- Học sinh: Bảng hệ thống hóa kiến thức về 03đoạn trích được học trong chương trình
2. Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo chohọc sinh thông qua các dạng bài nghị luận văn học về tác phẩm/đoạn trích kí
2.2. Tăng cường sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở/đàm thoại tìm tòi trong dạy học phân hóa và sử dụng phối kết hợp hiệu quả kĩ thuật dạy học tích
trong dạy học phân hóa và sử dụng phối kết hợp hiệu quả kĩ thuật dạy học tích cực trong khái quát kiến thức, định hướng các dạng đề và hướng dẫn HS ôn tập theo các dạng đề nghị luận về tác phẩm/đoạn trích kí
2.1.1 Phương pháp đàm thoại (vấn đáp): là phương pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở, động não cho HS sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình dạy học.
- Đàm thoại tìm tòi - phát hiện (đàm thoại ơrixtic)
Bằng cách sử dụng phương pháp này, GV tổ chức cuộc trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa GV và cả lớp, có khi giữa GV với HS, thông qua đó HS nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi của GV phải mang tính chất nêu vấn đề ơrixtic để buộc HS luôn luôn phải cố gắng phát huy trí tuệ, tự lực tìm lời giải đáp. Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp mang tính chất nêu vấn đề, tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài học, là nguồn kiến thức và là mẫu mực của cách giải quyết một vấn đề nhận thức. Như vậy, thông qua phương pháp này, HS không những nắm vững được cả nội dung trí dục mà còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ nói.
Trong phương pháp này hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chỉ đạo chỉ có tính chất quyết định đối với chất lượng lĩnh hội của cả lớp. Hệ thống câu hỏi của GV vừa là kim chỉ nam, vừa là bánh lái hướng tư duy của HS đi theo một logic hợp lí, nó kích thích tính tìm tòi, trí tò mò khoa học và sự ham muốn giải đáp của HS.
Vì thế khi kết thúc đàm thoại, HS có vẻ như tự lực tìm ra đích đến và chính khía cạnh này đã tạo ra cho người học niềm vui sướng của nhận thức, một tình cảm rất tốt đẹp cần phát triển ở HS. Đến cuối của quá trình đàm thoại, GV cần khéo léo kết luận vấn đề dựa vào ngôn ngữ, ý kiến và chính nhận xét của HS, tất nhiên có thêm bớt những ý kiến chính xác và cấu tạo lại kết luận cho chặt chẽ xúc tích và hợp lí. Làm như vậy, HS càng hứng thú và tự tin vì thấy kết luận của GV vừa nêu rõ ràng có sự đóng góp quan trọng của chính mình.
Trong đích hướng tới của dạy học phân hóa, dạy học phát triển NL GQVĐ và sáng tạo, GV linh hoạt sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi đóng ở phần nội dung kiến thức cơ bản; Phần nhiều sẽ vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi mở ở mức độ ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo: giải thích, tại sao, làm như thế nào… Các câu hỏi kích não sẽ được GV sử dụng trong vấn đáp và trong hệ thống phiếu học tập cho HS.
Làm thế nào để hệ thống kiến thức về tác giả, đoạn trích kí? Tại sao cần lập bảng hệ thống hóa kiến thức?
Việc xác lập bảng hệ thống hóa kiến thức về đoạn trích có ý nghĩa gì?
Em thích đoạn trích nào nhất trong 3 đoạn trích kí trung đại và hiện đại được học? Hãy thể hiện sự yêu thích và hiểu biết của em qua bảng hệ thống hóa về đoạn trích em chọn?
Từ văn bản em thích, hãy thiết kế đề và tập hợp thành các dạng đề về đoạn trích kí?
GV tổ chức cho HS tự chọn tác phẩm để giải quyết nhiệm vụ học tập. Qua những văn bản ngữ liệu tự chọn kích thích hứng thú, HS có được những trải nghiệm thú vị trong đọc, viết, nói, nghe và rút ra được những bài học cụ thể, sâu sắc; có khả năng phản hồi một cách tích cực và hiệu quả những nội dung đã đọc,
khả năng làm chủ tình cảm, hành vi cũng như khả năng ứng xử phù hợp trước các tình huống phức tạp trong đời sống. Cũng qua việc tìm hiểu, lựa chọn và đọc hiểu các kiểu loại văn bản căn cứ sở thích và tầm tiếp nhận của HS, HS có được hiểu biết cơ bản về sự đa dạng văn hoá, có khả năng tìm tòi khám phá, để củng cố, mở rộng vốn sống và tri thức văn hoá; biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá, giữa mọi người. Việc tự chọn văn bản còn góp phần rèn luyện cho HS có khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo; khả năng tìm kiếm, lựa chọn cách giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp; biết cách đọc và xử lí thông tin với các văn bản đa dạng và phức tạp. Qua hoạt động này, HS biết liên hệ, mở rộng, so sánh văn bản này với văn bản khác, văn bản với bối cảnh và với những trải nghiệm cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ, cách bình luận, đánh giá theo một cảm quan riêng; thấy vai trò và tác dụng của khai thác văn bản đối với bản thân.
▪ Bảng hệ thống hóa kiến thức ba đoạn trích kí trong chương trình Ngữ văn 11,12
Vào phủ chú Trịnh – Lê Hữu Trác
Hình tượng Bức tranh phủ Chúa Con người Lê Hữu Trác Đặc điểm - Hiện thực của cuộc sống xa
hoa nhưng ngột ngạt, thiếu sinh khí trong phủ chúa Trịnh: + Quang cảnh
+ Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh
- Một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. - Xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm. Nghệ thuật xây dựng hình tượng Bút pháp nghệ thuật viết kí sự/ bút pháp kí sự độc đáo vừa chân xác, vừa lôi cuốn, hấp dẫn của nhà văn:
- Bút pháp tả cảnh sinh động qua quan sát tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo.
Nghệ thuật xây dựng hình tượng độc đáo thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng, cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện
- Cách kể diễn biến sự việc chân xác, có duyên, đặc biệt là những chi tiết nhỏ có tính chất tạo nên cái thần của cảnh và việc.
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm tạo sức hút, tăng giá trị hiện thực, gây ấn tượng sâu sắc về cảnh và người nơi phủ chúa.
- Giọng điệu đa dạng: vừa chân thực, mộc mạc lại vừa hóm hỉnh, châm biếm, phê phán một cách nhẹ nhàng, kín đáo.
Ý nghĩa - Hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII (Giá trị hiện thực).
- Thái độ của tác giả trước cung cảnh và cách sinh hoạt nơi phủ chúa (Giá trị nhân đạo)
- Tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác
Nhãn quan kí sự sâu sắc, tài năng, nhân cách lớn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân
Hình tượng Sông Đà Người lái đò Cái “tôi" Nguyễn Tuân Đặc điểm - Hung bạo
- Trữ tình - Trí dũng - Tài hoa - Lặng thầm cống hiến - Tài hoa: + Luôn khám phá sự vật dưới góc độ cái đẹp; cảm nhận con người ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. + Thích cảm giác mạnh, thích
cái đẹp biệt lệ, phi thường,... + Ngôn ngữ tài hoa, độc đáo,...
+ Bút pháp liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sáng tạo. - Uyên bác:
+ Am hiểu sâu sắc đối tượng mình miêu tả.
+ Huy động kiến thức nhiều ngành khoa học tự nhiên, xã hội, văn hóa – thể thao, quân sự, điện ảnh,... để khám phá đối tượng.
- Cái tôi ngông, giàu cá tính, giàu trải nghiệm và đầy trách nhiệm với đất nước.
Nghệ thuật xây dựng hình tượng - Đặt dưới nhiều góc nhìn, thời điểm, không gian - Kiến thức đa ngành - Ngôn ngữ sáng tạo
- Câu văn linh hoạt - Tạo hoàn cảnh đặc biệt - Cách miêu tả linh hoạt - Ngôn ngữ sống động, giàu chất tạo hình
Qua việc lựa chọn đối tượng, cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện Ý nghĩa - Làm nổi bật vẻ đẹp của người lái đò - Thể hiện phong cách nghệ thuật của - Ca ngợi vẻ đẹp con người Tây Bắc - Thể hiện phong cách nghệ thuật của Tạo sự độc đáo và sức hấp dẫn cho kí
Nguyễn Tuân sau cách mạng
Nguyễn Tuân sau cách mạng
Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hình tượng Sông Hương Cái “tôi" Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đặc điểm - Dòng chảy đa dạng - Sức sống mãnh liệt - Nữ tính
- Tài hoa
+ Khám phá sự vật, con người dưới lăng kính của tình yêu của vẻ đẹp thiên tính nữ...
+ Ngôn ngữ giàu chất thơ, hành văn hướng nội, tinh tế.
+ Liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, tinh tế,...
- Uyên bác:
+ Am hiểu sâu sắc đối tượng miêu tả. + Huy động kiến thức của những ngành nghề thiên về khoa học xã hội, văn hóa... để cảm nhận đối tượng... - Cái tôi tinh tế, hướng nội, giàu trải nghiệm, mang nặng tình yêu với Huế, với đất nước.
Nghệ thuật xây dựng hình tượng
- Đặt dòng sông trong nhiều mối quan hệ: địa lý, lịch sử, văn hóa,…
- Nhịp văn chậm rãi, so sánh, nhân hóa độc đáo,…
Qua việc lựa chọn đối tượng, cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện
Ý nghĩa - Vẻ đẹp của Huế
- Sự biết ơn với những người đã khai phá, tạo dựng mảnh đất này
- Thể hiện phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tạo sự độc đáo và sức hấp dẫn cho kí
▪ Định hướng các dạng đề nghị luận về tác phẩm/đoạn trích kí
một tác phẩm/đoạn trích kí thuật trong tác phẩm/đoạn trích kí
(1) Phân tích/ cảm nhận một tác phẩm kí (có thể kèm thêm yêu cầu chỉ ra/nhận xét/đánh giá về tác giả hoặc tác phẩm)
(1) Phân tích/ cảm nhận hình tượng qua một đoạn văn/ qua cả tác phẩm (có thể kèm thêm yêu cầu chỉ ra/nhận xét/ đánh giá về tác giả hoặc tác phẩm/ đoạn trích)
(2) Phân tích/ cảm nhận một đoạn trích kí (có thể kèm thêm yêu cầu chỉ ra/ nhận xét/đánh giá về tác giả hoặc tác phẩm/ đoạn trích)
(2) Phân tích/ cảm nhận hình tượng qua hai chi tiết/hai đoạn văn riêng biệt trong cùng một tác phẩm (có thể kèm thêm yêu cầu chỉ ra/ nhận xét/ đánh giá về tác giả hoặc tác phẩm/ đoạn trích) (3) Phân tích/ cảm nhận một khía cạnh
trong đoạn trích/ tác phẩm kí (có thể kèm thêm yêu cầu chỉ ra/ nhận xét/ đánh giá về tác giả hoặc tác phẩm/ đoạn trích)
(3) Phân tích/ cảm nhận một đặc điểm/ khía cạnh của hình tượng (thuộc về nội dung, tư tưởng hoặc nghệ thuật của tác phẩm/ tác giả), (có thể kèm thêm yêu cầu) để làm sáng tỏ một nhận xét/ nhận định về tác giả hoặc tác phẩm/ đoạn trích)
(4) Nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm/ đoạn trích kí
(4) Bình luận hai ý kiến bàn về hình tượng
(5) So sánh giữa hai đoạn trích/ hai tác phẩm kí (có thể kèm thêm yêu cầu chỉ ra/ nhận xét/ đánh giá về tác giả hoặc tác phẩm/ đoạn trích)
(5) So sánh hai đoạn văn/ hai chi tiết về hình tượng nghệ thuật ở hai tác phẩm/ đoạn trích
Tất cả các văn bản trong chương trình Ngữ văn 11, 12 đều là đoạn trích kí
STT TÊN VĂN BẢN TÊN TÁC GIẢ CT LỚP GHI
CHÚ
1 Vào phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác 11 Đoạn VB
2 Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân 12 Đoạn VB 3 Ai đã đặt tên cho dòng
sông
Hoàng Phủ Ngọc Tường 12 Đoạn VB
2.1.2. Sử dụng phối hợp hiệu quả các kĩ thuật dạy học trong hướng dẫn HS ôn tập các dạng đề nghị luận về tác phẩm/đoạn trích kí
Các kĩ thuật được chúng tôi áp dụng trong dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS thông qua qua các dạng bài NLVH về tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn THPT: chia sẻ nhóm đôi, mảnh ghép, khăn trải bàn, phòng tranh, phân tích phim video, trạm, “trình bày 1 phút”, “tia chớp, động não, sơ đồ tư duy/ minmap,…
Cụ thể ở phương án dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua Bài tập 1(Tình huống khởi động) chúng tôi đã sử dụng
kĩ thuật phân tích phim video và kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi (Xem phụ lục về kĩ thuật này/117 của SK). Theo đó:
✓ trước khi cho HS xem video, chúng tôi nêu một số câu hỏi thảo luận mà các em cần tập trung (các câu hỏi đã trình bày ở trang 20 của SK). Làm như vây sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.
✓ HS xem phim
✓ sau khi xem video, yêu cầu HS thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại với nhau. Nhóm đôi này lại tiếp tục chia sẻ với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp.
Ở nội dung xây dựng bảng hệ thống hóa kiến thức ba đoạn trích kí trong chương trình Ngữ văn 11, 12 chúng tôi đã áp dụng khăn trải bàn (Xem phụ lục về kĩ thuật này/113,114 của SK) .
✓ HS tự chọn vấn đề, GV kết hợp nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và giao dụng cụ.
✓ GV đưa ra vấn đề cho các nhóm (3 nhóm kí tương ứng với 3 đoạn trích), từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.
✓ Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.
Ở nội dung định hướng các dạng đề nghị luận về tác phẩm/đoạn trích kí
chúng tôi đã áp dụng kĩ thuật các mảnh ghép (Xem phụ lục về kĩ thuật này/112 của SK)
✓ Phân học sinh thành từng nhóm có nhóm trưởng
✓ Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm (nghiên cứu khả năng đề về từng đoạn trích hay tập hợp vấn đề từ 3 đoạn trích)
✓ Các nhóm cùng thảo luận và rút ra kết quả, yêu cầu từng thành viên trong nhóm đều có khả năng trình bày kết quả.
✓ Mỗi nhóm sẽ tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ. ✓ Lần lượt từng thành viên trình bày kết quả thảo luận.
2.1.2.1. Sử dụng phối hợp hiệu quả các kĩ thuật dạy học trong hướng dẫn HS ôn tập dạng thứ nhất nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích kí
Để dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua việc hướng dẫn HS ôn tập dạng thứ nhất nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích kí chúng tôi đã sử dụng kĩ thuật trạm và kĩ thuật động não (Xem phụ lục về kĩ thuật trạm/119, động não /114,115 của SK.)
Tổ chức thực hiện kĩ thuật trạm và động não: Chia lớp thành 05 nhóm, nghiên cứu nội dung của 05 trạm chủ đạo theo sự bắt thăm ngẫu nhiên. Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt. Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả. Sau khi hoàn thành sản phẩm nhóm tại các trạm, cả lớp có 10 phút di chuyển lần lượt qua các trạm để tìm hiểu thêm về nội dung của các trạm còn lại.
Trạm 1: Phân tích/ cảm nhận một tác phẩm kí (có thể kèm thêm yêu cầu chỉ ra/ nhận xét/đánh giá về tác giả hoặc tác phẩm)
Trạm 2: Phân tích/ cảm nhận một đoạn trích kí (có thể kèm thêm yêu cầu chỉ ra/ nhận xét/đánh giá về tác giả hoặc tác phẩm/ đoạn trích)