IV. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị làm sạch thường dùng
27
Trong một số trường hợp, do máy, thiết bị để lâu ngày; các chi tiết bị tạo thành màng ôxít sắt bao bọc bên ngoài đo đó ta phải làm sạch màng ôxít sắt đó. Thiết bị và dụng cụ làm sạch thường dùng cho người thợ sửa chữa máy là: - Máy cầm tay chạy bằng khí nén:
Cấu tạo bên ngoài như máy khoan cầm tay; phía trong có động cơ khí nén. Nguồn khí nén lấy từ hệ thống khí nén của nhà máy (nếu có) hoặc từ bình nén khí lư động. Dụng cụ làm sạch là bánh chải có các sợi kim loại có đường kính từ 0,5 đến 0,7mm. Bánh chải được lắp vào đầu trục của máy nhờ bầu cặp; chi tiết cần làm sạch được gá lên hai mũi tâm của thiết bị gá chuyên dùng tại xưởng hoặc trên êtô của bàn nguội. Khi mở máy chạy đủ tốc độ quy định ta tỳ nhẹ lực và di chuyển cho bánh chải qua lại trên vùng có màng ôxít sắt bao bọc trên chi tiết.
b) Thùng rửa chi tiết
Hình 17: Thiết bị rửa chi tiết
1- Thùng chứa chất liệu rửa chi tiết 2- Hệ thống ống dẫn
Hình 16: Máy mài cầm tay chạy bằng khí nén
1 5 4 7 CT CT CT CT 2 6 3
28 3- Các Van xả (tay khóa )
4- Động cơ điện xoay chiều
5- Bơm chất lỏng (loại bơm bánh răng hoặc cánh gạt) 6- Ngăn rửa.
7- Lưới lọc. - Nguyên lý làm việc:
Chất liệu làm sạch là chất lỏng được đổ vào ngăn (a) có lắp bơm đạt mức 2/3 chiều cao của lòng thùng; Chi tiết cần rửa sắp xếp trên dàn (a) của thùng chứa sao cho khoảng cách giữa các chi tiết là 30mm đến 50mm; vị trí đặt chi tiết trên dàn (a) chỉ được phép nằm trong khoảng có lỗ phun của ống dẫn. Trước khi mở máy phải đậy nắp thùng lại.
Đóng công tắc điện cho bơm làm việc ổn định vận tốc và từ từ mở van xả theo thứ tự từ hai phía của các ống dẫn gắn trên thành thùng và nắp thùng. Chất lỏng sẽ phun ra từ các lỗ của ống dẫn với vận tốc khoảng 100m/giây nhờ vậy bụi bẩn và dầu mỡ bôi trơn lâu ngày bị phân hủy và kết dính trên bề mặt của chi tiết sẽ được làm sạch. Chất lỏng sau khi làm sạch chi tiết được dẫn về ngăn (b) của thùng chứa thông qua màng lọc tinh chảy vào ngăn (a); Cặn bẩn nằm lại ngăn (b) của thùng chứa, do đó cứ sau 10 lần rửa chi tiết ta phải dọn sạch ngăn (b) một lần.
Để chi tiết được tẩy rửa toàn phần, sau khi mở van lần thứ nhất ta tắt động cơ của bơm và mở nắp thùng để xoay chi tiết đi một góc 180 rồi tiếp tục phun lần thứ hai. Sau khi đã rửa xong phải để nguyên chi tiết trong thùng khoảng 5 phút cho chất liệu trên chi tiết chảy hết mới lấy chi tiết ra.
b) Chất liệu dùng để tẩy rửa chi tiết:
Ta có thể sử dụng bảng dưới đây để chọn chất liệu khi rửa chi tiết của hộp tốc độ cho phù hợp với vật liệu chế tạo của chi tiết
Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy dầu hóa học
Kim loại tẩy dầu mỡ Thành phần dung dịch (g/l) Nhiệt độoc Thời gian Na OH Na2CO3 Na3PO4 . 12H2O Na2SiO 3
29 Đồng và hợp kim đồng Nhôm kẽm chì 10 15 50 60 20 25 50 60 20 25 3 5 5 10 80 90 20 40 Hoạt động 2: Thực hành: Làm sạch chi tiết
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Làm sạch các màng ô xúyt sắt có trên bề mặt của các chi tiết của cơ cấu
điều khiển bằng bánh chải và máy cầm tay chạy bằng khí nén.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Máy cầm tay chạy bằng khí nén; bình khí nén. - Bánh chải.
- Bàn nguội, êtô
Nguồn lực liên quan:
- Bản chỉ dẫn sử dụng máy cầm tay chạy bằng khí nén
- Tài liệu phát tay về an toàn khi làmm sạch chi tiết bằng bánh chải kim loại
1. Điều kiện an toàn
- Chi tiết cần làm sạch phải gá lắp chắc chắn lên thiết bị gá kẹp - Khi làm sạch phải đeo khẩu trang, găng tay
- Vị trí làm sạch phải bố trí ở cuối hướng gió để không ảnh hưởng đến người khác
2. Công tác chuẩn bị a. Gá lắp chi tiết lên êtô
b. Lắp ống nối dẫn khí nén của máy vào bình khí nén c. Gá lắp bánh chải vào máy
d. chạy thử máy làm sạch
3 Trình tự làm sạch
a. Làm sạch màng ô xúyt sắt trên các chi tiết trong cơ cấu phanh b. Làm sạch màng ô xúyt sắt trên các chi tiết trong cơ cấu cữ
30
Các chi tiết sau khi đã được làm sạch hết các màng ô xúyt sắt phải được bố trí theo cơ cấu và đúng vị trí quy định để thuận lợi cho công việc tẩy rửa dầu mỡ.
Hoạt động 3:Thực hành
Rửa các chi tiết của hệ thống điều khiển Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Chọn đúng loại chất liệu dùng rửa sạch dầu, mỡ bám trên các chi tiết
của hệ thống điều khiển bằng thùng rửa thông dụng đảm bảo yêu các chi tiết không còn dầu, mỡ bám trên bề mặt.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Thùng rửa.
- Chất liệu rửa dầu mỡ.
Nguồn lực liên quan:
- Bản chỉ dẫn sử dụng thùng rửa.
- Tài liệu phát tay về vật liệu chế tạo các chi tiết.
1. Điều kiện an toàn
a. Khi rửa chi tiết phải deo găng tay cao su; Khẩu trang.
b. Nắp thùng phải kiểm tra đảm bảo kín khít để không có sự văng té dầu ra ngoài. c. Sau mỗi lần rửa, tắt bơm và để khoảng 5 phút để dầu trên chi tiết và thành thùng ngưng đọng hết về khoang chứa mới lấy chi tiết ra.
2. Công tác chuẩn bị
a. Kiểm tra thùng rửa:
Nắp thùng phải đảm bảo kín khít; các van xả ở vị trí không làm việc. b. Kiểm tra bơm và công tắc điện:
Bơm làm việc đúng chiều quay, không có tiếng ồn. c. Đổ chất liệu đã chọn vào ngăn chứa:
Đảm bảo lượng chất lỏng làm sạch chiếm 2/3 thể tích ngăn chứa.
3. Trình tự thực hiện
31
- Sắp xếp các chi tiết vào dàn rửa của thùng: khoảng cách giữa các chi tiết là 30mm.
- Đậy nắp thùng: Cài mấu giữ nắp thùng vào thân thùng.
- Mở bơm: Đóng công tắc động cơ điện cho bơm làm việc đạt vòng quay ổn định
- Mở van xả: Thứ tự mở các van phía trước. tiếp tục mở van phía sau và van phía trên của nắp thùng, mỗi van mở trong khoảng 30 - 40 giây rồi đóng lại mới mở van tiếp theo.
- Xoay chi tiết ở vị trí rửa thứ hai: Sau khi phun rửa lần thứ nhất ta tắt động cơ điện để ngừng hoạt động của bơm trong vòng 5 phút, sau đó mở nắp thùng và xoay chi tiết đi một góc 1800để rửa lần thứ hai.
- Lấy chi tiết ra: Các chi tiết rửa xong được lấyra để̉ vào nơi quy đi ̣nh. b. các chi tiết của cơ cấu cữ.
Trình tự thực hiện các bước giống như khi rửa các chi tiết của cơ cấu điều khiển hô ̣p tốc độ.
c. kết thúc công việc rửa: Sau khi rửa xong phải kiểm tra xem còn có những chi tiết nào chưa sạch vì màng dầu, mỡ bám quá chắc ta dùng mũi cạo để tẩy và rửa lại bằng tay.
Hoạt động 4: Thực hành
Thổi khô chi tiết
Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Thổi khô các chi tiết của hệ thống điều khiển bằng khí nén đạt yêu cầu
không còn chất liệu làm sạch bám trên chi tiết.
1. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Máy cầm tay chạy bằng khí nén; bình khí nén - Bàn sửa chữa
- Khay để chi tiết
2. Nguồn lực liên quan:
- Bảng chỉ dẫn sử dụng máy nén khí
32
1. Điều kiện an toàn
a. Vị trí thổi khô chi tiết bằng khí nén phải đúng nơi quy định, không được hướng thổi về phía có người.
b. Căn cứ vào độ lớn của chi tiết để bố trí cách thổi cho phù hợp, không làm cho chi tiết va đập vào nhau trong khi thổi.
c. Kết thúc việc thổi phải đóng van xả mới di chuyển hướng thổi (không được cầm vòi khí nén quay quanh trong không gian làm việc).
2. Công tác chuẩn bị:
a. Kiểm tra nơi thổi bằng khí nén: Phải đảm bảo khô ráo, không có người làm việc phía trước hướng thổi.
b. Kiểm tra máy và bình khí nén: Dây dẫn từ bình đến vị trí thổi phải đủ; Áp suất trog bình nén khí phải đủ áp quy định.
3. Trình tự thực hiện
a. Thổi khô các chi tiết của cơ cấu phanh.
- Sắp xếp các chi tiết vào vị trí để thổi khí nén. - Điều chỉnh áp suất cần để thổi khô các chi tiết. - Thổi kho các chi tiết.
- Tắt máy thổi khí nén.
- Lấy các chi tiết ra khỏi vị trí thổi và để vào nơi quy định. b. Thổi khô các chi tiết của cơ cấu cữ
Trình tự thực hiện như khi thổi khô các chi tiết của cơ cấu phanh.
c. Kết thúc công việc thổi khô chi tiết: Các chi tiết sua khi đã được thổi khô phải kiểm tra lần cuối sao cho trên bề mặt không còn bụi bẩn, ẩm ướt; Nếu có phải dùng dẻ khô lau sạch và chuyển đến vị trí để kiểm tra.
Hoạt động 4: Thực hành
Kiểm tra chất lượng chi tiết Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Kiểm tra các chi tiết của hệ thống phanh, cữ; xác định mức độ sai hỏng
và phân loại ra các dạng: Những chi tiết dùng lại, những chi tiết phải thay thế, những chi tiết cần bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.
33
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Bàn sửa chữa. - Khay đựng chi tiết. - Thước cặp 1/20; Panme. - Giẻ lau.
- Dầu công nghiệp.
Nguồn lực liên quan:
- Tài liệu phát tay về các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết. - Giấy bút ghi chép các thông số kiểm tra.
1. Điều kiện an toàn
a. Các dụng cụ đo trước khi đo kiểm phải dùng dẻ lau sạch bề mặt tiếp xúc với chi tiết.
b. Trong quá trình đo không được làm rơi hay va chạm mạnh vào dụng cụ đo.
2. Công tác chuẩn bị
a. Chuẩn bị dụng cụ đo: Nhận đủ các loại dụng cụ đo cần thiết để kiểm tra chi
tiết.
b. Chuẩnbị giấy bút ghi chép kết quả đo.
c. Đọc và ghi nhớ các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết cần kiểm tra: Sai lệch kích thước, độ không song song, độ không vuông góc cho phép.v.v.
3. Trình tự thực hiện
a. Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu phanh. b. Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu cữ.
c. So sánh các kết quả kiểm tra với chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết.
c. Phân loại chi tiết: Những chi tiết dùng lại, những chi tiết phải thay thế, những chi tiết cần bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.
4. Kết thúc công việc kiểm tra
Sau khi kiểm tra và phân loại xong phải sắp xếp các chi tiết vào các khay đựng quy định để thuận tiện cho các công việc bảo dưỡng và sửa chữa tiếp theo.
34
Bài 4 Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế Giới thiệu:
Bài học có nội dung cung cấp một số kiến thức cơ bản về các phương pháp công
nghệ áp dụng khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ chi tiết, luyện tập các kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ cho các chi tiết trong hệ thống phanh, cữ của máy điển hình, trên cơ sở đó vận dụng vào quá trình bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ cho các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật.
Mục tiêu thực hiện:
- Lựa chọn được phương án công nghệ để sửa chữa nhỏ chi tiết phù hợp với điều kiện tại phân xưởng;
- Bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của chi tiết bằng các dụng cụ thông dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết;
- Chọn chi tiết thay thế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chức năng làm việc; - Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc.
Nội dung chính:
1. Các phương pháp công nghệ áp dụng cho bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi tiết. 2. Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống phanh, cữ.
3. Lựa chọn chi tiết thay thế đảm bảo điều kiện làm việc.
4. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh, cữ.
Hoạt động 1: Học lý thuyết
Các phương pháp công nghệ áp dụng cho bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi tiết