Thực trạng kiểm soát việc thực hiện cho vayđầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trường học tại Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh (Trang 52 - 56)

2.2. Thực trạng quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trường học tại Quỹ

2.2.3. Thực trạng kiểm soát việc thực hiện cho vayđầu tư

2.2.3.1. Các chủ thể kiểm soát việc thực hiện cho vay đầu tư

UBND tỉnh, HDQL Quỹ thực hiện kiểm tra, giám sát tổng quát đối với công tác cho vay đầu tư của Quỹ, thông qua kết quả kiểm tra, giám sát của Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc Quỹ và các bộ phận chuyên môn liên quan.

Ban Kiếm soát lập kế hoạch thực hiện và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác giám sát, kiểm tra trước Hội đồng quản lý, kiểm tra, giám sát việc

chấp hành các chính sách, chế độ theo quy định của pháp luậtđồng thời đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ và dự báo rủi ro đối với các dự án cho vay đầu tư.

Giám đốc Quỹ có nhiệm tham mưu và tổ chức cho vay đầu tư tại Quỹ; tham mưu xây dựng, trình ban hành các quy định về hướng dẫn tổ chức thực hiện kiểm tra việc thẩm định và quyết định phê duyệt cho vay đối với nguồn vốn tại Qũy. Định kỳ kiểm tra tình hình và kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của nguồn vốn vay tại Quỹ.

Bộ phận Tín dụng - Thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự án, kiểm tra tính hiệu quả của dự án sử dụng vốn vay theo quy trình về nghiệp vụ của Quỹ.

2.2.3.2. Nội dung kiểm soát việc thực hiện

Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch cho vay tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh kiểm tra, giám sát về lĩnh vực tín dụng của Quỹ. Hàng quý, Quỹ báo cáo Ngân hàng Nhà nước về kết quả cho vay, đầu tư trực tiếp, kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro để Ngân hàng nhà nước giám sát Quỹ tuân thủ các quy định về cho vay, đầu tư và quản lý rủi ro, nếu phát hiện vi phạm Ngân hàng sẽ yêu cầu Quỹ chấn chỉnh. Đến thời điểm hiện nay, Quỹ tuân thủ tốt các quy định, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính và Chính phủ chưa một lần nhắc nhở.

- Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra theo kế hoạch việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của Quỹ.

- Sở Tài chính kiểm tra, giám sát việc quản lý và thực hiện cho vay; kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính, xếp hạng, xếp loại kết quả hoạt động.

- Ban kiểm soát Quỹ giám sát toàn diện hoạt động của Quỹ về hoạt động cho vay bao gồm: hồ sơ vay vốn, đối tượng cho vay, mức vay, tiến độ giải ngân, khả năng trả nợ và thu hồi vốn,

+ Kiểm tra chủ thể vay vốn: hồ sơ vay vốn, đối tượng đủ điều kiện cho vay theo quy định

+ Kiểm soát việc chấp hành thủ tục, quy trình thẩm định, giải ngân vay vốn ưu đãi của Quỹ. Qua kiểm soát thấy rằng thực trạng nội dung thực hiện vẫn còn phức tạp, chưa thuận lợi cho các đơn vị vay vốn.

+ Kiểm tra, so sánh số vốn mà dự án đề nghị vay với số vốn thẩm định cho vay, số vốn được thẩm định với số tiền thực đã giải ngân.

- Hình thức xử lý: tuỳ vào mức độ, tình trạng của sai phạm, Ban Kiểm soát sẽ nhắc nhở, lập biên bản hoặc nghiêm trọng hơn là báo cáo HĐQL, UBND tỉnh.

Bảng 2.5. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát về cho vay đầu tư tại Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nguyên nhân Dự án được thanh

tra, kiểm tra 6 8 7

Dự án phát hiện sai sót 1 1 0 Dự án khó thu hồi vốn, không trả nợ đúng hạn (*) Tỷ lệ dự án vi phạm 17% 0% 0% Nguồn: Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh

(*) Dự án chợ Hội- Cẩm Xuyên của Công ty CP Miền Trung dư nợ 5,45 tỷ đồng, Quỹ đã phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro vào chi phí.Dự án đi vào hoạt động từ đầu năm 2015, đến đầu 2018, sau khi được cán bộ tín dụng vận động tích cực, đến nay, đã cơ bản trả nợ đúng hạn. Ban Kiểm soát thông qua các báo cáo phát hiện báo cáo tài chính của dự án chưa hợp lý, thời hạn thẩm định quá nhanh đã có nhắc nhở với cán bộ thẩm định, tín dụng trực tiếp thụ lý hồ sơ của dự án và yêu cầu đưa ra các phương án khắc phục trong thời hạn sớm nhất có thể.

2.2.3.3 Các hình thức kiểm soát

Các hình thức kiểm soát bao gồm: giám sát (của HĐQL Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; cơ quan phối hợp thực hiện công tác quản lý Quỹ); kiểm tra (của Hội đồng quản lý Quỹ, Bộ phận Tín dụng - Thẩm định, Ban Kiểm soát,...) gồm hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất); thanh tra (Ngân hàng Nhà nước, Sở Tài chính và Thanh tra tỉnh) và công tác đánh giá (của HĐQL Quỹ, Liên minh HTX tỉnh).

Bảng 2.6: Công tác kiểm tra, kiểm soát của Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh

ST

T Cơ quan kiểm kiểm soát

Hình thức kiểm

soát Tổng số

Định kỳ Đột xuất

1 Sở Tài chính 01cuộc/năm 01-02 cuộc 02- 03 cuộc 2 HĐQL Quỹ 01 cuộc/năm 01 cuộc 2 cuộc 3 Ban Kiểm soát Quỹ 02 cuộc/năm 02 cuộc 4 cuộc 4 UBND tỉnh, ban ngành Phối hợp kiểm tra hàng năm

Nguồn: Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh

Hàng năm, trên cơ sở báo cáo của Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh về tình hình hoạt động của Quỹ và thực tế kết quả kiểm tra , Ban Kiểm soát tổng hợp báo cáo gửi lên HĐQL Quỹ

Đến nay, Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh vẫn luôn làm tốt nhiệm vụ được giao, chưa từng bị Ban Kiểm soát nhắc nhở, khiển trách.

Hộp 2.3. Phỏng vấn về thực trạng kiểm soát thực hiện cho vay đầu tư

Phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó trưởng Ban Kiểm soát- Trưởng phòng Ngân sách- Sở Tài chính, “ Thực trạng kiểm soát của Quỹ ĐTPT Hà Tĩnh, lợi thế của Quỹ ĐTPT trong công tác kiểm soát cho vay vốn đầu tư?”

Công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá của Quỹ được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên, vẫn có dự án chậm trả gốc và lãi vay, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Quỹ.

Lợi thế lớn nhất của Quỹ ĐTPT chính là do hệ thống bộ máy quản lý, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện có thể tại chính các dự án cho vay vốn đầu tư bởi Ban Giám đốc, HĐQL Quỹ hay UBND.

Nguồn: Phỏng vấn của tác giả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay vốn đầu tư phát triển trường học tại Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w