Bảng 2.8. Phương tiện, công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 68 - 72)

Kết quả tổng hợp các phương tiện, công cụ chủ yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ được tổng hợp ở bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8. Phương tiện, công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra Phương tiện, công cụ

Hộ thuần nông Hộ kiêm nghề Hộ chuyên nghề Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%)

1. Máy cày, bừa 9 16% 3 13% 1 8%

2. Trâu, bò, ngựa 32 58% 11 48% 3 25%

3. Máy tuốt lúa 29 53% 9 39% 3 25%

4. Hòm quạt thóc 42 76% 11 48% 6 50%

5. Máy bơm nước 25 45% 8 35% 5 42%

6. Máy xay xát 6 11% 1 4% 1 8%

7. Bình bơm thuốc trừ sâu 41 75% 11 48% 6 50%

8. Lò sấy thuốc lá 1 2% 3 13% 5 42%

9. Máy cưa, xẻ gỗ 0 0% 0 0% 4 33%

10. Máy cắt, máy hàn 0 0% 0 0% 3 25%

11. Phương tiện, công cụ khác 55 100% 23 100% 12 100%

Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thì các phương tiện, công cụ chủ yếu để phục vụ sản xuất là máy cày bừa; trâu, bò, ngựa nuôi lấy sức kéo; máy tuốt lúa, máy bơm nước; may xay xát, bình bơm thuốc trừ sâu; hòm quạt thóc.

Đối với các hộ làm các nghề khác và hộ chuyên nghề thì phương tiện, công cụ sản xuất phụ thuộc vào nhóm ngành nghề của hộ. Ví dụ, hộ chuyên sấy thuốc lá khô thì công cụ sản xuất chủ yếu của hộ là lò sấy thuốc lá lá. Hộ làm mộc thì công cụ chủ yếu là máy cưa, xẻ, máy bào. Hộ làm cơ khí thì công cụ chủ yếu là máy cắt, máy hàn. Ngoài ra còn có các công cụ, thiết bị khác phục vụ cho sản xuất nhưng giá trị không lớn như bạt, liềm, quốc, xẻng, rùi, đục, quang gánh...

Máy cày, bừa: đây là công cụ sản xuất rất quan trọng đối với các hộ thuần nông và hộ kiêm nghề. Tuy nhiên, là công cụ quan trọng nhưng do giá trị tương đối lớn nên không phải hộ gia đình nào cũng mua sắm được công cụ này. Hộ thuần nông có 9/55 hộ có công cụ này, chiếm tỷ lệ 16%. Nhóm hộ kiêm nghề và chuyên nghề chiếm tỷ lệ lần lượt là 13% và 8%. Đi kèm với máy cày bừa các hộ thường mua thêm rơ móc để làm phương tiện vận chuyển. Các công cụ này ngoài được phục vụ sản xuất của gia đình, các hộ còn có thể đi cày bừa thuê hoặc chở thuê cho các hộ khác để tăng thêm thu nhập cho hộ.

Nuôi trâu, bò, ngựa để lấy sức kéo: việc nuôi các vật nuôi này ngoài để lấy sức kéo, các hộ còn nuôi để sinh sản, do đó tỷ lệ các hộ nuôi các vật nuôi này là khá cao. Tỷ lệ này lần lượt ở các nhóm hộ thuần nông, kiêm nghề và chuyên nghề là 58%; 48% và 25%.

Máy tuốt lúa: do đặc điểm là các thửa ruộng trên địa bàn 3 xã Minh Tâm, Minh Thanh, Hưng Đạo có diện tích nhỏ hẹp, dốc nên việc sử dụng máy gặt liên hoàn là không phù hợp. Vì vậy, việc sử dụng máy tuốt lúa thủ công hay máy tuốt lúa động cơ vẫn đang là phổ biến ở địa bàn điều tra. Tuy nhiên, không phải 100% các hộ đều sở hữu loại công cụ này vì các hộ chủ yếu là đổi công và mượn công cụ sản xuất của nhau. Hộ thuần nông có 53% số hộ sở hữu công cụ này. Trong khi các hộ kiêm nghề và chuyên nghề có tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 39% và 25%.

của các hộ gia đình. Tỷ lệ các hộ sở hữu hòm quạt thóc trung bình là 57%. Tỷ lệ các hộ sở hữu bình bơm thuốc trừ sâu trung bình là 57%.

Máy bơm nước: đây là công cụ vừa sử dụng phục vụ sinh hoạt vừa phục vụ sản xuất. Tỷ lệ các hộ sở hữu công cụ này cũng khá cao, chiếm trung bình khoảng gần 40%.

Máy xay xát: đây là công cụ để tăng thêm thu nhập cho hộ ngoài thu nhập từ nông nghiệp. Do giá trị của công cụ này khá cao, bên cạnh đó nhu cầu xay xát của người dân cũng không lớn nên tỷ lệ các hộ sở hữu công cụ này tương đối thấp. Tỷ lệ này lần lượt ở các nhóm hộ thuần nông, kiêm nghề và chuyên nghề là 11%; 4% và 8%.

Lò sấy thuốc lá: đây là công cụ phục vụ chủ yếu cho nhóm hộ chuyên sấy khô thuốc lá lá. Trong 12 hộ chuyên nghề được hỏi thì có 5 hộ sở hữu loại công cụ này, chiếm tỷ lệ 42%. Tỷ lệ này ở nhóm hộ thuần nông và kiêm nghề rất thấp với tỷ lệ lần lượt là 1% và 3%.

Máy cưa, máy xẻ: đây là công cụ phục vụ chủ yếu cho nhóm hộ chuyên nghề làm nghề mộc. Trong 12 hộ chuyên nghề được hỏi thì có 4 hộ sở hữu loại công cụ này, chiếm tỷ lệ 33%. Tỷ lệ này ở nhóm hộ thuần nông và kiêm nghề là 0%.

Máy cắt, máy hàn: đây là công cụ phục vụ chủ yếu cho nhóm hộ chuyên nghề làm cơ khí, nhôm kính. Trong 12 hộ chuyên nghề được hỏi thì có 3 hộ sở hữu loại công cụ này, chiếm tỷ lệ 25%. Tỷ lệ này ở nhóm hộ thuần nông và kiêm nghề là 0%.

Các phương tiện, công cụ khác: ngoài các phương tiện chủ yếu trên với giá trị tương đối lớn thì còn rất nhiều các phương tiện, công cụ khác có giá trị nhỏ hơn, phổ biến ở tất cả các hộ gia đình như cuốc, xẻng, liềm, bạt, quang gánh… 100% các hộ đều sở hữu các công cụ nhỏ lẻ này.

Đánh giá chung về nguồn lực phương tiện, công cụ sản xuất của hộ:nhìn chung các hộ được điều tra đều đã sở hữu được các phương tiện, công cụ phục vụ quá trình sản xuất cơ bản. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều hộ thiếu phương tiện sản xuất nên họ phải đi thuê như cày bừa thuê, thuê vận chuyển nông sản, lâm sản từ ruộng, từ rừng về nhà…

Vốn kinh doanh

Vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất đối với các bất kỳ hình thức SXKD nào. Để duy trì cũng như mở rộng phát triển sản xuất, người dân phải chi tiền để mua con giống, cây giống, các phương tiện, máy móc, vật tư để phục vụ sản xuất. Nếu không đủ vốn thì người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Nguồn lực vốn của nhóm hộ được điều tra được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.9. Nhu cầu giống của nhóm hộ điều tra

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 68 - 72)