Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - CAO BẰNG (Trang 88 - 91)

* Nguyên nhân khách quan

Do việc phát triển mạng lưới kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT -Cao Bằng mới được quan tâm đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là việc phát triển mạng lưới kinh doanh trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin như: bán hàng online trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, Twitter. Bán hàng bằng hình thức gọi điện (Telesales)… Những hình thức kinh doanh trên do mới triển khai dẫn đến nhân viên bán hàng còn bỡ ngỡ trong công việc và các loại hình kinh doanh mới, do đó hiệu quả chưa đạt được như kỳ vọng của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Cao Bằng.

Một nguyên nhân xã hội khác cũng rất đáng quan tâm là do là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, do đó hạn chế trong nhận

thức, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số người dân không biết nói tiếng phổ thông dẫn đến khó khăn trong công tác đảm bảo ATTT và phát triển mạng lưới kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Cao Bằng.

Đời sống của nhân dân tại nhiều địa bàn huyệncòn nghèo, sống phân tán, rải rác trên các địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng lạc hậu gây khó khăn trong công tác phát triển, mở rộng hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Ngoài ra, còn nguyên nhân: do Trung tâm Kinh doanh VNPT – Cao Bằng là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VinaPhone, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, do đó, toàn bộ mô hình hoạt động của Trung tâm là theo mô hình chung của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty dịch vụ Viễn thông, vì là mô hình chung, nên bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định. Việc có sự thiếu gắn kết như hiện nay là do các mối quan hệ nội bộ của một số đơn vị trực thuộc: Trung tâm Viễn thông, các Phòng Bán hàng của Viễn thông Cao Bằng và Trung tâm Kinh doanh VNPT – Cao Bằng. Do vậy, cần có các giải pháp tổng thể, đồng bộ để tạo sự gắn kết, hiểu biết, chia sẻ và tạo điều kiện cho nhau giữa hai bộ phận kỹ thuật và kinh doanh trong đơn vị.

* Nguyên nhân chủ quan

Chất lượng lượng nguồn nhân lực hiện tại của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Cao Bằng tại một số đơn vị còn yếu, năng lực chưa đáp ứng được với công việc. Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì đòi hỏi Trung tâm Kinh doanh VNPT – Cao Bằng phải có lực lượng lao động có trình độ cao, có kiến thức vững chắc về viễn thông – CNTT. Đặc biệt, ngành viễn thông là ngành bị tác động trực tiếp và sâu sắc của thời đại công nghệ 4.0 hơn các ngành, lĩnh vực khác. Năng lực cán bộ kỹ thuật, công nhân viên còn nhiều hạn chế, nhất là lực lượng lao động trực tiếp, tiếp xúc với khách hàng, đáng chú ý, nhân viên kinh doanh số lượng còn ít, chuyên môn nghiệp vụ chưa vững vàng và thường xuyên thay đổi nhân sự gây khó khăn trong công tác nắm địa bàn kinh doanh. Nhân viên kỹ thuật hạn chế về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

Do vậy, việc nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, đây là yếu tố sống còn của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Cao Bằng. Việc thay đổi, cải cách phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm cấp bách

hiện nay. Đồng thời phải thực hiện tốt việc đào tạo kép phối hợp giữa doanh nghiệp viễn thông và nhà trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp viễn thông. Ngoài ra, vai trò của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Cao Bằng cũng rất quan trọng trong việc đào tạo tập huấn tại các đơn vị, các kiến thức thực tiễn, nâng cao tay nghề cho nhân viên của đơn vị.

Việc quản trị doanh nghiệp của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Cao Bằng còn một số hạn chế nhất định, chưa áp dụng được nhiều các công cụ điều hành quản trị tiên tiến của thế giới, chưa bài bản khoa học. Một số nhiệm vụ phân công công việc giữa các phòng ban chưa rõ ràng, công việc đôi khi còn chồng chéo, dẫn đến việc xử lý vấn đề nhiều khi chưa triệt để, thiếu thuyết phục.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - CAO BẰNG (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w