tranh, khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá, ra sức chi viện cho MN:
1. Tình hình nước ta sau hiệp định Paris: - Quân Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta. - Lực lượng ở miền Nam thay đổi, có lợi cho cách mạng.
- MB: Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, ra sức chi viện cho MN.
2. Thành quả của cách mạng miền Bắc (1973 - đầu 1975):
- Nhân dân MB về cơ bản đã khôi phục xong nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện.
- MB đã đưa vào MN hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, lượng thực..., hàng chục vạn cán bộ, bộ đội cho chíên trường.
20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xun phong, cán bộ kỉ thuật.
- Trong hai tháng đầu 1975 chi viện: 5,7 vạn bộ đội, 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.
Gv: Rút ra ý nghĩa của từng nhiệm vụ đó ?
Hs: - Vết thương chiến tranh được hàn gắn, kinh tế phục hồi, xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên.
- Chi viện cho MN nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản MN sau khi chiến tranh kết thúc.
b. Hoạt động 2:
Gv: Tình hình ta và địch ở MN sau hiệp định Pari như thế nào?
Hs: Thảo luận nhóm Nhóm 1: Mĩ
Nhóm 2; Nguỵ Nhóm 3: Ta
=> Với hiệp định chúng ta đã đánh cho Mĩ cút. 29/3, Mĩ cuốn cờ về nước, chúng ta phải tiếp tục đánh cho Nguỵ nhào. - Mĩ: Nhưng vì muốn giữ "danh dự" uy tín và vì quyền lợi Mĩ vẫn chữa chịu từ bỏ VN, sau hiệp định Mĩ giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền SG.
- Nguỵ: Được Mĩ viện trợ chúng ra sức phá hoại hiệp định "lấn chiếm" và "tràn ngập lãnh thổ" của ta, tiến hành bay vây kinh tế, đẩy mạnh hoạt động gián điệp, chiến tranh tâm lý. Mục đích chiếm đất, giành dân, mở rộng vùng kiểm soát, thu hẹp đi đến xoá bỏ vùng giải phóng. Chúng ra sức đôn quân bắt lính, cướp bốc của nhân dân, giết hại những người yêu nước....
- Ta: sau hiệp định lực lượng trên chiến trường thay đổi, có lợi cho ta: Mĩ rút quân về nước, ta có hậu phương không ngừng lớn mạnh, lực lượng cách mạng trưởng thành, vùng giải phóng được mở rộng...-> nhân dân MN đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch "lẫn chiếm", "tràn
=> Những chi viện của MB đã chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công Xuân 1975 và tiếp quản vùng giải phóng
II. Đấu tranh chống "bình định - lấnchiếm", tạo thế và lực tiến tới giải chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn MN:
1. Tình hình ta, địch ở MN sau hiệp định Pari:
a. Tình hình Mĩ - Nguỵ: * Mĩ:
- Để lại 2 vạn cố vấn, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền SG.
* Nguỵ:
- Ra sức phá hoại hiệp định, "lấn chiếm" và "tràn ngập lãnh thổ" của ta,
b. ta:
- Lực lượng trên chiến trường thay đổi, có lợi cho ta.
- Nhân dân MN đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch đã đạt được kết quả nhất định.
ngập lãnh thổ" đã đạt được kết quả nhất định, những một số nơi không đánh giá đúng âm mưu địch, đã bị chúng lấn chiếm trở lại, ta bị mất đất, mất dân ở một số vùng quan trọng.
Gv: Trước tình hình đó Đảng ta phải đưa ra chủ trương đối phó ntn?
Hs: 7/1973, Hội nghị lần thứ 21 của TW Đảng họp xác định;
- Kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn tay sai Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhiệm vụ: tiếp tục cuộc c/m dân tộc dân chủ nhân dân bằng con đường c/m bạo lưc.
Kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao.
Gv dẫn: cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm diẽn ra ntn chúng ta qua tìm hiểu phần 2....
Gv: Cuộc đấu tranh chống lại địch lấn chiếm, tràn ngập lãnh thổ diễn ra như thế nào?
Hs: Bắt đầu từ cuối 1973, ta kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng. - Cuối 1974 đầu 1975 ta mở cuộc tấn công địch vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta giành thắng lợi vang dội trong chiên dịch đánh đường 14 - Phước Long, giải phóng dường 14, và toàn tỉnh Phước Long với 5 vạn dân. Gv: Sau khi vùng giải phóng được mở rộng, nhân dân ở vùng giải phóng đã đạt được những thành tích sx gì để chi viện cho c/m MN?
Hs: - Nhân dân ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất:
+ Năm 1973, diện tích gieo trồng khu giải phóng đồng bằng sông Cửu Long tăng 20% so với 1972.
+ Đóng góp của nhân dân ngày càng tăng: 1973, nhân dân khu Tây Nam Bộ 34.000 tấn lúa; 6 tháng đầu 1974, 48.000 tấn lúa.
+ Các ngành sx CN, TCN, TN, các hoạt động văn hoá - xã hội, giáo dục y tế
=> 7/1973, ta kiên quyết đánh trả sự "lấn chiếm" của địch, đánh chúng trên cả ba mặt trận.
2. Cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm: - Cuối 1974 đầu 1975, ta giành thắng lợi lớn, giải phóng toàn tỉnh Phước Long,
- Tại khu giải phóng, ta đẩy mạnh sx về mọi mặt, trực tiếp phục vụ cho c/m MN.
được đẩy mạnh. IV. Củng cố:
Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Tình hình nước ta sau hiệp định Pari.
? Tình hình ta địch ở miền Nam sau hiệp định Pari và cuộc đấu tranh chống lấn chiếm tràn ngập lãnh thổ của ta từ 1973 - đến đầu 1975?
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, - Làm các bài tập ở sách bài tập .
- Soạn trước bài mới vào vở soạn.
? Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn MN?
? Trình bày chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh bằng lược đồ? ? Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử cảu cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?