Mặc dù, các ngân hàng thương mại nói chung và MSB PGD Phương Liệt nói riêng đều muốn cấp tín dụng cho khối doanh nghiệp, nhưng khi cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này cũng gặp nhiều rủi ro.
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay của doanh nghiệp tại Phòng giao dịch năm 2016 là 2,70%; 2017 là 2.71%, năm 2018 tăng lên đến 2.92%. Sang năm 2019, do một số khoản nợ quá hạn đã được nhân viên tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ nên nợ quá hạn năm 2019 giảm còn 2.24%.
Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay doanh nghiệpgiai đoạn 2016 -2019 ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nợ quá hạn khách hàng DN 2,70 2,71 2,92 2,24 Nợ xấu khách hàng DN 0,01 0,02 1,13 0,17 Nợ xấu toàn ngành 3,42 3,53 3,24 3,02
(Nguồn: Phòng KHDN – MSB PGD Phương Liệt giai đoạn 2016 - 2019)
Về nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của MSB PGD Phương Liệt qua các năm đối với doanh nghiệp so với toàn ngành mặc dù thấp hơn nhưng lại có xu hướng tăng, chính vì vậy, Phòng giao dịch cần phải xem xét lại điều này khi cấp tín dụng cho khách hàng. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu khối KHDN tại Phòng giao dịch là 0,01%. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của Phòng giao dịch là 0,02%. Nợ xấu trong các năm nay còn tiềm ẩn, chưa thực sự bộc lộ, ngoài ra, các khoản nợ xấu có khả năng cơ cấu trong năm 2017 đã được Phòng giao dịch cơ cấu lại theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, tới năm 2018 tăng lên 1,13%. Nhận thức rõ nguy cơ nợ xấu, các biện pháp tích cực nhằm quản lý rủi ro đã được thực hiện trong năm 2019, bao gồm cả biện pháp bán nợ, nhờ vậy tỷ lệ nợ xấu năm 2019 giảm còn 0,17%.
Nhìn chung, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Phòng giao dịch không cao, và vẫn thấp hơn so với toàn ngành nhưng điều này cho thấy, tại Phòng giao dịch, chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp chưa hoàn toàn là tốt, mà vẫn có nguy cơ ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân một phần cũng từ phía khách hàng. Công tác giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khó khăn do sự không trung thực từ phía khách hàng. Giai đoạn 2016 - 2017, kết quả thanh tra doanh nghiệpbáo cáo lỗ, ngành thuế đã xử lý giảm lỗ khoảng 4.400 tỷ đồng tại 856 doanh nghiệp, tăng 2,5 lần so với năm trước; đồng thời truy thu thuế và phạt khoảng 1.650 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm 2010. Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp vay vốn với mục đích nhập khẩu
nguyên vật liệu đầu vào nhưng thực tế lại được công ty mẹ hỗ trợ vốn, cung cấp nguyên liệu đầu vào, bao tiêu sản phẩm và cho phép chiếm dụng vốn thương mại… Thêm một vấn đề nữa là nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ cao nhưng tiến độ góp vốn chậm, thậm chí điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Vì vậy, vốn đăng ký theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp không phản ánh thức chất năng lực tài chính của doanh nghiệp, cũng làm khó cho công tác giám sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn 2010, 2009, một số doanh nghiệp vay vốn nhưng sử dụng sai mục đích, đầu tư vào bất động sản dẫn đến thua lỗ, không có khả năng trả nợ, nợ xấu gia tăng. Do môi trường kinh tế, chính sách kinh tế thay đổi, khủng hoảng kinh tế… dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của KH. Mặt khác cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.
+ Do lực lượng cán bộ mỏng, khối lượng khách hàng lớn, cán bộ không sâu xát đến hoạt động kinh doanh của KH, không nắm bắt kịp thời những thay đổi, biến động để có biện pháp ứng phó, thoái lui kịp thời
+ Do xác định thời hạn vay vốn không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của KH: Ngắn quá nên dòng tiền về ko kịp trả nợ; Quá dài dẫn đến khách hàng sử dụng sai mục đích.
+ Do quá trình thẩm định vay vốn chưa sát với thực tế.
Như vậy, có thể thấy, hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp dễ gặp nhiều rủi ro. Qua các năm, mặc dù dư nợ tín dụng đối với khách hàng này đã bị thu hẹp nhưng chất lượng tín dụng lại có tín hiệu giảm sút, điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu tăng. Chính vì vậy, Phòng giao dịch cần có sự xem xét lại để đảm bảo vừa mở rộng cho vay với doanh nghiệp vừa đảm bảo chất lượng các khoản vay, tránh trường hợp chạy theo số lượng nhưng chất lượng lại kém.