Hộ thuần nông Hộ kiêm nghề Hộ chuyên nghề Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 1. Nhu cầu về vốn SX 55 100% 23 100% 12 100% - Đủ vốn SXKD 16 29% 8 35% 5 42% - Thiếu vốn SXKD 39 71% 15 65% 7 58%
2. Nhu cầu vay vốn NH 55 100% 23 100% 12 100%
- Có nhu cầu vay 35 64% 15 65% 5 42%
- Không có nhu cầu vay 20 36% 8 35% 7 58%
Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra
Hộ thuần nông có 55 được điều tra thì có 16/55 hộ, chiếm tỷ lệ 29% số hộ có đủ vốn sản xuất kinh doanh. Tính ra thì chưa tới 1/3 nhóm hộ thuần nông được hỏi có đủ vốn sản xuất kinh doanh. Còn lại tới 71% số hộ còn thiếu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm hộ điều tra. Nguyên nhân là nhóm hộ thuần nông chủ yếu thu nhập của hộ dựa vào nông nghiệp nên thu nhập thấp hơn, thường không ổn định do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thu nhập thấp dẫn đến tích lũy nội bộ thấp, thu nhập chủ yếu để chi tiêu nên khả năng tích lũy để tái đầu tư thấp. Do đó, đa số các hộ thuần nông thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
có đủ vốn sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này cao hơn ở nhóm hộ thuần nông là 6%. Còn lại có 15/23 hộ tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ lệ 65%. Đối với hộ kiêm nghề thì ngoài thu nhập từ nông nghiệp, hộ còn có các thu thập khác nên nhìn chung các hộ kiêm nghề có thu nhập khá hơn các hộ thuần nông.
Hộ chuyên nghề là nhóm hộ có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động chuyên nghề của hộ như làm nghề thợ mộc, mở xưởng cơ khí, sản xuất thuốc lá khô… nên thu nhập của nhóm hộ này tương đối cao và ổn định hơn hai nhóm hộ còn lại. Trong tổng số 12 nhóm hộ chuyên nghề được hỏi thì có 5/12 hộ được hỏi có đủ vốn sản xuất kinh doanh. Còn lại có 7/12 hộ được hỏi thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ lệ 58%.
Chủ yếu số các hộ đang còn thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng tỷ lệ vốn vay từ ngân hàng lại chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các nguồn huy động vốn của hộ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nhóm hộ thuần nông, có tới 35/55 hộ đang có nhu cầu sử dụng nguồn vay vốn từ ngân hàng, chiếm tỷ lệ đến 64%. Nhóm hộ chuyên nghề được hỏi có tỷ lệ thấp nhất cũng có tới 42% đang có nhu cầu sử dụng nguồn vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân vì sao nhu cầu vay vốn cao nhưng tỷ lệ vốn vay ngân hàng chỉ chiếm khoảng 20% nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ? Một mặt do các hộ có nhu cầu vay vốn nhưng thói quen và tâm lý sợ hãi không muốn vay ngân hàng vì phải đem tài sản đi thế chấp, do đó họ quay sang các hình thức vay tiền từ bạn bè, người thân. Hơn nữa, khi phải vay nguồn vốn ngân hàng thì các ngân hàng thường đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, tuy nhiên đối với các hộ ở nông thôn, đặc biệt là hộ thuần nông thường không có các tài sản giá trị để thế chấp nên rất khó vay vốn hoặc nếu có được vay thì số vốn vay cũng rất nhỏ. Nguồn vốn vay ngân hàng của các hộ được điều tra chủ yếu là các hộ nghèo vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Nguyên Bình để thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện. Nhóm hộ nghèo dễ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi vì họ có các tổ chức đoàn thể, các hội đứng ra bảo lãnh cho họ vay như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên.
Nguồn huy động vốn để sản xuất kinh doanh bao gồm nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng và vốn vay từ bạn bè, người thân. Vì đa số các nhóm hộ được hỏi thiếu vốn sản xuất kinh doanh nên ngoài nguồn vốn tự có, các hộ thường phải vay vốn thêm từ ngân hàng hoặc từ bạn bè, người thân. Tính trung bình trong nhóm hộ điều tra, có 57% nguồn vốn để sản xuất kinh doanh là từ vốn tự có của hộ. Trong đó, tỷ lệ vốn tự có cao nhất là ở nhóm hộ chuyên nghề với tỷ lệ 67%; Thấp nhất là ở nhóm hộ thuần nông với tỷ lệ 47%. Đứng thứ hai trong các nguồn vốn huy động để sản xuất kinh doanh là nguồn vốn vay từ bạn bè, người thân. Trung bình nguồn vốn này chiếm khoảng 23%. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là ở nhóm hộ thuần nông với tỷ lệ 31%; Thấp nhất là ở nhóm hộ chuyên nghề với tỷ lệ 17%. Thấp nhất trong tổng nguồn huy động vốn để sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra là huy động vốn từ ngân hàng với tỷ lệ trung bình là 20%.
Qua quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích cho thấy, đa số các nhóm hộ được điều tra đang còn thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vay vốn từ ngân hàng khá lớn nhưng tỷ trọng vốn vay chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của hộ. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế hộ, đặc biệt là các hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất. Xuất phát từ thực trạng này, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Nguyên Bình cần sớm đưa ra các giải pháp để người dân tiếp cận được với các nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Kết quả sản xuất của nông hộ
Từ kết quả phân tích nhóm hộ điều tra từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề có thể thấy kết quả sản xuất của nông hộ bằng tổng thu nhập của các hộ trong các lĩnh vực, nghành nghề trừ đi tổng chi phí vật chất, nhân công thuê ngoài, chi phí khác để hộ có thể tạo ra được các nguồn thu đó.
Thu nhập của các hộ điều tra
Bảng 2.10. Thu nhập từ các hộ điều tra