Bảng 2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2019

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 54 - 60)

1 Đất nông nghiệp 9.000,96 10,74%

Đất trồng lúa 2.910,72 3,47% Đất trồng cây hàng năm khác 5.531,48 6,60% Đất trồng cây lâu năm 558,76 0,67%

2 Đất lâm nghiệp 67.959,57 81,10% Rừng sản xuất 339,59 0,41% Rừng phòng hộ 56.978,44 68,00% Rừng đặc dụng 10.641,54 12,70% 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 40,51 0,05% 4 Đất nông nghiệp khác 1,10 0,00% 5 Đất chuyên dùng 1.219,72 1,46% 6 Đất khu dân cư 375,50 0,45% 7 Đất chưa sử dụng 5.199,42 6,20% Tổng cộng 83.796,78 100,00%

Nguồn: Báo cáo chi cục thống kê huyện Nguyên Bình

Qua khảo sát tình hình đất đai trên địa bàn huyện cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 83.796,78 ha và ổn định trong thời gian dài. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.000,96 ha chiếm 10,74 % tổng diện tích tự nhiên trong đó: đất trồng cây hàng năm diện tích là 5.531,48 ha chiếm 6,6% tổng diện tích tự nhiên; đất trồng cây lâu năm diện tích là 558,76 ha chiếm 0,67 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp là 67.959,57 ha chiếm 81,10 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó: đất rừng sản xuất diện tích là 339,59 ha chiếm 0,41 % tổng diện tích tự nhiên; đất có rừng phòng hộ diện tích là 56.978,44 ha chiếm 68,0 % tổng diện tích tự nhiên; đất có rừng đặc dụng diện tích là 10.641,54 ha chiếm 12,70 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 40,51 ha chiếm 0,05 % tổng diện tích tự nhiên. Đất chuyên dùng, đất khu dân cư và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ chưa đến 10% tổng diện tích toàn huyện.

• Điều kiện kinh tế, xã hội

Theo thống kê của UBND huyện Nguyên Bình toàn huyện có khoảng 41.723 người và 9.067 hộ dân với 08 dân tộc cùng chung sống, trong đó 97,54 % là dân tộc thiểu số. Trong đó, dân tộc Kinh 1.002 người chiếm 2,46%, dân tộc Tày 10.560 người chiếm 25,96%, dân tộc Nùng 3.324 người chiếm 8,17%, dân tộc Mông 2.800 người chiếm 6,88%, dân tộc Dao 22.840 người chiếm 56,15% và một số dân tộc khác. Phần lớn các dân tộc thiểu số sống rải rác có trình độ dân trí thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao, có 13/20 xã vùng III, chiếm 65%; số thôn, xóm đặc biệt khó khăn 147/210 xóm chiếm 70,95% theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Nguyên Bình có tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm thể hiện qua biểu đồ:

Biểu đồ 2.2. Hộ nghèo và cận nghèo huyện Nguyên Bình (2015-2019)

Nguồn: Báo cáo chi cục thống kê huyện Nguyên Bình

Năm 2015, hộ nghèo và cận nghèo là 5.762 hộ, sang năm 2016 giảm còn 5.608 hộ (giảm 2,68%). Năm 2017, số hộ này giảm còn 5.457 hộ (giảm 2,69% so với năm 2016), sang năm 2018 số hộ nghèo và cận nghèo chỉ còn 5.360 hộ tương ứng giảm 1,78% so với năm 2017. Tiếp tục đà giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 giảm mạnh 3,10% tương ứng còn 5.194 hộ.

Đạt được kết quả trên là do UBND huyện chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch và triển khai các biện pháp thực hiện công tác giảm nghèo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ cho hộ nghèo. Rà soát nhu cầu giảm nghèo, xem xét phương án hỗ trợ để thực hiện giảm nghèo đạt chỉ tiêu kế hoạch giao. Kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thị trấn; tổ chức tập

huấn điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo. Do sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho người dân thoát nghèo. Cụ thể, các xã đã có các dự án để tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển kinh tế. Bên cạnh đó hội nông dân xã, huyện còn khuyến khích tạo điều kiện cho con em các hộ nghèo có điều kiện đi học nghề, và giới thiệu việc làm cho họ sau khi thành nghề. Điều này đã khiến cho những thành viên này có được một công việc ổn định, nâng cao thu nhập của gia đình, kinh tế của gia đình từng bước được cải thiện. Mỗi địa phương đã có những hội khuyến học, và đã giành tặng khá nhiều suất học bổng cho các trẻ em nghèo hiếu học, cũng là động viên các em có tinh thần học tập thật tốt, và giảm bớt gánh nặng về chi phí giáo dục cho các hộ gia đình nghèo.

• Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Nguyên Bình

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lương thực, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện, nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong huyện. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét và thu được kết quả nhất định, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng xuất, giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên, đặc biệt là giá trị sản xuất từ cây dong giềng, cây mía, cây thuốc lá. Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng đã và đang dần phát triển, tuy nhiên do điều kiện địa hình, kinh tế khó khăn nên việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp chưa được phổ biến. Tổng sản lượng lương thực đạt 21.137,62 tấn/năm, tổng đàn gia súc, gia cầm có khoảng 216.047 con, trong đó: đàn trâu có 11.145 con, đàn bò có 11.279 con, gia cầm có 155.213 con. Về nuôi trồng thủy sản do điều kiện tự nhiên của huyện không thuận lợi nên việc nuôi trồng thủy sản trong những năm qua chưa phát triển và tỷ trọng chưa đáng kể trong cơ cấu ngành nông nghiệp, hiệu quả chưa cao, sản phẩm chưa trở thành hàng hóa, chủ yếu để cải thiện đời sống, tự cung tự cấp, đến nay mới có gần 40,5 ha ao, hồ chủ yếu ở các xã Tam Kim, Minh Tâm, Thị trấn Nguyên Bình, Minh Thanh, một số ít còn lại ở các xã Lang Môn, Bắc Hợp, Thể Dục, Quang Thành.

Cơ cấu nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực theo hướng gắn với xây dựng Nông thôn mới. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích một số cây trồng chủ lực của huyện như cây Dong riềng, cây thuốc lá; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, triển khai các giải pháp đưa giống chất lượng cao, giống mới vào sản suất; triển khai thực hiện Mô hình Cá - Lúa tại xóm Hoài Khao xã Quang Thành với diện tích là 3,75 ha ruộng với 11 hộ tham gia năm 2019. Kết quả mô hình năng xuất bình quân ước đạt 18 kg cá/1.000m2, cho thu nhập tăng thêm 1.620.000 đồng/1000m2… chuyển đổi vận động người dân tăng cường trồng một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, ổn định như Dong riềng, mía, thuốc lá, trúc sào, cây dược liệu…

Huyện Nguyên Bình có những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp là:

- Thuận lợi

+ Có vị trí địa lý thuận lợi việc giao thương buôn bán các loại hàng hóa trong đó có sản phẩm nông nghiệp. Có điều kiện để tiếp thu các tiến bộ KHKT, chuyển giao các công nghệ mới ứng dụng vào đời sống và sản xuất.

+ Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, toàn diện của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh, cùng với sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của người dân, sự ủng hộ các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể từ huyện đến xã đã tạo ra sức mạnh tổng hợp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

+ Chính sách, chiến lược ưu tiên phát triển kinh tế nông thôn, miền núi của Đảng và Nhà nước như: hỗ trợ con giống, vật nuôi, cây trồng, phân bón, củng cố hạ tầng, ưu đãi lãi suất… đã tạo điều kiện khuyến khích người dân tăng gia sản xuất.

+ Nhà nước ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nông nghiệp, ưu tiên phát triển nông thôn, xây dựng các cụn thương mại nông thôn để hỗ trợ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế.

- Khó khăn

mức thấp.

+ Địa hình của huyện miền núi bị chia cắt và có độ dốc lớn nên khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cũng như ứng dụng KHCN vào sản xuất. Nguồn nước bị ảnh hưởng do nạn phá rừng làm nương rẫy và lấy gỗ, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.

+ Ngoài tiềm năng về nông nghiệp huyện Nguyên Bình chưa có tiềm năng sinh lời đủ lớn, đủ sức hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Dân cư huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng còn mang tính thủ công, manh mún, năng suất thấp, người dân chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm nên kinh tế hộ kém phát triển, tích lũy kinh tế rất ít.

+ Công tác giáo dục, tuyên truyền, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới và các chính sách nông nghiệp chưa được thực hiện cụ thể cho từng đối tượng. Hầu hết người dân còn thiếu vốn sản xuất, trình độ kém và không đồng đều.

• Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Nguyên Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới hàn năm; đồng thời xây dựng kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong năm đó. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã chưa đạt chuẩn xây dựng Kế hoạch, đăng ký các tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; năm 2019 chỉ đạo xã Minh Tâm duy trì đạt chuẩn nông thôn mới, tổ chức lễ công bố Quyết định xã Minh Thanh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; xã Tam Kim đạt 14 tiêu chí, các xã còn lại đạt 6-9 tiêu chí, không còn xã dưới 6 tiêu chí. Có 18/18 xã xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2019. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng Chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân huyện với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kiện toàn Ban Chỉ đạo và Thành lập Văn phòng Điều phối, ban hành Quy chế hoạt động và phân công địa bàn phụ trách cho thành viên Ban Chỉ đạo. 18/18 xã đã được phê duyệt quy

hoạch xây dựng nông thôn mới và tổ chức công bố quy hoạch. Kết quả là bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi rõ nét, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, đời sống nhân dân dần được cải thiện, an ninh nông thôn, trật tự xã hội được giữ vững. Qua khảo sát đánh giá thực trạng 18/18 xã của huyện có kết quả như sau:

- Nhóm 1 (số xã đạt 19 tiêu chí): 01 xã (Minh Tâm) - Nhóm 2 (số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí): 0 xã

- Nhóm 3 (số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí): 01 xã - Nhóm 4 (số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí): 06 xã - Nhóm 5 ( số xã đạt từ 1 - 4 tiêu chí): 10 xã.

Trong giai đoạn 2016-2020, huyện Nguyên Bình đưa ra chỉ tiêu cụ thể trong xây dựng nông thôn mới là: Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 1 xã (Minh Thanh); Số xã đạt từ 15 - 19 tiêu chí: 03 xã; Số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí: 06 xã; Số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí: 08 xã.

Nhìn chung, tình hình triển khai thực hiện Chương trình NTM trong năm 2019 đạt được một số kết quả nhất định, bình quân đạt 9,11 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, việc thực hiện các tiêu chí không đồng đều giữa các đơn vị, địa phương. Có 13 xã đạt chỉ tiêu “Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm”; có 3 xã đạt chỉ tiêu “Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm”; có xã Minh Tâm, Minh Thanh, Tam Kim đạt tiêu chí “Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa”; có 13 xã đạt tiêu chí số 03 về Thủy lợi; có 06 xã đạt tiêu chí số 4 về điện; có 7/54 trường học đạt chuẩn và có 3 xã (Tam Kim, Minh Tâm, Minh Thanh) đạt được tiêu chí số 5 Trường học (đạt 16,66%); có 139/182 xóm có nhà văn hóa đạt 76%, có 8/18 xã có nhà văn hóa xã; có 4 chợ xã, các xã còn lại đều có cửa hàng kinh doanh tổng hợp nên được tính là đạt,... (có báo cáo kết quả thực hiện riêng).

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình

 Tình hình chung về phát triển kinh tế nông hộ

Thực hiện tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuối giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế địa phương.

Trong lĩnh vực trồng trọt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành, thích ứng biến đổi khí hậu. Diện tích trồng trọt giai đoạn 2015-2019 biến động tăng giảm qua các năm nhưng diện tích trồng lúa và cây lấy hạt có xu hướng tăng. Trong tổng diện tích cây trồng chủ yếu diện tích cây trồng hàng năm, chiếm trên 90%, cây lâu năm chiếm tỷ lệ nhỏ, cây trồng hàng năm có cây lúa và các cây có hạt là chủ yếu. Năm 2015 diện tích trồng lúa là 2.482 ha với sản lượng là 9.086 tấn thì đến năm 2019 con số biến động với 2.483 ha chỉ cho sản lượng thu hoạch 8.573 tấn. Do chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và khí hậu… nên sản lương không tăng tương ứng với mức tăng trưởng diện tích trồng trọt mà biến động tăng giảm tùy từng năm.

Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, hình thành các vùng chăn nuôi theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường gắn với giết mổ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng giống lai có năng suất, chất lượng, bảo tồn phát triển nhân bản giống bản địa có giá trị kịnh tế cao, chất lượng tốt đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước.

Tổng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2015-2019 tăng nhanh. Tại ngày 01/10/2015 trên địa bàn chỉ có 52.906 con và gia cầm là 129.170 con. Đến ngày 01/10/2019 con số đã tăng lên là 55.937 con và gia cầm là 149.770 con.

Nhìn chung, giai đoạn 2015-2019 tình hình chung về phát triển kinh tế nông hộ huyện Nguyên Bình có nhiều thay đổi. Các nông hộ trên địa bàn huyện đã chú trọng đầu tư mạnh vào chăn nuôi, số lượng gia súc, gia cầm tăng qua các năm.

 Tình hình cơ bản hộ điều tra

Để có căn cứ phân tích, tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tác giả tiến hành điều tra 90 hộ gia đình trên địa bàn của 3 xã: xã Minh Tâm, xã Minh Thanh và xã Hưng Đạo. Đối tượng tiến hành điều tra được chọn mẫu ngẫu nhiên gồm các hộ thuần nông, hộ kiêm nghề và hộ chuyên nghề. Nhóm hộ điều tra được thống kê qua bảng 2.2:

Bảng 2.2. Đặc điểm nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 54 - 60)