Đánhgiá kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 46 (Trang 59 - 61)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Thực trạng dạy học các kiến thức về dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo

3.3.2. Đánhgiá kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính

Nhìn chung các chỉ số hành vi ứng với từng thành tố học sinh đạt ở mức thấp. Đến bài thứ hai do đã được làm quen và thao tác cùng với cách xử lí số liệu nên học sinhđều đạt ở mức cao hơn ứng với từng chỉ số hành vi của mỗi thành tố.

Dựa vào biểu đồ về điểm ứng với mỗi thành tổ cho từng học sinh chúng tôi nhận thấy: Việc xây dựng nội dung kiến thức hai bài theo quan điểm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm kết nối với điện thoại thông minh kiểm nghiệm hai hệ quả rút ra từ suy luận lí thuyết, năng lực thực nghiệm của học sinh đã được nâng lên. Học sinh đưa ra được những câu hỏi xung quanh vấn để sát hơn, đề xuất phương án thí nghiệm tốt hơn, đặc biệt dự đoán quy luật chắc chắn cho tiến hành thao tác thí nghiệm nhanh hơn và chính xác hơn.học sinh xử lí số liệu ở bài sau tốt hơn và phân tích đồ thị nhanh hơn chính xác hơn.

HS nam bộc lộ ở mức cao ở nhiều thành tố của năng lực thưc nghiệm điều này có thể giải thích do những quan sát và sự tập trung chú ý trong quá trình làm thí nghiệm.

Những học sinh thường xuyên THTN sẽ có điểm cao hơn ở các thành tố, có khả năng đề xuất dự án, dự đoán quy luật chuyển động và thao tác thí nghiệm tỉ mỉ, cẩn thận, đặc biệt các em rất kiên trì.

HS nam có điểm cao hơn HS nữ do HS nữ ít thực hành TN ở nhà hơn, sức khỏe kém hơn. Với cách dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề học sinh thấy hứng thú hơn, học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực qua đó hình thành năng lực cho học sinh nói chung và năng lực thực nghiệm nói riêng. Đối với HS nam và học sinh nữ được chú trọng phát triển các thành tố của năng lực thực nghiệm thì đều có những tiến bộ, nếu được TH ở nhiều tiết học, ở lớp và ở nhà thì chắc chắn sẽ phát triển được năng lực thực nghiệm của HS.

Tuy nhiên qua hai bài học ta chưa thể đánh giá được thực sự chính xác khả năng phát triên năng lực thực nghiệm của học sinh mà mới chỉ đánh giá một cách sơ khai.

+ Kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cần giáo viên phải chuẩn bị kĩ, thời gian phải hợp lí nếu không trong 45 phút không thế giải quyết xong vấn đề cần nghiên cứu.

+ Học sinh chưa được thường xuyên giải quyết các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho theo nhóm trong thực hành thí nghiệm mà đa phần làm việc cá nhân nên trong quá trình làm việc các thành viên phối hợp với nhau còn chưa tốt.

Đánh giá tính khả thi của thiết bị thí nghiệm đã chế tạo Về mặt kĩ thuật

Thực nghiệm đã cho thấy TBTN hoạt động tốt, cho kết quả ổn định và tin cậy; việc sử dụng chương trình đã lập trình trên điện thoại thông minh ít thao tác, mà tự động; các TBTN tương đối đơn giản và đặc biệt có thể sử dụng các thiết bị sẵn có trong danh mục thiết bị tối thiểu ở trường phổ thông, kết hợp với công nghệ kết nối mới để THTN.

Thiết bị thí nghiệm được chế tạo đã tinh chỉnh nên khắc phục được chính những khó khăn, tìm ra biện pháp xử lí tốt cho những khó khăn mà những bộ thí nghiệm khác gặp phải:

- Đối với con lắc lò xo thẳng đứng, khi con lắc dao động con lắc thường bị xoay, gây ảnh hưởng đến chuyển động của con lắc, con lắc cần đảm bảo chắn cảm biến bằng cách treo vật nặng vào một điểm của lò xo.

- Cần chỉnh sửa, hoàn chỉnh và nhân bản thành nhiều bộ tương tự để phục vụ cho việc dạy học.

Về mặt dạy học

Các ưu điểm:

- Việc bố trí TBTN tương đối đơn giản, dễ dàng cho việc tiến hành TN.

- HS được THTN để kiểm nghiệm lại các kết quả đã tìm được nên đón nhận kiến thức mới một cách khách quan, không áp đặt.

- HS tỏ ra hứng thú với các TBTN mới, đặc biệt là khi sử dụng chúng thông qua kết nối với điện thoại thông minh.

Các nhược điểm:

- Việc THTN của HS còn mất nhiều thời gian do chưa có kĩ năng làm TN và phải tìm hiểu về cách sử dụng TBTN trước khi THTN. Để khắc phục tình trạng bằng cách tổ chức các hoạt động thực nghiệm thường xuyên hơn hoặc dành thời gian riêng hướng dẫn HS các thao tác với TBTN trước khi THTN.

3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định lượng Kết quả đánh giá học sinh trong thực nghiệm sư phạm vòng 1

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 46 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)