Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm tín dụng cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam PGD phương liệt (Trang 46 - 49)

Việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý cũng cần được thực hiện ngay. Một hệ thống các văn bản pháp lý được xây dựng thống nhất sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những khó khăn, lúng túng trong quá trình vay vốn. Các thủ tục hành chính đơn giản gọn nhẹ sẽ giúp cho hoạt động cho vay diễn ra thông suốt, dễ dàng hơn. Các cơ quan quản lý phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ của mình.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhà nước và các cơ quan ban hành cơ chế chính sách cần cung cấp thông tin qua hình thức mở các lớp tập huấn, đào tạo, các trung tâm thông tin, phát hành rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng tiếp cận kịp thời.

Tóm lại, để chất lượng cho vay tiêu dùng được nâng cao thì nỗ lực của riêng phòng giao dịch là không đủ. Sự phối hợp đồng bộ từ phía Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, từ Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền là rất quan trọng. Những thay đổi, cải cách trong hoạt động của các cơ quan này sẽ giúp phòng giao dịch thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, thị trường Ngân hàng diễn ra cạnh tranh hết sức gay gắt, hoạt động cho vay kinh doanh vốn là thế mạnh truyền thống của các NHTM đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, thị trường cho vay tiêu dùng được xem như thị trường tiềm năng để các NHTM đa dạng hoá danh mục đầu tư, nâng cao lợi nhuận. Các ngân hàng đang có xu hướng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, qua đó thu hút lượng đông đảo khách hàng vay tiêu dùng đến với mình. Cho vay tiêu dùng là một thị trường hoàn toàn mới và rất tiềm năng. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cũng đang đi theo xu hướng đó. Việc nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng của phòng giao dịch cho thấy hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song những kết quả đó còn chưa xứng đáng với vị thế và tiềm năng của phòng giao dịch. Sản phẩm tín dụng cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp của phòng giao dịch cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Địa bàn Hà Nội - địa bàn hoạt động của phòng giao dịch là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của thủ đô. Với vị trí đó, nền kinh tế địa bàn Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Hơn nữa khu vực dân cư Hà Nội hầu hết có mức thu nhập cao, nhu cầu tiêu dùng và chất lượng tiêu dùng lớn. Đây thật sự là một thị trường đầy tiềm năng đối với hoạt động tín dụng của phòng giao dịch. Bởi vậy, phòng giao dịch cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng. Hơn thế nữa, các giải pháp đó phải được thực hiện với sự đầu tư lớn và quyết tâm cao, để hoạt động nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng thực sự đạt hiệu quả, góp phần tăng cường sức mạnh của phòng giao dịch trong cuộc cạnh tranh với các NHTM Việt Nam và nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

a. Cơ cấu tổ chức

- Quy định số 01/QĐ – HĐQT ngày 12/01/2000 về tổ chức bộ máy quản lý; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trụ sở chính, phòng giao dịch văn phòng đại diện và công ty trực thuộc

- Văn bản phê duyệt số 976/TGĐ2 của Tổng giám đốc ngày 27/08/2001 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng nghiệp vụ theo MSB – PGD Phương Liệt.

b. Văn bản về chính sách tín dụng…

- Quy chế mã số QC.BM.001 ban hành ngày 23-04-2019 của HĐQT về Tổ chức bộ máy của MSB

- Quy chế mã số QC.BM.006 ban hành ngày 14-06-2018 của HĐQT về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị

- Quy chế mã số QC.RR.008 ban hành ngày 02-05-2019 của HĐQT về Khung Quản lý rủi ro của MSB

c. văn bản mới ban hành về quản lý rủi ro tín dụng

Quy chế Quản lý rủi ro tín dụng - mã số QC.RR.001 do Hội đồng Quản trị ban hành ngày 30/05/2019 (ngày hiệu lực: 01/07/2019) là quy chế mới nhất của MSB về quy định quản lý RRTD. Văn bản này được ban hành nhằm thay thế 2 văn bản sau:

- Quy chế mã số QC.RR.012 (ban hành lần 03 ngày 08/12/2016) của HĐQT về Quản lý rủi ro tín dụng

- Quy định mã số QĐ.RR.025 (ngày 30/09/2014) của TGĐ về Quản lý, xử lý đối với nợ rủi ro, nợ có vấn đề tại MSB

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm tín dụng cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam PGD phương liệt (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w