Việt Nam là một cơ hội lớn đối với công ty.

Xét về dài hạn, trước áp lực cạnh tranh, công ty sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và cải thiện văn hoá doanh nghiệp, nhờ đó phát triển doanh nghiệp bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

3.2. Thách thức.

Hội nhập quốc tế luôn tồn tại cả cơ hội và thách thức. Thách thức đặt ra đối với công ty là không nhỏ, tập trung ở một số điểm sau:

3.2.1. Sức ép cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế.

- Khi gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện đối xử quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Chính phủ không thể ưu đãi với các doanh nghiệp trong nước vì vậy các công ty vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong khi khả năng cạnh tranh kém, thiếu sự linh hoạt.

- Không những vậy theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài, do đó, với quy mô lớn,

mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chuyên nghiệp cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn, đe doạ sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có cả công ty Nam Việt Phát.

- Khi hội nhập WTO, việc tăng cường kiểm tra các quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ sẽ nâng cao, trong khi thực tế là đa phần các DN Việt Nam chưa có được các kiểu dáng xe của riêng mình. Hầu hết các DN đều sử dụng các kiểu dáng xe không được bảo hộ của các công ty Nhật Bản. Đây sẽ là một thách thức rất lớn của công ty hoặc chấp nhận mua bản quyền để sản xuất và lắp ráp, hoặc xây dựng và phát triển kiểu dáng xe riêng. Cả hai biện pháp này đều sẽ tốn rất nhiều chi phí.

3.2.2. Năng lực của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế.

Xuất phát từ nội lực công ty, những hạn chế về quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị nên công ty khó tiếp cận thị trường mới, hay kể cả giữ chân khách hàng cũ.

Trong mội trường kinh tế hội nhập thì quy mô vốn và chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của công ty. Cụ thể trên thực tế, quy mô vốn và lao động của công ty còn quá nhỏ so với quy mô doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Do quy mô như vậy kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao, khả năng cạnh tranh của công ty thấp.

Một thực trạng phổ biến không chỉ ở công ty Nam Việt Phát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu 10 đến 20 năm đối với ngành cơ khí. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50% so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp.

PHẦN II

Một phần của tài liệu Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát.DOC (Trang 31 - 34)